Tin tức

Xét nghiệm sán dây lợn bằng cách nào? Nên hay không?

Ngày 01/05/2024
Lương Thanh Thủy
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh

Xét nghiệm sán dây lợn bằng cách nào? Khi nào cần kiểm tra?

Sán dây lợn khi xâm nhập vào cơ thể thường ít khi gây nên triệu chứng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp sán tấn công não và tim, gây nên biến chứng nguy hiểm. Xét nghiệm sán dây lợn là nhu cầu của rất nhiều người khi nghi ngờ ăn phải thực phẩm chứa trứng hoặc ấu trùng sán lợn. Vậy cụ thể, có nên làm xét nghiệm này không, thực hiện bằng cách nào,... MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi đó trong chia sẻ sau đây.

1. Khái quát về sán dây lợn

Sán dây lợn là một loại sán dây có kích thước 2 - 4m (thậm chí có thể lên đến 8m) với 300 - 1000 đốt được chia thành phần đầu, phần cổ và phần đốt sán. Loại sán này có đầu nhỏ chừng 1mm, hình cầu, có chùy là 2 hàng móc. Mỗi đốt sán đều có lỗ sinh dục ở bên hông.

Sán dây lợn có khả năng bám sát vào niêm mạc ruột non của con người là nhờ vào móc và đĩa hút mà chúng sở hữu. Tại đây, chúng sẽ nhanh chóng hấp thu dinh dưỡng để phát triển, sinh sôi.

Mô phỏng hình dáng các bộ phận của sán dây lợn

2. Xét nghiệm sán dây lợn: những điều cần quan tâm

2.1. Các phương pháp xét nghiệm sán dây lợn

Hiện nay, các phương pháp xét nghiệm sán dây lợn thường được áp dụng gồm:

- Xét nghiệm soi phân: lấy mẫu bệnh phẩm là phân để tìm trứng sán dây lợn. Xét nghiệm có độ nhạy 30 - 50%. Muốn phát hiện trứng sán hoặc đốt sán một cách chính xác cần lấy mẫu phân liên tiếp 3 ngày để làm xét nghiệm.

- Xét nghiệm máu: cho kết quả bạch cầu ái toan tính tăng 11 -12%, khi sán bước vào giai đoạn trường thành, tỷ lệ này sẽ trở về mức bình thường.

- Xét nghiệm ELISA: phát hiện kháng nguyên và kháng thể ấu trùng sán dây lợn qua mẫu máu.

- Sinh thiết: thực hiện với các trường hợp nghi ngờ sán dây lợn tồn tại bên dưới cơ hoặc da. Tại vị trí nghi ngờ, bác sĩ sẽ lấy mẫu da để thực hiện sinh thiết.

2.2. Mức độ cần thiết của xét nghiệm sán dây lợn

2.2.1. Xét nghiệm sán dây lợn: khi nào cần?

Người nhiễm bệnh có thể nghĩ đến phương án làm xét nghiệm sán dây lợn khi có các dấu hiệu:
- Rối loạn tiêu hóa, đại tiện ra đốt sán, đau bụng triền miên,...

- Da nổi cục, nổi sần.

- Nổi cục trong kết mạc, mi mắt, hốc mắt,...

- Đau đầu, động kinh, co giật, liệt chân hoặc tay, hôn mê,...

Chỉ nên làm xét nghiệm sán dây lợn khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa

2.2.2. Không nên lạm dụng xét nghiệm sán dây lợn

Chuyên gia y tế khuyến cáo, xét nghiệm sán dây lợn không có ý nghĩa chẩn đoán khẳng định cao, không nên lạm dụng. Hiện nay, phương pháp xét nghiệm phổ biến nhất là kỹ thuật ELISA nhưng chỉ phát hiện được kháng nguyên và kháng thể của ấu trùng sán dây lợn. Nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính thì chỉ có thể khẳng định về khả năng phơi nhiễm với trứng sán do ăn uống phải đồ ăn, thức uống chứa trứng sán, không phải do ăn thịt lợn có ấu trùng sán.

