Tin tức

Xét nghiệm giun sán giúp phát hiện tình trạng nhiễm giun sán

Ngày 21/01/2020
CN. Nguyễn Thị Nhung - Trung tâm Xét nghiệm
Thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc là nguyên nhân trực tiếp làm gia tăng tỷ lệ bệnh lý nhiễm giun sán ở nước ta. Xét nghiệm giun sán thường được chỉ định để theo dõi tình trạng bệnh lý này, cùng MEDLATEC tìm hiểu về xét nghiệm giun sán qua bài viết sau đây. 

1. Nhiễm giun, sán: nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Giun, sán là các động vật đa bào, sống ký sinh trong cơ thể động vật và con người chủ yếu ở đường tiêu hóa như: tá tràng, ruột non, ruột già, hậu môn. Ngoài ra giun/sán còn ký sinh lạc chỗ ở các cơ quan khác như: tim, phổi, mắt, cơ,.... Khi chúng ở giai đoạn trưởng thành thường có kích thước lớn, như giun đũa có chiều dài khoảng từ 15 - 30cm. 

Tỷ lệ nhiễm giun, sán ở nước ta tương đối cao, ở nam giới tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn hơn nữ giới. 

Nhiễm giun, sán được chia thành 2 loại chính: Giun, sán ký sinh trong thành ruột và giun, sán ký sinh ngoài ruột (ở các cơ quan nội tạng, trong máu,...).

1.1. Nguyên nhân gây nhiễm giun, sán

Có 2 nguyên nhân chính gây nhiễm giun, sán: 

Điều kiện khí hậu ở nước ta là nhiệt đới ẩm, gió mùa rất thuận lợi cho các loại giun, sán sinh sôi và phát triển. 

Thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, mất vệ sinh, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm giun, sán. 

Nguyên nhân gây nhiễm giun, sán ở người là khí hậu và thực phẩm bẩn

Nguyên nhân gây nhiễm giun, sán ở người là khí hậu và thực phẩm bẩn

Nhiễm giun, sán chủ yếu qua đường tiêu hóa do các thói quen kém vệ sinh như: mút tay, cắn móng tay, không rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, uống nước chưa đun sôi, ăn thực phẩm sống, rau sống,... 

1.2. Triệu chứng nhiễm giun sán

Trên những người bị nhiễm giun, sán, các triệu chứng nhiễm giun, sán biểu hiện rõ rệt khi cơ thể có các phản ứng khi giun ký sinh hoặc sử dụng chất dinh dưỡng của cơ thể. Các triệu chứng thường gặp là: suy dinh dưỡng, tay chân còi cọc, bụng bủng beo, đau bụng, tiêu chảy thường xuyên, ngứa hậu môn, buồn nôn,... Trường hợp giun ký sinh lạc chỗ, lên mắt, não, dạ dày hoặc khi bị nhiễm nhiều giun có thể chui ra theo đường miệng. 

Thực phẩm sống chứa nhiều trứng giun, sán 

Thực phẩm sống chứa nhiều trứng giun, sán 

1.3. Tác hại của việc nhiễm giun, sán 

Ảnh hưởng của giun, sán đối với cơ thể như sau: 

- Giun, sán sử dụng chất dinh dưỡng của cơ thể, chất sắt trong hồng cầu, các thành phần protein cấu tạo nên tế bào. 

- Giun, sán kí sinh trong đường ruột, gây chảy máu dẫn đến xuất huyết đường ruột gây thiếu máu. 

- Giun, sán làm kém hấp thu chất dinh dưỡng trong đường ruột, gây cảm giác chán ăn, no hơi, tiêu hóa kém, cơ thể tiều tụy, thiếu chất. 

2. Các loại xét nghiệm giun sán phổ biến

Xét nghiệm giun sán là xét nghiệm được chỉ định trong chẩn đoán và phát hiện bệnh lý nhiễm giun sán ở người. Có 2 loại xét nghiệm giun sán chính là xét nghiệm máu và xét nghiệm phân. 

