Tin tức
Xương kêu rắc rắc ở người trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 30/11/2023 | Trẻ em bị nổi mụn nước khắp người là bị làm sao, xử lý thế nào?
- 28/08/2024 | Điều trị trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ em – ba mẹ nên biết
- 05/09/2024 | Bệnh sởi ở trẻ em: dấu hiệu nhận diện và phương pháp điều trị
1.
Như thế nào là xương kêu rắc rắc?
Xương kêu rắc rắc là hiện tượng thường xảy ra khi thực hiện các hoạt động vận động như đứng dậy, đi lại, hoặc vận động khớp. Tùy từng trường hợp cụ thể mà triệu chứng đi kèm không giống nhau. Có trường hợp chỉ đơn thuần là âm thanh phát ra từ khớp, có trường hợp lại kèm đau nhức khi vận động,...
Khi thực hiện các cử động khớp, nhiều người nghe thấy tiếng kêu rắc rắc ở xương
2. Vì sao người trẻ bị xương kêu rắc rắc?
Hiện tượng xương kêu rắc rắc ở người trẻ thường xuất phát từ các nguyên nhân:
2.1. Quá trình tăng trưởng, phát triển hệ xương khớp
Trong giai đoạn phát triển, cơ bắp của trẻ có thể phát triển nhanh hơn so với xương, hoặc ngược lại. Sự mất cân bằng này có thể tạo ra áp lực không đồng đều trên các khớp và xương, gây ra âm thanh kêu rắc rắc ở xương khi di chuyển, vận động.
2.2. Thay đổi cấu trúc xương
Trong quá trình phát triển, cấu trúc xương của trẻ cũng có thể trải qua sự thay đổi. Điển hình là sự phát triển của nốt gai và khớp khi tương tác với nhau có thể tạo ra âm thanh rắc rắc. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể để thích ứng với quá trình tăng trưởng tự nhiên nên không đáng lo lắng.
2.3. Bệnh lý tại khớp
- Thiếu dịch khớp
Nếu lượng dịch tiết ra không đủ để khớp được bôi trơn sẽ làm cho khớp hoạt động khó khăn và phát ra tiếng kêu rắc rắc khi vận động. Nguyên nhân gây nên bệnh lý này thường là do loãng xương, béo phì, thừa cân, vận động ít, giảm tiết dịch khớp,...
- Viêm khớp dạng thấp
Bệnh lý tự miễn này tác động lên các khớp và gây ra các triệu chứng: sưng đau khớp, xương kêu răng rắc, cứng khớp,... Đây là bệnh lý đang có xu hướng trẻ hóa nên xương kêu rắc rắc ở người trẻ là điều tương đối dễ hiểu.
- Viêm gân
Gân bị tổn thương do viêm nên khi vận động nhiều, cơ và xương cọ xát vào nhau gây nên tiếng kêu rắc rắc.
- Vôi hóa ổ khớp
Đây là kết quả của tình trạng lắng đọng lượng lớn canxi ở mô sụn và xương dưới. Người bị vôi hóa ổ khớp thường bị tổn thương đầu sụn khớp nên khi vận động phát ra tiếng kêu rắc rắc, một số trường hợp có thể bị sốt trên 38 độ C.
Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể là nguyên nhân xương kêu rắc rắc ở người trẻ
3. Xương kêu rắc rắc ở người trẻ, nên làm gì?
Xương kêu rắc rắc ở người trẻ xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau nên muốn tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả thì cần dựa vào gốc rễ của vấn đề. Nếu xuất phát từ căn nguyên bệnh lý, người bệnh cần tuân thủ chỉ định điều trị từ bác sĩ. Nếu xuất phát từ các yếu tố khách quan thì có thể khắc phục bằng cách:
- Thực hiện chế độ luyện tập dưới sự giám sát của chuyên gia
Một phương pháp quan trọng để giảm xương kêu rắc rắc ở người trẻ là tăng cường tập luyện cơ bắp và xương. Chương trình tập luyện cần được tiến hành đều đặn dưới sự giám sát của huấn luyện viên thể dục để đảm bảo phát triển cân bằng giữa cơ bắp và xương, tránh những áp lực không đồng đều lên khớp.
Ngoài ra, các bài tập chịu lực nhẹ, bơi lội, yoga,... cũng có thể hỗ trợ sự phát triển linh hoạt của xương và cơ bắp.
- Thay đổi chế độ ăn và lối sống
Chế độ ăn uống là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của xương và cơ bắp. Đảm bảo chế độ ăn giàu canxi, vitamin D và khoáng chất sẽ giúp duy trì sức khỏe và sự phát triển toàn diện của hệ xương. Vì thế, trong chế độ ăn hàng ngày của người trẻ nên chú ý tăng cường các thực phẩm như: sữa và sản phẩm từ sữa, rau xanh, các loại cá béo, thịt lợn, thịt gà, ngũ cốc nguyên hạt,...
- Giảm áp lực lên khớp
Khi tham gia các hoạt động vận động, đặc biệt là vận động thể thao cường độ cao, cần giảm áp lực lên khớp. Điều này có thể đạt được bằng cách thực hiện đúng các kỹ thuật luyện tập và cho cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sau mỗi buổi tập.
- Dùng dụng cụ hỗ trợ
Việc sử dụng dụng cụ hỗ trợ như đai trợ lực, khung trợ lực,... giúp giảm áp lực và tăng sự ổn định cho khớp. Tuy nhiên, việc sử dụng các dụng cụ này nên được thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo chúng được sử dụng đúng cách và không gây tác động tiêu cực lên xương khớp.
- Thăm khám khi có dấu hiệu bất thường
Nếu hiện tượng xương kêu rắc rắc ở người trẻ kéo dài, gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp càng sớm càng tốt. Việc làm này sẽ giúp người bệnh được đánh giá đúng về tình trạng của mình, tìm ra phương pháp điều trị cụ thể. Trong một số trường hợp, việc theo dõi và can thiệp sớm có thể giảm nguy cơ các vấn đề xương và khớp lâu dài.
Nếu tình trạng xương kêu rắc rắc kéo dài cần khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị đúng hướng
Về cơ bản, hiện tượng xương kêu rắc rắc ở người trẻ không phải khi nào cũng xuất phát từ bệnh lý xương khớp nhưng không nên chủ quan. Biết được nguyên nhân vì sao hiện tượng này xuất hiện sẽ giúp bạn xác định được phương hướng xử trí phù hợp, tránh gặp phải các hệ lụy tiêu cực làm suy giảm khả năng vận động.
Nếu đang có các triệu chứng bất thường về xương khớp nhưng chưa xác định rõ nguyên nhân, chưa tìm được phương án khắc phục hiệu quả, quý khách hàng có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch khám cùng bác sĩ Cơ xương khớp - Hệ thống Y tế MEDLATEC. Dưới sự hỗ trợ của hệ thống máy móc y tế hiện đại bậc nhất, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ đưa ra chẩn đoán đúng và giúp quý khách tìm được phương án điều trị hiệu quả cho các bệnh lý xương khớp đang gặp phải.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!