Tin tức
Xuất huyết quanh túi thai: Nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng
- 05/09/2022 | Nguyên nhân khiến nhũ hoa bị đóng vảy khi mang thai và cách xử trí hiệu quả
- 07/09/2022 | Thai nhi đầu to có sao không? Làm cách nào để phòng ngừa dị tật thai nhi?
- 07/09/2022 | Động thai có nguy hiểm như thế nào? Cách xử lý ra sao?
- 05/09/2022 | Gợi ý món ăn bổ dưỡng cho bà bầu trong các giai đoạn thai kỳ
1. Túi thai là gì?
Túi thai là cơ quan có chức năng nuôi dưỡng thai nhi từ khi cấu tạo thành hợp tử cho đến khi trẻ được sinh ra. Đây là biểu hiện thai đã đi vào tử cung và giúp các chị em nhận biết mình đã có tin vui.
Túi thai giúp nuôi dưỡng thai nhi
Đa số các thai phụ đều chỉ biết việc thụ thai thành công diễn ra sau khi nhận thấy biểu hiện mang bầu sớm nhất. Vấn đề làm thế nào để trứng được thụ tinh vốn chỉ được thấy trên các video, hình ảnh minh họa chứ không thể nắm rõ cụ thể.
Trong sinh học, hợp tử là tên gọi trứng đã được thụ tinh, sau khi di chuyển đến tử cung, hợp tử sẽ bắt đầu bám vào nội mạc của tử cung để xây tổ. Và mẹ bầu sẽ thấy được túi thai khi tiến hành siêu âm.
2. Xuất huyết quanh túi thai là gì?
Tình trạng xuất huyết quanh túi thai diễn ra khi nhau thai của nữ giới bị bóc tách ra khỏi lớp niêm mạc ở tử cung thay vì như bình thường là dính liền vào. Vai trò của nhau thai vô cùng quan trọng trong quá trình vận chuyển oxy và dưỡng chất từ cơ thể mẹ đến cho thai nhi, cũng như mang chất thải ngược lại từ thai nhi về cơ thể người mẹ.
Chính vì vậy, việc túi thai bị bóc tách sẽ làm cho quá trình tuần hoàn giữa thai nhi trong bụng và mẹ bị ảnh hưởng. Dẫn đến thai nhi không được bổ sung dưỡng chất để phát triển và duy trì sự sống từ người mẹ.
Nếu không xuất huyết quá nhiều và không có hiện tượng đau bụng, hay ra máu âm đạo thì hiện tượng bóc tách túi thai không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và mẹ. Ngược lại, người mẹ có khả năng sảy thai cao, nếu diện tích xuất huyết túi thai rộng.
Khi bị xuất huyết tui thai bác sĩ sẽ khuyến cáo thai phụ cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động, sử dụng thuốc nội tiết, giảm co thắt để điều trị. Trong giai đoạn này, mẹ bầu vẫn uống thuốc bổ tổng hợp, acid folic, viên sắt, ăn uống như bình thường, không làm việc nặng và hoạt động nhẹ nhàng. Nếu có dấu hiệu âm đạo chảy máu, đau bụng thì hãy đến cơ sở y tế ngay hoặc định kỳ tái khám 1 lần.
Đôi nét về tình trạng xuất huyết túi thai ở thai phụ
3. Xuất huyết quanh túi thai do đâu gây nên?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xuất huyết túi thai, có thể do thai chết, thai không phát triển tiếp tục do bất thường, thai bị đẩy ra khỏi tử cung. Những nguyên do sau đây sẽ làm túi thai có nguy cơ bị bóc tách cao hơn:
-
Thai phụ vận động và thường xuyên đi lại nhiều.
-
Mẹ bầu mắc bệnh như: u nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, dính buồng tử cung, trước đó bị tách túi thai, tử cung có sẹo, từng bị nhau bong non.
-
Tử cung của thai phụ không bình thường, dị dạng như: có hai sừng, có vách ngăn,...
-
Thai phụ có tiền sử huyết áp cao, bị đông máu.
-
Mẹ bầu là người nghiện rượu bia, thuốc lá, cà phê,...
-
Nước ối bất thường, mắc bệnh tuyến giáp, hoàng thể bị suy, đái tháo đường,...
-
Bị virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây viêm nhiễm hoặc cơ thể chứa chất độc kim loại như: Hg (thủy ngân), Pb (chì).
