Các tin tức tại MEDlatec
Cách trị nấm đầu hiệu quả bạn không nên bỏ qua
- 07/05/2020 | Một số bệnh nấm da phổ biến thường gặp và cách chữa trị hiệu quả
- 01/05/2020 | Bạn biết gì về nấm men, nấm mốc trong thực phẩm?
- 09/05/2020 | Nguyên nhân gây nấm da đầu là gì và cách chữa trị triệt để
1. Bệnh nấm đầu là gì?
Tình trạng nấm da đầu thường bị nhầm với một số bệnh khác liên quan đến da đầu, ví dụ như vảy nến, á sừng. Vì vậy chúng ta cần hiểu rõ thế nào là bệnh nấm đầu trước khi học cách điều trị bệnh.
Nếu bạn không điều trị nấm đầu thì bạn có nguy cơ bị hói rất cao.
Đây là một trong những bệnh thường gặp ở da đầu, tác nhân chính gây bệnh đó là các loại nấm. Chúng tấn công da đầu của chúng ta và gây ra tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng bên dưới chân tóc.
Tốc độ lây lan của bệnh cực kỳ nhanh chóng, nếu bạn không phát hiện sớm thì nấm sẽ lan ra khắp da đầu. Ngoài ra, bệnh này cũng có thể lây từ người này sang người khác. Ví dụ bạn dùng chung đồ dùng cá nhân như: lược, dây cột tóc hoặc mũ với người bệnh thì bạn có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Bất cứ ai cũng có thể gặp tình trạng này, tuy nhiên trẻ em là đối tượng rất hay bị bệnh, bởi vì các em bé chưa biết cách chăm sóc da đầu.
Bệnh này chính là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, chúng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, gây mất thẩm mỹ. Không thể phủ nhận rằng tình trạng nấm da đầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của chúng ta.
2. Lý do khiến bạn bị nấm đầu
Có thể nói, bệnh này tuy không nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh tuy nhiên chúng khiến họ cảm thấy khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cũng như tìm ra cách điều trị, bạn cần nắm được những nguyên nhân chính gây bệnh nấm đầu.
2.1. Do thói quen xấu
Bạn đi ngủ khi tóc còn ướt sẽ giúp nấm có cơ hội phát triển và gây bệnh.
Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh đó là do chúng ta có thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Ví dụ như bạn không thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng da đầu. Chúng ta cần chủ động vệ sinh cá nhân và dạy các em bé biết cách chăm sóc cơ thể, giữ gìn vệ sinh.
Ngoài ra, một số bạn có thói quen nằm hoặc đi ngủ khi đầu đổ rất nhiều mồ hôi hoặc vừa gội xong còn ẩm. Đây là cơ hội tuyệt vời để nấm sinh sôi, phát triển và gây bệnh cho chúng ta.
2.2. Do sử dụng chung đồ dùng cá nhân
Như đã phân tích ở trên, nấm gây bệnh có tốc độ lây lan cực kỳ nhanh chóng, bạn có thể bị nhiễm bệnh nếu thường xuyên sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh. Một số đồ dùng không nên dùng chung ví dụ như: lược, mũ, dây cột tóc hoặc quần áo.
2.3. Một số nguyên nhân khác
Bạn rất dễ bị nấm đầu nếu không biết chăm sóc bản thân, đặc biệt là khi bị có những vết thương ngoài da ở da đầu. Các tác nhân gây bệnh thường lợi dụng những vết thương đó để xâm nhập và gây bệnh cho chúng ta.
Bệnh nấm đầu có thể lây lan khi bạn dùng chung lược với người bệnh.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải lưu ý khi chơi đùa với thú cưng, bởi vì nấm có thể tồn tại trên lông của chó, mèo và lây lan cho chúng ta. Sau khi chơi với chúng, bạn nên rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chạm tay lên mặt, lên đầu tóc nhé!