Muốn khẳng định người bệnh bị nhiễm sán dây lợn trưởng thành do ăn thịt lợn thì cần xét nghiệm bằng mẫu phân để tìm đốt sán trưởng thành. Trường hợp này, chỉ kết luận nhiễm sán dây lợn trưởng thành khi quan sát mẫu phân tìm thấy sự hiện diện của đốt sán.

Các trường hợp được khuyến nghị có triệu chứng nên được xét nghiệm sán dây lợn ở trên dù có kết quả dương tính thì vẫn cần thực hiện thêm các hình thức chẩn đoán cận lâm sàng khác mới có đủ căn cứ khẳng định về khả năng nhiễm sán dây lợn.

Kết quả xét nghiệm sán dây lợn dương tính không đồng nghĩa với việc người bệnh bị nhiễm sán lợn vì khi cơ thể đã đào thải được sán ra ngoài thì một thời gian rất lâu sau đó xét nghiệm vẫn nhận được kết quả như vậy.

Người không có dấu hiệu nhiễm sán dây lợn nhưng kết quả xét nghiệm dương tính có nghĩa là người bệnh đã từng nhiễm giun sán chứ không khẳng định tại thời điểm xét nghiệm họ có bị nhiễm sán lợn hay không.

Các trường hợp xét nghiệm sán dây lợn bằng kỹ thuật ELISA cho kết quả dương tính chỉ được phép điều trị khi người bệnh có dấu hiệu rõ ràng. Trường hợp không có dấu hiệu chỉ cần theo dõi tại nhà.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, không chỉ sán dây lợn mà các loại giun sán nói chung cần có thời gian ủ bệnh chứ không xuất hiện dấu hiệu tức thì. Chưa kể đến, hầu hết các loại giun sán sẽ bị đào thải khỏi cơ thể vào một thời gian sau đó, nếu xét nghiệm trong khoảng thời gian mới đào thải giun sán thì vẫn cho kết quả dương tính.

3. Phương pháp phòng ngừa nhiễm sán dây lợn

Hướng dẫn cách thức phòng ngừa bệnh sán dây lợn

Muốn phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm sán dây lợn, biện pháp cần làm gồm:

- Không ăn thịt lợn nấu chưa chín hoặc chín chưa kỹ.

- Định kỳ thực hiện tẩy giun 3 - 6 tháng/ lần.

- Luôn ăn chín, dùng thực phẩm sạch.

- Uống nước đun sôi.

Trường hợp nghi ngờ bị nhiễm sán dây lợn, thay vì vội vàng làm xét nghiệm sán dây lợn, hãy dùng thuốc tẩy giun. Các loại thuốc tẩy giun có thể sử dụng gồm: mebendazol, albendazol, pyrantel.

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, nếu ở trong điều kiện nhiệt độ 75 độ C với thời gian 5 phút, hoặc 100 độ C với thời gian 2 phút, ấu trùng sán dây lợn sẽ chết. Vì thế, phương pháp phòng ngừa sán dây lợn hiệu quả nhất vẫn là đảm bảo ăn chín và uống sôi.

Người bệnh nghi ngờ bị nhiễm sán dây lợn nếu băn khoăn về việc có nên làm xét nghiệm sán dây lợn hay không thì tốt nhất nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có được chỉ định phù hợp.

Hệ thống Y tế MEDLATEC với Trung tâm Xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế và các phòng xét nghiệm đạt chứng nhận ISO 15189:2012, là địa chỉ uy tín để khách hàng tin tưởng làm xét nghiệm sán dây lợn. Quý khách hàng đang băn khoăn về xét nghiệm sán dây lợn có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể có nên làm xét nghiệm này hay không, lựa chọn phương pháp nào phù hợp nhất,...

Ngoài ra, qua thông tin được khách hàng chia sẻ, với trường hợp cần thiết, MEDLATEC sẽ có chuyên gia y tế tư vấn cụ thể phương án xử trí giun sán hiệu quả để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của quý khách.

 

BS Chỉnh đã duyệt

 

 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