2.1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu tìm sự xuất hiện kháng thể của ký sinh trùng trong máu người bệnh . Nếu kết quả dương tính với kháng thể ký sinh trùng, người bệnh nhiễm giun, sán. Ngược lại, kết quả âm tính đồng nghĩa với người bệnh khỏe mạnh, không nhiễm giun, sán. Xét nghiệm này được sử dụng nhiều trong chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng ở người. 

Lấy máu xét nghiệm giun, sán

Lấy máu xét nghiệm giun, sán

2.2. Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân là xét nghiệm được thực hiện để tìm trứng giun, sán có trong phân người bệnh từ đó đưa ra kết luận. Ngoài ra, đối với các loại giun, sán khác nhau thường có các xét nghiệm khác nhau. Ví dụ, đối với ấu trùng giun lươn thường sử dụng xét nghiệm dịch màng phổi hoặc sử dụng phương pháp nội soi trong tìm giun, sán lạc chỗ. 

Xét nghiệm giun, sán còn được kết hợp với siêu âm, chụp cắt lớp, CT-Scan,... trong chẩn đoán bệnh lý nhiễm giun sán. 

3. Xét nghiệm giun sán được chỉ định khi nào? 

Xét nghiệm giun sán được chỉ định trong kiểm tra tầm soát giun, sán ở những đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao như: 

- Trẻ em đang ở độ tuổi đi học, có tỷ lệ nhiễm giun, sán cao.

- Phụ nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ.

- Người làm việc trong môi trường nguy cơ nhiễm giun sán cao như: hầm, mỏ, nhân viên vệ sinh, nuôi trồng thủy, hải sản,...

Ngoài ra, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng, dấu hiệu nghi ngờ nhiễm giun, sán nặng nên đi khám và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe để có các biện pháp điều trị kịp thời.

4. Quy trình lấy mẫu bệnh phẩm cho xét nghiệm giun, sán

4.1. Đối với mẫu bệnh phẩm là mẫu máu

Sử dụng mẫu máu lấy từ tĩnh mạch trên tay người bệnh. Quy trình thực hiện lấy mẫu xét nghiệm được tiến hành cụ thể như sau:

- Sát trùng vị trí lấy máu bằng cồn y tế.

- Sử dụng miếng dây garo buộc xung quanh cánh tay để giúp duy trì áp lực, đồng thời hạn chế lượng máu lưu thông qua tĩnh mạch để vị trí tĩnh mạch lấy máu sẽ căng phồng lên do máu bị ứ lại. Từ đó giúp việc đâm kim vào tĩnh mạch lấy máu dễ dàng hơn.

- Sử dụng kim y tế nhỏ đâm vào vị trí tĩnh mạch đã xác định ban đầu, lấy một lượng máu vừa đủ.

- Sau đó gỡ dây garo để tuần hoàn máu trở lại bình thường.

- Rút kim và dán miếng bông hoặc miếng băng cá nhân để cầm máu.

- Mẫu máu cuối cùng thu được được để trong các ống nghiệm chuyên dụng và không chứa các chất chống đông.

4.2. Đối với mẫu bệnh phẩm là mẫu phân

Dùng một vật dụng lấy phân của bệnh nhân, lấy một lượng phân có dấu hiệu bệnh lý nhiễm giun, sán như: nhầy, lợn cợn, xuất huyết,... cho vào lọ xét nghiệm, đậy kín. Sau đó gửi bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt. 

5. Xét nghiệm giun, sán ở đâu an toàn hiệu quả? 

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang cung cấp các dịch vụ xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu, trong đó có xét nghiệm giun sán. 

Với hơn 24 năm kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế khám chữa bệnh uy tín trong cả nước. Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, mọi xét nghiệm tại MEDLATEC đều đạt quy chuẩn ISO 15189:2012 và đưa ra kết quả tin cậy, chính xác.

Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm bệnh lậu tại nhà, vô cùng tiện lợi và tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi của người bệnh. Kết quả xét nghiệm bệnh lậu có thể được trả qua điện thoại, email hoặc trả tận nơi tùy theo yêu cầu của người bệnh.

Liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 6 56 để để tư vấn chi tiết.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