3. Dấu hiệu thường gặp của bệnh
Trên thực tế, bệnh nấm đầu thường bị nhầm với một số bệnh da đầu khác như vảy nến, á sừng. Để phân biệt các bệnh kể trên, bạn phải dựa vào những dấu hiệu đặc trưng để phân biệt.
Người mắc bệnh thường được chia làm hai loại, đó là bệnh do nấm Trichophyton hoặc do chủng nấm Pierdraiahortai, Trichosporon beigelii gây ra. Mỗi chủng nấm hình thành những triệu chứng bệnh rất đặc trưng. Tuy nhiên, hầu hết tất cả các bệnh nhân đều xuất hiện một số dấu hiệu sau đây.
Ban đầu khi bệnh mới hình thành, thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy da đầu nhưng tình trạng này không quá nghiêm trọng cho nên nhiều người chủ quan. Về sau, các nốt mụn mủ sẽ xuất hiện, thậm chí ở vùng da đầu bị nấm còn phồng lên rất khó chịu.
Bệnh nhân luôn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu.
Dần dần, người bệnh sẽ thấy da đầu có rất nhiều nốt sần sần, ban đầu chúng chỉ có mặt ở một vài vùng da. Càng về sau khi nấm gây bệnh lây lan thì các nốt sần xuất hiện càng nhiều. Bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu vô cùng bởi những nốt đỏ và sưng viêm.
Khi mắc bệnh nấm đầu, da đầu của chúng ta trở nên yếu đi, tóc rất cũng không còn chắc khỏe mà rất dễ rụng. Chính vì thế một số người bệnh gặp phải tình trạng hói đầu.
4. Bí quyết trị bệnh nấm đầu hiệu quả
Chúng ta có thể thấy, bệnh nấm da đầu khiến người bệnh rất tự ti và khó chịu, vì thế điều trị dứt điểm bệnh là điều hết sức cần thiết. Để bệnh nhanh chóng khỏi, bạn có thể kết hợp giữa điều trị thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày.
4.1. Sử dụng thuốc
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc được nghiên cứu để điều trị tình trạng trên, trong đó có loại uống và loại bôi. Để thu được hiệu quả cao nhất, các bạn nên sử dụng thuốc uống và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ nhé!
Một số loại thuốc chống nấm hoặc diệt nấm ví dụ như: Griseofulvin, Terbinafine hoặc Itraconazole,…
4.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Nếu như bạn sử dụng thuốc điều trị bệnh mà vẫn duy trì những thói quen sinh hoạt không lành mạnh thì bệnh nấm đầu không thể điều trị dứt điểm. Chính vì vậy chúng ta phải kết hợp với việc sinh hoạt lành mạnh.
Bạn hãy gội đầu thường xuyên để da đầu sạch sẽ, ngăn ngừa sự phát triển của nấm.
Điều quan trọng nhất mà chúng ta nên thực hiện đó là giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng da đầu. Sau khoảng 2 ngày thì bạn nên gội đầu sạch sẽ, sấy khô tóc trước khi nằm hoặc đi ngủ để ngăn ngừa nấm tấn công.
Ngoài ra, chúng ta nên cẩn thận, tránh sử dụng chung các vật dụng các nhân với mọi người để hạn chế nguy cơ lây lan của bệnh. Sau khi chơi chung với vật nuôi, bạn đừng quên rửa tay thật sạch bằng xà phòng.
Chỉ cần thực hiện những điều đơn giản như vậy, bạn đã có thể hạn chế sinh phát triển của nấm gây bệnh.
Có thể nói, bệnh nấm đầu tuy không nghiêm trọng đối với sức khỏe những chúng ta không nên chủ quan khi mắc bệnh. Bởi vì nấm da đầu gây ngứa ngáy, khó chịu và cực kỳ mất thẩm mỹ. Vì thế bạn hãy điều trị bệnh để lấy lại sự tự tin và tránh nguy cơ bị sẹo hoặc hói đầu.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!