Tin tức
Xét nghiệm anti HCV - những thông tin không nên bỏ qua
- 02/05/2020 | Tầm quan trọng của xét nghiệm HCV genotype trong bệnh viêm gan C
- 17/05/2020 | Xét nghiệm HCVAb trong chẩn đoán bệnh viêm gan C
1. Hiểu về bệnh viêm gan C
Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Hepatitis C (HCV). Virus này xâm nhập vào tế bào gan rồi làm cho tế bào gan bị phá hủy khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn. Bệnh có thể lây nhanh qua đường tình dục, đường máu hoặc lây từ mẹ sang cho con.
Virus HCV gây bệnh viêm gan C
Bệnh viêm gan C có diễn tiến âm thầm và hầu như không gây ra triệu chứng gì đặc biệt cho đến khi virus gây bệnh khiến cho gan bị tổn thương nghiêm trọng. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus ủ bệnh khoảng 12 - 40 ngày rồi nhân lên phá hủy tế bào gan. Có khoảng 70% người bị viêm gan C có thể không có triệu chứng gì, số còn lại sẽ chuyển sang viêm gan mạn tính.
Khi không được điều trị kịp thời, viêm gan C có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hại:
- Viêm gan cấp, viêm gan mạn tính tác động xấu đến chức năng gan.
- Xơ gan khiến cho chức năng gan bị suy giảm trầm trọng và biến chứng hôn mê gan, chảy máu đường tiêu hóa,...
- Tiến triển bệnh ung thư gan (có khoảng 25% bệnh nhân viêm gan C mạn tính đối mặt với nguy cơ này).
- Gây tử vong cho khoảng 1 - 5% người nhiễm bệnh.
2. Xét nghiệm anti HCV - những thông tin cần biết
2.1. Xét nghiệm HCV dành cho ai?
Anti HCV là một loại kháng thể được hệ miễn dịch tạo ra để chống lại virus HCV. Kháng thể này xuất hiện sau khi virus viêm gan C xâm nhập vào cơ thể 1 - 2 tuần và tiếp tục tồn tại sau đó. Xét nghiệm anti HCV là kỹ thuật tìm kháng thể chống virus viêm gan C để sàng lọc, tầm soát bệnh lý này.
Chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, tất cả những ai ở độ tuổi từ 18 trở lên đều nên tầm soát viêm gan C, nhất là thai phụ và người từng tiếp xúc với máu hay dùng chung kim tiêm với người khác.
Xét nghiệm anti HCV trên mẫu bệnh phẩm giúp tìm ra sự hiện diện của virus gây viêm gan C
Xét nghiệm anti HCV nên thực hiện với các trường hợp sau:
- Bất thường về chức năng gan kèm theo triệu chứng: vàng da, mệt mỏi, nước tiểu màu sẫm, ăn không cảm thấy ngon miệng, đại tiện phân màu đất sét, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, đau khớp, sốt,…
- Người có tiền sử gia đình với viêm gan C.
- Có chồng/vợ/người yêu đã được chẩn đoán bị viêm gan C.
- Đang mắc HIV/AIDS.
- Đã từng bị giam giữ.
- Từng chạy thận nhân tạo dài ngày.
Ngoài những đối tượng trên đây thì người đã từng bị Covid-19 xuất hiện triệu chứng: buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy,... cũng nên làm xét nghiệm anti HCV vì hậu Covid, tỷ lệ tổn thương gan dao động trong khoảng 15% - 53% xuất phát từ sự tác động trực tiếp của virus hoặc việc dùng thuốc để điều trị bệnh.
2.2. Quy trình xét nghiệm HCV diễn ra như thế nào?
Anti HCV được thực hiện từ mẫu bệnh phẩm là máu của người được xét nghiệm. Trước khi lấy máu, người được xét nghiệm không cần nhịn ăn. Kỹ thuật viên y tế sẽ lấy máu từ tĩnh mạch cánh tay để gửi đến phòng xét nghiệm và phân tích nó trên máy. Kết quả xét nghiệm sẽ được trả trong khoảng 1.5h - 2 giờ.