Đái tháo đường là nguyên do dẫn đến túi thai bị bóc tách
4. Có nguy hiểm không khi bị xuất huyết quanh túi thai?
Xuất huyết túi thai có thể dọa sảy thai nếu mắc phải trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Việc xác định diện tích vùng xuất huyết giữ vai trò vô cùng thiết yếu. Cụ thể, mối gắn kết giữa mức độ nguy hiểm và tỷ lệ xuất huyết túi thai như sau:
-
Tỷ lệ bóc tách 10%: Khả năng thai nhi được giữ lại rất cao nếu mẹ bầu chấp hành đúng theo các chỉ định dưỡng thai từ bác sĩ.
-
Tỷ lệ bóc tách 20%: Nguyên nhân dọa sảy thai và việc thực hiện theo đúng chỉ định từ bác sĩ vẫn còn liên quan đến khả năng thai nhi được giữ.
-
Tỷ lệ bóc tách 30%: Có đến 50% nguy cơ động thai, thai chết lưu, sảy thai nếu tình trạng bóc tách túi thai diễn ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nhưng tỷ lệ giữ thai vẫn cao nếu mẹ tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
-
Tỷ lệ bóc tách 50%: Có đến 90% khả năng sảy thai và khó để có thể giữ thai nhi.
5. Biểu hiện xuất huyết quanh túi thai
Mẹ bầu sẽ có những triệu chứng sau nếu túi thai bị xuất huyết:
-
Âm đạo chảy máu.
-
Thấy đau âm ỉ vùng bụng dưới hoặc đau quặn kèm theo cơn đau lưng, co thắt lưng kéo dài.
-
Mẹ bầu có thể bị đau bụng khi túi thai bị bong tách. Do đó, sản phụ nên chủ động đến cơ sở y tế kiểm tra nếu trong 3 tháng đầu thai kỳ cảm thấy đau bụng.
Âm đạo chảy máu là một trong những biểu hiện đặc trưng của bệnh xuất huyết túi thai
6. Xuất huyết quanh túi thai bao lâu có thể chữa khỏi?
Các thai phụ cần đến các cơ sở y tế khi xuất hiện các triệu chứng xuất huyết túi thai để được thăm khám và điều trị. Trong bất kỳ trường hợp nào, thai phụ cần giữ bình tĩnh và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Việc điều trị bao gồm:
-
Sử dụng thuốc bổ sung nội tiết dạng tiêm, uống hoặc dạng đặt âm đạo, các thuốc giảm co thắt tử cung.
-
Đi lại nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều, tránh làm các việc nặng.
-
Để tinh thần mẹ bầu không được lo âu, stress, nên thư giãn.
-
Chế độ ăn uống đủ chất, nên sử dụng các thực phẩm dễ tiêu, dạng lỏng, nên cung cấp đủ nước hàng ngày để hạn chế bị táo bón.
-
Để túi thai ổn định và tránh bị tác động, mẹ bầu cần kiêng sinh hoạt vợ chồng.
-
Tái khám định kỳ theo lịch bác sĩ đã hẹn để theo dõi nghiêm ngặt sự phát triển của thai nhi. Có khá nhiều nguyên do tác động đến việc tiên liệu thai nhi bao lâu trở lại bình thường.
7. Những điều cần lưu ý để phát hiện sớm xuất huyết quanh túi thai
Trong 3 tháng đầu của giai đoạn thai kỳ là thời điểm vô cùng nhạy cảm và hiện tượng xuất huyết túi thai dễ xảy ra. Các bậc phụ huynh cần ghi nhớ những điều sau để bé và mẹ luôn mạnh khỏe:
-
Nắm rõ biểu hiện sớm khi mang bầu, xuất huyết trong thai kỳ, ngộ độc thai nghén.
-
Thực hiện khám thai ban đầu đúng, kịp thời và đủ, hạn chế việc khám thai quá muộn hoặc quá sớm.
-
Tiến hành sàng lọc dị tật thai nhi khi mang thai để sớm phát hiện những dị tật nguy hiểm ở thai nhi để sớm can thiệp.
-
Trong 3 tháng đầu thai kỳ cần thực hiện sàng lọc bệnh lý tiểu đường, tuyến giáp, rối loạn đông máu, nhiễm trùng đường tiểu để phòng ngừa những nguy hiểm ảnh hưởng đến thai trong thai kỳ.
Mẹ bầu nên định kỳ khám thai để bác sĩ phát hiện sớm tình trạng bóc tách túi thai
Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã hiểu rõ xuất huyết quanh túi thai là gì, cũng như nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Mong rằng những chia sẻ hôm nay sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh này để có biện pháp xử lý kịp thời. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, việc khám thai định kỳ là rất cần thiết. Mẹ bầu có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và tư vấn chi tiết. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của bệnh viện.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!