Các tin tức tại MEDlatec

Cẩm nang chăm sóc con yêu: nhịp thở của trẻ bất thường phải làm thế nào

Ngày 04/10/2021
Đối với trẻ nhỏ, việc theo dõi để phát hiện bất thường trong nhịp thở là rất cần thiết để kịp thời xử trí, ngăn ngừa những tác động xấu đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, không phải bậc cha mẹ nào cũng có kinh nghiệm và biết cách xử lý đúng trong tình huống này. Nếu bạn đang chưa biết khi nhịp thở của trẻ bất thường phải làm thế nào thì bài viết sau sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình chăm sóc trẻ.

1. Vì sao phải theo dõi nhịp thở của trẻ

Thực ra tâm lý lo lắng và muốn kiểm tra nhịp thở của con là điều rất dễ hiểu vì nó xuất phát từ tình yêu và sự quan tâm của người làm cha làm mẹ. Đặc biệt, với những trẻ sinh non hoặc có các bệnh lý về đường thở thì việc theo dõi nhịp thở của trẻ lại càng cần thiết để đề phòng và phát hiện nhanh các bất thường trong nhịp thở từ đó không bỏ lỡ thời điểm vàng để bảo vệ sức khỏe của con mình.

Kiểm tra nhịp thở của trẻ giúp cha mẹ biết được sức khỏe của con mình có ổn không

Với một số cha mẹ, dù sức khỏe của con rất bình thường thì họ vẫn lo lắng vì nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Bản thân giấc ngủ của trẻ trải qua rất nhiều giai đoạn. Có khi nó là giấc ngủ rất sâu nhưng cũng có khi trẻ ngủ nông, ngủ thiếu, khó ngủ,... Hình thành thói quen kiểm tra nhịp thở của con là cách để cha mẹ trấn an mình, phát hiện sớm các bất thường gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

2. Nếu nhịp thở của trẻ bất thường phải làm thế nào

2.1. Trẻ có nhịp thở thế nào là bình thường

Trước khi tìm hiểu phương án xử trí nhịp thở của trẻ bất thường phải làm thế nào thì trước tiên cha mẹ cần phải biết nhịp thở của trẻ thế nào mới là bình thường. Trẻ sơ sinh thường có chu kỳ thở nhất định từ hít thở sâu cho đến nhanh dần rồi hít thở chậm và nông hơn. Đặc biệt, lúc trẻ ngủ, cha mẹ có thể thấy như con có vài giây ngưng thở nhưng đó là điều rất bình thường. Sau này, khi trẻ lớn dần lên, chu kỳ nhịp thở của trẻ sẽ khác và trở nên sâu dần.

Tùy từng giai đoạn mà tính chất bình thường của nhịp thở trẻ sẽ có sự khác nhau:

- Trẻ 0 - 6 tháng có nhịp thở 30 - 60 lần/phút.

- Trẻ 6 - 12 tháng có nhịp thở 24 - 30 lần/phút.

- Trẻ 1 - 5 tuổi có nhịp thở 20 - 30 lần/phút.

- Trẻ 5 - 12 tuổi có nhịp thở 12 - 20 lần/phút.

2.2. Những bất thường trong nhịp thở của trẻ mà cha mẹ cần nhớ

Trẻ được xem là bất thường về nhịp thở khi đếm nhịp thở khác với thông số bình thường như vừa nói đến ở trên. Đi kèm với những bất thường ở nhịp thở trẻ còn có các dấu hiệu khác như:

- Mỗi lần hít vào lỗ mũi trẻ sẽ phình to hơn vì trẻ gặp khó khăn khi hít thở do không có đủ oxy để thở.

- Ngực trẻ bị lõm và co rút thể hiện ở việc mỗi nhịp thở đều cho thấy phần giữa xương ức với xương sườn lõm vào.

Trẻ bất thường về nhịp thở và bị lõm ngực cần được khám bác sĩ ngay

- Tiếng thở khụt khịt hoặc khò khè cảnh báo trẻ đang gặp trở ngại trong đường thở.