2.3. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm anti HCV
Sau khi mẫu bệnh phẩm được máy phân tích xong sẽ cho ra kết quả xét nghiệm anti HCV với 2 trường hợp sau:
- Anti HCV Negative: kết quả xét nghiệm âm tính, cơ thể không tồn tại kháng thể kháng lại virus HCV, người được xét nghiệm không và chưa từng mắc bệnh lý này.
- Anti HCV Positive: kết quả xét nghiệm dương tính, cơ thể có sự tồn tại của kháng thể kháng lại virus HCV với một trong 2 trường hợp:
+ Đang bị viêm gan C.
+ Đã từng bị viêm gan C nhưng đã tự khỏi.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - đơn vị y tế đầu tiên ở nước ta được cấp chứng chỉ CAP là địa chỉ uy tín để thực hiện xét nghiệm HCV
Muốn biết chính xác người được xét nghiệm có bị nhiễm viêm gan C không thì cần thực hiện thêm các xét nghiệm như HCV-RNA. Một số trường hợp anti HCV cho kết quả âm/dương tính giả nhưng rất hiếm, khi đó nếu thấy nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm khác. Có trường hợp, ban đầu xét nghiệm anti HCV cho kết quả âm tính nhưng khoảng 1 - 2 tháng sau lại dương tính là do virus gây bệnh thường xuất hiện muộn sau khi đã bị mắc bệnh.
2.4. Đôi điều cần lưu ý khi làm xét nghiệm HCV
Trước khi thực hiện xét nghiệm anti HCV, người được xét nghiệm cần:
- Thông báo với bác sĩ về việc mình đang dùng thuốc cùng tên thuốc đang dùng (nếu có) để bác sĩ xem xét về khả năng ảnh hưởng của thuốc đến kết quả xét nghiệm và đưa ra hướng dẫn phù hợp.
- Nhớ lại và nói cho bác sĩ biết một cách chính xác về việc đã từng làm khiến cho cơ thể có nguy cơ bị nhiễm virus HCV cao.
Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, tại khu vực lấy máu có thể sẽ đau và có vết bầm. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ nhanh hết và không gây ra hệ lụy gì nên không cần lo lắng.
Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế triển khai dịch vụ xét nghiệm anti HCV. Tuy nhiên, muốn nhận được kết quả xét nghiệm với tính chính xác cao trong khoảng thời gian ngắn thì tốt nhất bạn nên tham khảo để đến đúng địa chỉ uy tín. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một gợi ý đáng để bạn lựa chọn thực hiện xét nghiệm HCV vì:
- Sở hữu trung tâm xét nghiệm tự động với thiết bị y khoa tiên tiến, được cấp 2 chứng chỉ quốc tế là ISO 15189:2012 và CAP dành cho những phòng Lab chất lượng nên đảm bảo mang đến xét nghiệm có kết quả chính xác.
- Đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên và bác sĩ thực hiện xét nghiệm giỏi trình độ chuyên môn, kinh nghiệm dày dặn và luôn tư vấn rất tận tâm.
- Kỹ thuật viên lấy mẫu xét nghiệm chuyên nghiệp, an toàn.
- Có thể đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi phù hợp với thời gian của bạn.
- Chi phí xét nghiệm bằng với mức giá xét nghiệm được niêm yết tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, chỉ thu thêm 10.000 đồng/lần đến tận nơi lấy mẫu.
- Kết quả được trả dưới nhiều hình thức, được tư vấn và giải đáp cụ thể về thông tin có trong xét nghiệm.
Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về xét nghiệm anti HCV, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tổng đài 1900 56 56 56. Tại đây, quý khách sẽ được đội ngũ chuyên gia y tế của bệnh viện chia sẻ đầy đủ thông tin về vấn đề mà quý khách quan tâm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!