Các tin tức tại MEDlatec
Các mũi tiêm phòng cho bé theo từng giai đoạn cha mẹ nào cũng cần biết
- 26/04/2021 | Vắc xin thủy đậu tiêm mấy mũi và những lưu ý khi tiêm phòng
- 28/03/2021 | Những thông tin cần biết khi tiêm phòng bệnh bạch hầu ở trẻ
- 08/01/2021 | Tiêm phòng ung thư cổ tử cung ở đâu - Tham khảo ngay 5 địa chỉ sau
1. Tầm quan trọng của việc tiêm phòng cho trẻ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng đặc biệt có nguy cơ nhiễm bệnh và biến chứng khi nhiễm bệnh cao do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Có nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có nguy cơ lây bệnh cao cho trẻ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng trẻ nếu không may nhiễm bệnh. Vì thế, tiêm phòng vắc xin tạo kháng thể chủ động là cách hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ tránh phải nguy cơ mắc những bệnh này.
Tiêm phòng vắc xin là cách tạo kháng thể chủ động và hiệu quả
Tiêu biểu như các bệnh nguy hiểm: lao, bại liệt, thương hàn, ho gà, viêm não,… ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gây tử vong hoặc biến chứng không phục hồi. Sự ra đời của vắc xin đã giúp cứu sống nhiều trẻ trước những căn bệnh truyền nhiễm này.
Vắc xin có thể là virus giảm độc lực hoặc virus đã chết, vì thế không gây bệnh mà chỉ giúp hệ miễn dịch nhận dạng, tạo ra kháng thể chống lại bệnh. Khi đã có kháng thể, khi gặp tác nhân gây bệnh thật sự, cơ thể sẽ phản ứng nhanh hơn chống lại chúng và giúp cơ thể chống tại các tác nhân gây bệnh, phòng bệnh và hạn chế các biến chứng. Vẫn có trường hợp sau tiêm vắc xin, trẻ vẫn mắc bệnh do kháng thể không đủ song thường bệnh cũng không diễn tiến nặng.
Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc phản ứng sau khi tiêm
Sau khi tiêm phòng vắc xin, trẻ có thể có một số biểu hiện như: sốt, quấy khóc, không muốn ăn, đau hoặc sưng ở vị trí tiêm,… Đây đều là triệu chứng bình thường do cơ thể phản ứng với chất lạ xâm nhập, sau vài giờ hoặc vài ngày, các triệu chứng này sẽ biến mất. Chỉ rất hiếm trường hợp phản vệ sau khi tiêm hoặc phản ứng nặng sau khi tiêm, tỉ lệ khoảng 1/1 triệu liều. Việc theo dõi và phản ứng nhanh khi trẻ gặp biến chứng sau tiêm sẽ phòng ngừa được nguy cơ này.
Để nâng cao sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế đã quy định, trẻ em dưới 5 tuổi bắt buộc phải được tiêm đầy đủ 10 loại vắc xin chống 10 bệnh truyền nhiễm bao gồm: Uốn ván, ho gà, bạch hầu, viêm não Nhật Bản B, bại liệt, viêm gan Virus B, lao, Rubella, bệnh sởi, Bệnh do vi khuẩn Haemophilus Influenzae.
2. Các mũi tiêm phòng cho bé theo từng giai đoạn
Mỗi loại vắc xin lại gồm số mũi tiêm khác nhau, khuyến cáo tiêm ở các độ tuổi khác nhau mới đạt được hiệu quả kháng thể tốt nhất. Vì thế, mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, cần ghi nhớ và tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho bé.
2.1. Lịch tiêm chủng theo chương trình Tiêm chủng mở rộng
Giai đoạn sơ sinh
-
24h đầu sau sinh: Tiêm vắc xin Viêm gan B (VGB).
-
Tiêm vắc xin BCG Phòng bệnh lao.
Trẻ được 2 tháng
-
Tiêm vắc xin 5 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib) mũi 1.
-
Vắc xin bại liệt: uống lần 1.
Trẻ được 3 tháng
-
Tiêm vắc xin 5 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib) mũi 2.