- Ho và nôn kèm theo một số hiện tượng như thở nhanh, thở gấp, thở nông, ho nhiều và nôn. Những dấu hiệu này có thể cảnh báo trẻ bị viêm phổi do trào ngược dạ dày hoặc bị nhiễm trùng đường hô hấp.

2.3. Biện pháp xử trí khi nhịp thở của trẻ bất thường

Phương án xử lý nhịp thở của trẻ bất thường phải làm thế nào sẽ khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể:

- Với những trẻ có nhịp thở trên 60 lần/ phút:

+ Cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ.

+ Điều chỉnh lại nhiệt độ phòng.

+ Dỗ cho trẻ dừng khóc.

+ Kiểm tra lại thân nhiệt của trẻ sau khi đã thực hiện các việc trên. Nếu thấy trẻ vẫn thở nhịp như vậy hoặc có bị sốt thì nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Đến khám bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp cha mẹ biết nhịp thở của trẻ bất thường phải làm thế nào là tốt nhất

- Với những trẻ bị ngưng thở trên 20 giây:

+ Gọi xe cấp cứu.

+ Đặt cho trẻ nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra, để cho miệng trẻ con hơi hé một chút.

+ Kề miệng mẹ vào miệng bé rồi mẹ thổi hơi vào trong khoảng 1 giây sau đó rời ra và lại tiếp tục động tác ấy 4 lần nữa.

+ Đặt 2 ngón tay vào giữa ngực trẻ rồi ấn xuống đó 30 lần.

+ Tiếp tục làm động tác thổi hơi cho trẻ như ở trên.

+ Tiếp tục ấn ngực như trên 30 lần rồi tiếp tục thổi hơi thêm 2 lần nữa.

Những động tác này cần thực hiện tuần tự, duy trì cho đến khi trẻ thở lại hoặc xe cấp cứu đã đến.

Ngoài 2 trường hợp cần được đặc biệt chú ý trên đây thì cha mẹ cũng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có các biểu hiện sau:

- Trẻ có dấu hiệu khó ăn hoặc khó ngủ.

- Khó chịu, quấy nhiều.

- Ho nhiều và sâu.

- Trẻ dưới 3 tháng bị sốt trên 38.5 độ C.

- Khóc liên tục.

- Khó thở.

- Mỗi phút thở trên 60 nhịp.

- Da, móng tay, môi trẻ bị nhợt nhạt.

Thực tế đã có rất nhiều phụ huynh khi phát hiện ra con mình có nhịp thở bất thường lại tự tìm hiểu để xử trí cho con tại nhà vì muốn con không phải dùng đến kháng sinh, không phải đến bệnh viện. Đây là một việc làm sai và có thể đẩy trẻ đến trước những tình huống xấu cho sức khỏe, thậm chí nguy hại trực tiếp đến tính mạng.

Là bậc phụ huynh thông thái cha mẹ không nên tìm hiểu cách xử trí nhịp thở của trẻ bất thường phải làm thế nào rồi tìm mọi cách thực hiện cho con tại nhà. Cách đúng đắn nhất mà cha mẹ nên làm cho trẻ là hãy đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp xử trí phù hợp với từng trẻ.

Lo lắng không biết phải làm thế nào khi nhịp thở của con bất thường dễ gặp ở những bậc cha mẹ mới lần đầu nuôi con. Tuy nhiên, theo thời gian chăm sóc trẻ, kinh nghiệm của các cha mẹ sẽ được tích lũy và dần dần điều này sẽ không còn trở nên quá khó khăn nữa. Nếu cần tới sự hỗ trợ y tế chính xác và hiệu quả hơn, cha mẹ có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56. Qua tổng đài này, các chuyên viên y tế giàu kinh nghiệm của bệnh viện sẽ giúp cha mẹ có được sự giúp đỡ hữu ích để tự tin chăm sóc con mình.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.