Các tin tức tại MEDlatec
5 cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà đơn giản mà hiệu quả
1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tay chân miệng
Bên cạnh việc tìm hiểu về cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà, bạn còn cần phải biết nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì để từ đó đưa ra biện pháp phòng tránh thích hợp.
Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng chủ yếu do các loại virus trong nhóm Enterovirus, phổ biến nhất là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Trong đó, Enterovirus 71 có khả năng gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được phát hiện và điều trị bệnh đúng cách. Virus có thể lây lan nhanh thông qua các con đường sau:
- Người khoẻ mạnh xúc trực tiếp với nước bọt, dịch nhầy mũi, dịch bã nhầy, chất mủ từ các vết loét, hoặc phân của người bị bệnh hoặc mang virus trong cơ thể sẽ có khả năng bị nhiễm mầm bệnh.
- Virus cũng có thể tồn tại trong môi trường một thời gian ngắn trên các bề mặt như đồ chơi, đồ dùng, bàn ghế, đồ chơi,… Nếu bạn tiếp xúc với các bề mặt này và sau đó chạm vào miệng, mắt hoặc mũi mà không rửa tay sạch, bạn có thể bị nhiễm virus.
- Một số trường hợp có thể lây lan qua hạt bắn từ miệng hoặc mũi khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
Bệnh tay chân miệng thường phổ biến ở mùa xuân và mùa hè, khi môi trường ẩm ướt và nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của virus. Trẻ em thường dễ bị mắc bệnh này hơn do hệ miễn dịch của họ chưa phát triển đủ để đối phó với các loại virus này. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể mắc bệnh nếu tiếp xúc với nguồn nhiễm bệnh.
2. Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà
Đa số các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng là lành tính. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bệnh chuyển hướng nặng và gây biến chứng nguy hiểm. Trong đó, việc chủ quan và thiếu kiến thức về tay chân miệng đôi khi lại là nguyên nhân gián tiếp khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nếu không may bị nhiễm virus, bạn có thể tham khảo 5 cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà đơn giản nhưng cho hiệu quả giảm triệu chứng và hạn chế nguy cơ bệnh trở nặng dưới đây.
2.1 Nghỉ ngơi và giữ vệ sinh sạch sẽ
Nghỉ ngơi nhiều, hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt là trẻ em để tránh làm lây lan mầm bệnh. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo môi trường xung quanh sạch sẽ, thay quần áo, ga giường thường xuyên, rửa các loại vật dụng và đồ chơi của trẻ bằng hoá chất tẩy rửa.
Đồng thời, làm thân thể sạch bằng cách tắm rửa hàng ngày, mặc quần áo rộng rãi, khô thoáng, súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước súc miệng để giảm đau và loại bỏ vi khuẩn, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, hạn chế cho tay lên mặt, mũi, miệng.
2.2 Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Khi chăm sóc người bị tay chân miệng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể chống lại virus.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất để hỗ trợ quá trình làm việc của hệ miễn dịch.
- Chọn các thực phẩm mềm, dễ ăn như súp, cháo, sữa chua, bánh mì mềm và các loại thực phẩm giàu nước để giúp người bệnh dễ dàng nuốt và tiêu hóa.
- Với trẻ em, nên cho bé ăn các loại thực phẩm yêu thích nhưng phải đảm bảo tốt cho sức khỏe, khuyến khích để bé ăn được nhiều hơn.
- Nên làm nguội thức ăn trước khi cho bé ăn, không nên cho bé ăn đồ cay, nóng, chua, mặn vì sẽ gây đau đớn bởi những vết loét ở miệng.
- Duy trì việc cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày là điều quan trọng để tránh tình trạng mất nước và giúp làm giảm triệu chứng. Có thể uống nước tinh khiết hoặc bổ sung các loại nước ép trái cây không đường.
2.3 Thuốc giảm đau và hạ sốt
Sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen, mỗi liều cách nhau từ 4 - 6 tiếng nếu bé sốt > 380 C. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt với người bệnh là trẻ nhỏ.
2.4 Chăm sóc tổn thương theo hướng dẫn của bác sĩ
Với các nốt mụn nước trên da cần chú ý một số vấn đề sau:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, dùng khăn mềm và nước ấm lau nhẹ, không chà xát mạnh khiến mụn nước vỡ.
- Nếu mụn nước vỡ ra và hình thành vết loét gây ngứa và khó chịu, bạn có thể sử dụng kem bôi hoặc dung dịch sát khuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
2.5 Không bóc tách các vết thương đang lành
Thông thường, ở giai đoạn da phục hồi các tổn thương sẽ có tình trạng ngứa, lớp da chết bong tróc nhường chỗ cho sự hình thành tế bào da mới. Khi đó, bạn cần chú ý không dùng tay bóc lớp da chết hay cào, gãi sẽ khiến lớp da mới hình thành bị tổn thương và lâu lành hơn hoặc để lại sẹo.
Trong trường hợp bạn đã áp dụng các cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà ở trên nhưng những triệu chứng không hiệu thuyên giảm hoặc có dấu hiệu biến chứng như khó thở, buồn nôn hoặc nôn nhiều, các vết lở loét lan rộng và nghiêm trọng hơn thì bạn nên ngay lập tức đến cơ sở y tế để kiểm tra. Khi đó, bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp điều trị thích hợp để ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu.
Nếu bạn chưa biết nên khám bệnh tay chân miệng ở đâu thì các phòng khám, bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là một địa chỉ uy tín để bạn lựa chọn. MEDLATEC quy tụ đội ngũ y bác sĩ, cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị y tế được đầu tư hiện đại,... sẽ giúp khách hàng sớm phát hiện, kiểm soát và ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng có thể xảy ra khi bị bệnh tay chân miệng.
Bên cạnh đó, MEDLATEC còn có Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế. Khách hàng có thể thực hiện các xét nghiệm kiểm tra bệnh tay chân miệng trực tiếp tại bất kỳ cơ sở nào của MEDLATEC trên cả nước hoặc đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi an toàn, tiết kiệm và hạn chế được tình trạng lây lan mầm bệnh cho cộng đồng.
Mọi thông tin cần được tư vấn hoặc đặt lịch xét nghiệm bệnh tay chân miệng tại nhà của MEDLATEC, quý khách hành vui lòng liên hệ đến hotline 1900 565656 để được hỗ trợ kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!