Tin tức

Xương cổ tay nhô ra: nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp khắc phục

Ngày 10/01/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Thực trạng hiện nay cho thấy số người mắc vấn đề liên quan đến sức khỏe xương, khớp ngày càng gia tăng. Trong số đó, xương cổ tay nhô ra là tình trạng thường gặp. Trong bài viết sau MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng này.

1. Nguyên nhân nào khiến xương cổ tay nhô ra?

Xương cổ tay nhô ra có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, xuất phát từ thói quen hàng ngày cho đến các vấn đề cấu trúc xương khớp.

Một số thói quen sử dụng tay không đúng có thể là nguyên nhân khiến xương cổ tay nhô ra

Một số thói quen sử dụng tay không đúng có thể là nguyên nhân khiến xương cổ tay nhô ra

1.1. Thói quen làm việc không đúng

Một số người thường xuyên thực hiện các động tác lặp lại tại nơi làm việc, như sử dụng máy tính, viết hoặc thực hiện các công việc đòi hỏi cử động cổ tay. Nếu thói quen này không được thực hiện đúng cách, nó có thể gây nên áp lực lớn lên cổ tay và khiến cho xương cổ tay nhô ra.

1.2. Chấn thương

Chấn thương trực tiếp vào cổ tay hoặc cấu trúc xung quanh cũng có thể khiến xương cổ tay nhô ra. Điển hình có thể kể đến các hoạt động như tai nạn xe cộ, ngã hoặc va đập gây ảnh hưởng đến khu vực này và gây ra vấn đề xương cổ tay.

1.3. Vấn đề liên quan đến sụn khớp

Các vấn đề về sụn khớp như thoái hóa khớp hoặc viêm khớp, có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của xương cổ tay. Khi sụn khớp giảm đàn hồi, có thể gây sưng, đau và xương cổ tay nhô ra do mất cân bằng trong hệ thống xương khớp.

1.4. Các bệnh lý xương khớp

Các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp hay thấp khớp có thể tác động làm thay đổi cấu trúc và hình dạng xương cổ tay. Điều này có thể dẫn đến việc xương cổ tay nhô ra và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.

2. Triệu chứng đi kèm khi xương cổ tay nhô ra

Xương cổ tay nhô ra có thể đi kèm sưng tấy và đau nhức Xương cổ tay nhô ra có thể đi kèm sưng tấy và đau nhức 

Hiện tượng xương cổ tay nhô ra thường xuất hiện dần dần và đi kèm các triệu chứng khác như:

- Đau và khó chịu

Một trong những triệu chứng đầu tiên của xương cổ tay nhô ra thường cảm giác đau và khó chịu tại khu vực cổ tay. Cảm giác đau có thể tăng lên khi sử dụng cổ tay, đặc biệt là trong các hoạt động đòi hỏi sự chuyển động lặp lại.

Ngoài ra, một số người sẽ bị đau cổ tay nhiều hơn khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là trong điều kiện lạnh hoặc ẩm. Điều này có thể liên quan đến sự nhạy cảm của cổ tay đối với các yếu tố thời tiết.

- Sưng đỏ

Cổ tay có thể trở nên sưng đỏ do viêm nhiễm. Sưng thường đi kèm với một cảm giác căng cứng và làm giảm khả năng linh hoạt của cổ tay.

- Giảm khả năng cử động

Khả năng di chuyển linh hoạt của cổ tay của người bệnh có thể bị suy giảm. Cũng vì thế mà người bệnh bị hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày như: nắm đồ vật, bưng bê đồ,...

- Xương phát ra tiếng kêu lộc cộc

Khi di chuyển cổ tay, có người cảm thấy trong xương phát ra tiếng kêu rắc rắc. Đây thường là dấu hiệu của sự ma sát không đối xứng giữa các bề mặt xương, có thể là do cấu trúc của xương cổ tay bị biến đổi.

- Mệt mỏi, mất ngủ

Đau và cảm giác bất tiện khi xương cổ tay nhô ra có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ vào ban đêm. Nếu không điều trị kịp thời, nó có thể khiến người bệnh mệt mỏi, sức khỏe tinh thần bị suy giảm.

3. Phương pháp khắc phục hiện tượng xương cổ tay nhô ra

Phương pháp điều trị cho xương cổ tay nhô ra thường bao gồm sự kết hợp giữa nhiều biện pháp nhằm giảm đau, giảm sưng và giúp phục hồi chức năng cổ tay:

Thực hiện vật lý trị liệu có thể giúp khắc phục xương cổ tay nhô ra

Thực hiện vật lý trị liệu có thể giúp khắc phục xương cổ tay nhô ra

3.1. Thuốc giảm đau, kháng viêm

Sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen có thể giúp giảm đau và giảm sưng. Thuốc chống viêm có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm xung quanh xương cổ tay.

3.2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị xương cổ tay nhô ra, có tác dụng giảm đau, tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt của cổ tay. Các chuyên gia y tế sẽ đánh giá cụ thể tình trạng của bệnh nhân và thiết kế chương trình vận động với các bài tập phù hợp để khắc phục dần dần hiện tượng xương cổ tay nhô ra. 

Thông thường, các bài tập tập trung vào việc củng cố, tăng cường khả năng cân bằng và cải thiện phạm vi chuyển động của cổ tay. Ngoài ra, kỹ thuật massage có thể được áp dụng để giảm căng thẳng cơ bắp và kích thích quá trình lành xương. Với sự hướng dẫn có chuyên môn của bác sĩ, các biện pháp vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ người bệnh sớm hồi phục tổn thương và giảm thiểu tác động của xương cổ tay nhô ra.

3.3. Phẫu thuật

Trong các trường hợp nặng, khi các biện pháp điều trị nêu trên không đem lại hiệu quả, phẫu thuật có thể là lựa chọn cuối cùng. Phẫu thuật có thể bao gồm việc loại bỏ một phần của xương cổ tay hoặc điều chỉnh cấu trúc để giảm áp lực lên cổ tay.

3.4. Một số biện pháp hỗ trợ

- Nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động gây đau: việc nghỉ ngơi cổ tay và hạn chế hoạt động gây đau có thể giúp giảm áp lực lên khu vực bị ảnh hưởng và tăng cơ hội làm lành nhanh tổn thương ở cổ tay.

- Thay đổi thói quen làm việc và lối sống: đây là cách giảm bớt căng thẳng và áp lực lên cổ tay. Chỉ bằng một số thay đổi đơn giản như: điều chỉnh bàn làm việc và thực hiện đúng tư thế đặt cổ tay khi làm việc có thể giúp khắc phục dần tình trạng xương cổ tay nhô ra.

Qua những thông tin trên đây hy vọng giúp quý khách hàng hiểu được nguyên nhân của hiện tượng xương cổ tay nhô ra và biết cách xử trí an toàn khi gặp phải tình trạng này.

Để chẩn đoán xác định đúng nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của xương cổ tay nhô ra và có hướng khắc phục hiệu quả, quý khách hàng có thể đặt lịch khám cùng bác sĩ Cơ xương khớp của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.