-
Vắc xin bại liệt: uống lần 2.
Trẻ được 4 tháng
-
Tiêm vắc xin 5 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib) mũi 3.
-
Vắc xin bại liệt: uống lần 3.
Trẻ được 9 tháng
-
Tiêm vắc xin sởi: mũi 1.
Trẻ được 18 tháng
-
Tiêm vắc xin 5 trong 1 (bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib) mũi 4.
-
Tiêm vắc xin sởi - rubella.
Trẻ trên 1 tuổi
Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản
-
Mũi 1: trẻ được 1 tuổi trở lên.
-
Mũi 2: tiêm sau mũi 1, 2 tuần.
-
Mũi 3: tiêm sau mũi 2, 1 năm.
Từ 2 đến 5 tuổi
-
Uống vắc xin Tả (với các vùng nguy cơ cao).
Từ 3 đến 10 tuổi
-
Tiêm vắc xin Thương hàn: 1 mũi duy nhất (vùng nguy cơ cao).
Các loại vắc xin được xếp lịch tiêm phù hợp với từng độ tuổi của trẻ
2.2. Vắc xin bổ sung cho trẻ
Ngoài các loại vắc xin đầy đủ được tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được Bộ Y tế cung cấp trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, cha mẹ có thể tiêm phòng bổ sung cho trẻ 1 số loại cần thiết khác như:
-
Vắc xin HPV.
-
Vắc xin phế cầu.
-
Vắc xin thương hàn.
-
Vắc xin phòng thủy đậu.
-
Vắc xin viêm não Nhật Bản B.
-
Vắc xin phòng cúm.
-
Vắc xin phòng viêm gan siêu vi A.
-
Vắc xin phòng tiêu chảy do Virus Rota.
Cha mẹ có thể tiêm phòng dịch vụ một số loại vắc xin không có trong Tiêm chủng mở rộng
3. Các trường hợp cần cẩn trọng khi tiêm phòng cho trẻ
Trẻ có cơ địa nhạy cảm hoặc có tiền sử, nguy cơ cao dị ứng với thành phần của vắc xin cần được thử nghiệm trước khi tiêm thực sự hoặc theo dõi cẩn thận trong và sau khi tiêm. Điều này giúp giảm nguy cơ dị ứng hoặc phản ứng phản vệ nguy hiểm sau tiêm.
Hãy thông báo cho bác sĩ nếu trẻ có các đặc điểm sau:
-
Từng hoặc đang mắc phải bệnh thần kinh nghiêm trọng không nên tiêm các loại vắc xin phòng bại liệt, uốn ván hay ho gà.
-
Có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng phản vệ sau tiêm phòng vắc xin.
-
Trẻ gặp vấn đề về hệ thống miễn dịch, có thể là suy giảm miễn dịch do bệnh lý hoặc do uống thuốc điều trị. Lúc này trẻ không nên tiêm vắc xin chứa virus sống trong vắc xin bại liệt, vắc xin thủy đậu và sởi.
-
Trẻ bị dị ứng nặng với trứng: Không nên tiêm phòng vắc xin cúm, các loại vắc xin khác vẫn có thể tiêm bình thường.
-
Trẻ đang bị sốt hoặc từng bị sốt cao sau khi tiêm phòng vắc xin ho gà.
-
Trẻ đang bị bệnh lý như ho, cảm lạnh, cúm, tiêu chảy nên đợi bệnh khỏi hoàn toàn mới tiêm phòng vắc xin.
-
Trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc điều trị, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về loại vắc xin và thời gian tiêm phù hợp.
-
Trẻ từng mắc bệnh truyền nhiễm trong thời gian gần đây.
Trẻ đang nhiễm bệnh nên lùi lịch tiêm nếu cần thiết
Nắm được các mũi tiêm phòng cho bé trong bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh ghi nhớ và thực hiện tiêm phòng cho trẻ đầy đủ hơn. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện cung cấp nhiều gói tiêm chủng dịch vụ chất lượng cao, theo dõi và phản ứng nhanh cho trẻ sau tiêm chủng. Hãy liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 nếu bạn cần tư vấn thêm.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!