Tin tức
Xét nghiệm osteocalcin trong bệnh loãng xương
- 25/11/2017 | Máy DEXA scan - Giải pháp chẩn đoán chính xác loãng xương và cấu trúc cơ thể
- 05/06/2017 | MEDLATEC: Điều trị loãng xương trong 15 phút, hiệu quả 12 tháng
- 28/04/2016 | MEDLATEC miễn phí đo loãng xương gót chân nhân dịp khai trương cơ sở mới
- 05/09/2015 | Loãng xương - Dùng thuốc thế nào cho an toàn
- 02/07/2015 | Bệnh loãng xương đã có biện pháp điều trị hiệu quả
1. Bệnh loãng xương (osteoporosis)
Bệnh loãng xương là hiện tượng xương mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần khiến xương giòn hơn, dễ gãy và tổn thương. Các vị trí gãy xương do loãng xương thường xảy ra ở xương hông, cột sống và cổ tay. Một số trường hợp xương bị gãy có thể không lành lại được đặc biệt là xương hông.
Dấu hiệu bệnh thường biểu hiện không rõ ràng cho đến khi xương trở nên yếu dần, dễ gãy khi gặp những chấn thương nhẹ như trẹo chân, va đập, té ngã. Loãng xương là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người lớn tuổi.
Loãng xương làm cho xương ở cột sống có thể bị xẹp hay còn gọi là gãy lún. Biểu hiện bệnh thường có cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, đi khom và gù lưng.
2. Vai trò của osteocalcin trong bệnh loãng xương
Osteocalcin là một protein gắn kết calci chuyên biệt cho xương phụ thuộc vào vitamin K, đây là thành phần protein không collagen nhiều nhất được tìm thấy ở xương. Cấu trúc của osteocalcin gồm 49 acid amin có trọng lượng phân tử khoảng 5800 Da. Osteocalcin được cấu thành từ 3 dư lượng acid γcarboxyglutamic (bone GLA protein, BGP). Đây là một trong những protein có nhiều nhất trong xương và được sản xuất bởi các nguyên bào xương. Ngoài ra, các nguyên bào răng và tế bào sụn phì đại cũng có khả năng tổng hợp osteocalcin.
Sự tổng hợp Osteocalcin phụ thuộc vitamin K và được điều hòa bởi 1,25 - dihydroxyvitamin D. nó có thời gian bán hủy ngắn khoảng 5 phút, bị phân hủy nhanh chóng thành các đoạn gãy. Trong máu, protein này bao gồm phân tử osteocalcin nguyên vẹn và các đoạn gãy. Khi osteocalcin được đưa vào chất nền xương thì một số đoạn gãy của nó vẫn được phóng thích trong quá trình hủy xương.
Sau khi giải phóng từ nguyên bào xương, osteocalcin được hấp thu vào trong nền xương đồng thời còn đổ vào hệ tuần hoàn. Do đó, nồng độ osteocalcin huyết thanh (huyết tương) không chỉ liên quan đến tỷ lệ luân chuyển xương ở nhiều rối loạn về chuyển hóa xương, đặc biệt là loãng xương, mà còn trong chứng cường tuyến cận giáp nguyên phát và thứ phát hoặc bệnh Paget.
Xét nghiệm định lượng osteocalcin có thể giúp theo dõi điều trị với các thuốc chống hủy xương (nhóm biphosphonat hoặc liệu pháp thay thế nội tiết tố, HRT) như ở các bệnh nhân bị loãng xương.
3. Cách lấy mẫu xét nghiệm và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm osteocalcin
- Mẫu xét nghiệm là huyết thanh hoặc huyết tương, bệnh nhân không cần nhịn ăn trước khi lấy máu.
- Không sử dụng các mẫu bị bất hoạt bởi nhiệt.
- Không sử dụng mẫu thử và mẫu chứng được ổn định bằng azide. Đảm bảo nhiệt độ của các mẫu bệnh phẩm và mẫu chuẩn ở 20 - 25 °C trước khi tiến hành đo.
