Tin tức

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu có nguy hiểm không?

Ngày 11/06/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Thuốc tránh thai khẩn cấp là lựa chọn phổ biến của nhiều chị em phụ nữ khi không mong muốn có thai ngoài kế hoạch trong những tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của phụ nữ cũng như khả năng sinh sản. Trong đó, tình trạng uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu khiến nhiều chị em lo lắng, nguyên nhân nào gây ra?

1. Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu có sao không?

Thuốc tránh thai khẩn cấp là giải pháp tốt để tránh thai sau khi bạn gái quan hệ tình dục không an toàn hoặc muốn tối ưu hiệu quả tránh thai. Nhiều nghiên cứu chứng minh, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp nhìn chung khá an toàn với sức khỏe của phụ nữ, song một số người có thể gặp phải những tác dụng phụ của thuốc. Chảy máu âm đạo sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp cũng là tình trạng thường gặp.

Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu

Thuốc tránh thai khẩn cấp giúp tránh thai sau khi quan hệ không an toàn

Nhìn chung, hiện tượng uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu khá thường gặp và không nguy hiểm, có thể xảy ra ở một số chị em phụ nữ nhất định khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Nguyên nhân gây ra tình trạng này như sau:

Thuốc tránh thai khẩn cấp bổ sung estrogen và progestin, đây là hai hormone chính duy trì kinh nguyệt và sự rụng trứng. Hoạt động quá mức của hai hormone này có thể gây chảy máu âm đạo, đây là tình trạng khá thường gặp. Tình trạng này thường không kéo dài và kết thúc khi bạn hành kinh trở lại.

Ra máu do uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thể là phản ứng tự nhiên

Ra máu do uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thể là phản ứng tự nhiên

Song cần cẩn thận nếu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, bạn không chỉ ra máu âm đạo mà có những dấu hiệu bất thường khác như:

  • Đau bụng dưới.

  • Ra cục máu đen.

  • Dịch tiết và máu âm đạo có mùi hôi bất thường.

Ra máu nhiều có thể gây mất máu, cần sớm đến cơ sở y tế để được cấp cứu cầm máu và tìm nguyên nhân gây xuất huyết. Rất có thể dù sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, bạn vẫn có tỉ lệ mang thai và dẫn đến những bất thường này.

2. Làm gì khi ra máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp?

Hầu hết trường hợp bị chảy máu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp không kéo dài và nghiêm trọng. Lượng máu thường ra khá ít, có thể ít hơn hoặc nhiều như khi hành kinh bình thường. Cùng với đó là triệu chứng đau căng ngực, đau bụng dưới, cơ thể mệt mỏi,… Lúc này, bạn cần nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn, tình trạng này sẽ sớm biến mất.

Tuy nhiên nếu sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, bạn bị chảy máu đi kèm với đau bụng quằn quại, chóng mặt, thiếu máu,… thì có thể vấn đề nghiêm trọng hơn. Lúc này, chị em sẽ cần tới sự hỗ trợ của bác sĩ để cầm máu, tìm nguyên nhân gây chảy máu để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Dù thuốc tránh thai có hiệu quả tránh thai khá tốt nhưng vẫn có tỉ lệ thấp chị em vẫn mang thai. Chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu mang thai. Hãy đi kiểm tra nếu sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp, kinh nguyệt tới muộn sau 1 tháng.

Chảy máu thường xuất hiện trong thời gian ngắn sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp

Chảy máu thường xuất hiện trong thời gian ngắn sau khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp

3. Lưu ý cần nhớ khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

Như vậy, sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp thường không gây chảy máu âm đạo nghiêm trọng, hãy theo dõi và yên tâm nếu tình trạng này không kéo dài. Để tăng cường hiệu quả của thuốc và giảm tác dụng phụ, hãy lưu ý một số vấn đề sau:

3.1. Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp đúng theo chỉ dẫn

Thuốc tránh thai khẩn cấp cần sử dụng khi bạn gái quan hệ tình dục không an toàn, có nguy cơ cao mang thai. Thuốc tránh thai chứa một số thành phần có tác dụng cản trở quá trình thụ tinh cũng như làm tổ của trứng đã thụ tinh.

Để đảm bảo hiệu quả cũng như ngăn ngừa tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp, hãy sử dụng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và thông tin hướng dẫn trên vỏ thuốc. Tùy từng loại thuốc mà bạn có thể cần uống một hoặc hai viên, hãy lưu ý thời gian uống theo chỉ dẫn và thực hiện đúng.

3.2. Xử lý nôn sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp

Nhiều người khá mẫn cảm với thuốc, dễ bị nôn mửa, buồn nôn, khó nuốt mọi loại thuốc trong đó có thuốc tránh thai khẩn cấp. Song nếu nôn mửa không phải là phản ứng tự nhiên của hệ hô hấp, hãy lưu ý theo dõi và tới bệnh viện khám sớm.

3.3. Kiểm tra mang thai

Mặc dù có hiệu quả tránh thai khá tốt song vẫn có tỉ lệ nhỏ người dùng thuốc tránh thai khẩn cấp vẫn có thể mang thai. Chảy máu là một trong những dấu hiệu sớm của mang thai, vì thế hãy đi kiểm tra nếu bạn thấy kinh nguyệt đến trễ nhiều tuần.

3.4. Sử dụng biện pháp tránh thai khác

Mặc dù hiệu quả cao, thuận tiện cho nhiều phụ nữ không muốn mang thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn song các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp kéo dài. Điều này sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và khả năng sinh sản nói riêng.

Nếu muốn tránh thai an toàn, không gặp tác dụng phụ như chảy máu âm đạo, hãy tham khảo các biện pháp tránh thai khác như: đặt vòng âm đạo, sử dụng bao cao su, sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày,…

3.5. Tầm soát bệnh lây qua đường tình dục

Đôi khi dấu hiệu chảy máu không phải do sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp là mà bệnh lý lây qua đường tình dục. Nhất là khi bạn có đi kèm với triệu chứng ngứa âm đạo, tiết dịch bất thường (màu sắc, mùi hôi),… thì cần làm xét nghiệm kiểm tra.

Các bác sĩ thường xét nghiệm dịch âm đạo để tìm vi khuẩn, virus hoặc nấm gây bệnh đường tình dục. Các bệnh dễ lây qua đường tình dục và nguy hiểm bao gồm: giang mai, herpes sinh dục, HIV,…

Cẩn thận bệnh lây truyền qua đường tình dục gây chảy máu âm đạo

Cẩn thận bệnh lây truyền qua đường tình dục gây chảy máu âm đạo

Như vậy, uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu có thể do bất thường nội tiết tố do thuốc hoặc do nguyên nhân bệnh lý khác. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nghi ngờ có vấn đề sức khỏe thì nên sớm đi gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị. Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây một vài rủi ro sức khỏe, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm loại thuốc phù hợp.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.