- Do có khả năng xảy ra các hiệu ứng bay hơi, các mẫu bệnh phẩm và mẫu chuẩn trên các thiết bị phân tích phải được đo trong vòng 2 giờ.
Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm:
- Tán huyết gây nhiễu kết quả. Hồng cầu chứa protease làm giáng hóa osteocalcin.
- Trường hợp bệnh nhân dùng liều cao biotin (> 5mg/ngày) không nên lấy mẫu tối thiểu 8 giờ sau khi dùng liều biotin cuối. Các mẫu bệnh phẩm có nồng độ cao (nồng độ Osteocalcin lên đến 4200 ng/mL) cũng không làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
4. Giá trị tham chiếu và chỉ định xét nghiệm
Khoảng tham chiếu phụ thuộc vào xét nghiệm.Có thể tham khảo giá trị dưới đây:
- Phụ nữ khỏe mạnh:
+ Giai đoạn tiền mãn kinh, >20 tuổi : 11 - 43 ng/mL.
+ Giai đoạn sau mãn kinh (không HRT): 15 - 46 ng/mL.
- Bệnh nhân loãng xương: 13 - 48 ng/mL.
- Nam giới khỏe mạnh:
+ 18 - <30 tuổi: 24 - 70 ng/ml.
+ 30 - 50 tuổi: 14 - 42 ng/ml.
+ > 50 - 70 tuổi: 14 - 46 ng/ml.
Đối với các trường hợp bệnh nhân bị suy thận, nồng độ osteocalcin có thể gia tăng do cả hai nguyên nhân, trực tiếp do suy giảm độ thanh lọc và gián tiếp do loạn dưỡng xương do thận.
Chỉ định xét nghiệm osteocalcin trong các trường hợp sau:
- Đánh giá tình trạng tạo xương trong các bệnh lý xương.
- Phát hiện các đối tượng có nguy cơ bị loãng xương.
- Theo dõi tình trạng chuyển hóa xương ở phụ nữ trong và sau khi mãn kinh.
5. Phòng ngừa bệnh loãng xương
Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng, chỉ phát hiện cho đến khi xương bị gãy. Hiện nay, bệnh loãng xương có thể phòng ngừa, đồng thời những người đã bị loãng xương vẫn có thể ngăn ngừa và làm chậm tiến triển của bệnh, nhờ đó làm giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Có thể phòng ngừa loãng xương mỗi ngày bằng cách bổ sung qua thực phẩm hoặc qua các thuốc giúp bổ sung calci, lưu ý khi bổ sung qua thuốc cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D qua các loại thức ăn hàng ngày, ví dụ:
- Các loại tôm, cua, cá,... kho nhừ, ăn cả vỏ và xương, các loại rau xanh như: rau muống, rau dền, súp lơ,... Ngoài ra sữa và các chế phẩm từ sữa cũng là nguồn cung cấp canxi dồi dào và quan trọng nhất.
- Các loại thực phẩm giàu vitamin D như nấm, cá hồi trứng, sữa,...
- Ngoài ra cần bổ sung thêm magie và vitamin K qua các loại thực phẩm như các loại hạt, đậu, các loại rau màu xanh đậm như bắp cải, súp lơ xanh,...
Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa sớm bệnh loãng xương: tập thái cực quyền, yoga giúp làm tăng độ mềm dẻo của cơ bắp.
Thay đổi các thói quen là yếu tố nguy cơ gây loãng xương như hút thuốc lá, uống rượu bia, hạn chế sử dụng các loại đồ hộp và nước ngọt.
Ngoài ra, tình trạng thiếu cân hay suy dinh dưỡng cũng làm tăng nguy cơ mất xương. Người bị béo phì cũng có nguy cơ bị loãng xương. Vì vậy, kiểm soát cân nặng hợp lý cũng là yếu tố giúp phòng ngừa loãng xương.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!