Các tin tức tại MEDlatec
Cha mẹ băn khoăn: trẻ bị sứt môi hở hàm ếch phẫu thuật bao nhiêu lần là hoàn chỉnh?
- 11/11/2022 | Phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch: Khi nào cần thực hiện?
- 05/05/2022 | Hỏi đáp: Trẻ hở hàm ếch khi nào cần phẫu thuật?
- 16/06/2023 | Hở hàm ếch ở trẻ - Những kiến thức Y khoa cần biết
1. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị sứt môi hở hàm ếch?
1.1. Sứt môi, hở hàm ếch là như thế nào?
Hở hàm ếch và sứt môi khởi phát ở giai đoạn bào thai. Trong đó:
- Sứt môi là phần trên của một hoặc cả hai bên môi có khoảng hở.
- Hở hàm ếch là trẻ có khoảng hở trên vòm miệng, khoảng hở này có thể chỉ ảnh hưởng đến phần mềm nhưng cũng có thể lan tới đến phần xương của vòm miệng.
Có 3 dạng sứt môi hở hàm ếch dễ gặp là:
- Chỉ sứt môi, không có hở hàm ếch.
- Chỉ hở hàm ếch, không có sứt môi.
- Bị đồng thời sứt môi và hở hàm ếch.
Thai phụ nhiễm virus trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể tiềm ẩn nguy cơ sứt môi, hở hàm ếch ở thai nhi
1.2. Nguyên nhân khiến trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch
Sứt môi, hở hàm ếch chịu ảnh hưởng nhiều từ yếu tố môi trường và di truyền. Giai đoạn bào thai, tuần thứ 4 - 5 là thời điểm môi hình thành và giữa tuần thứ 7 - 8 hàm trên hình thành. Nếu những thời điểm này người mẹ chịu ảnh hưởng không tốt bởi yếu tố bên ngoài thì thai nhi sẽ có nguy cơ bị sứt môi và hở hàm ếch. Các yếu tố bên ngoài có nguy cơ cao với sự hình thành dị tật này như:
- Sự xâm nhập của virus vào cơ thể thai phụ ở 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Dùng vitamin A liều cao.
- Thiếu hụt dinh dưỡng, nhất là: axit folic, vitamin B12 và B6.
- Cha mẹ bị bệnh lậu, bệnh giang mai nhưng không được điều trị hiệu quả.
- Thai phụ thường xuyên ở trong môi trường nhiễm hóa chất, tia xạ,...
- Thai phụ có các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe: lo âu kéo dài, hút thuốc, bia rượu, béo phì, suy dinh dưỡng, mang thai ở độ tuổi trên 35,...
2. Vì sao trẻ cần phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch?
Băn khoăn trẻ bị sứt môi hở hàm ếch phẫu thuật bao nhiêu lần là hoàn chỉnh thường xuất phát từ việc cha mẹ thấy được tầm quan trọng của quá trình này đối với sức khỏe và sự tự tin của trẻ.
Thực hiện phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch sẽ giúp trẻ được:
2.1. Cải thiện chức năng ăn uống và hô hấp
Trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch thường gặp khó khăn trong việc ăn uống do thức ăn và chất lỏng dễ tràn vào mũi qua khoảng hở ở vòm miệng. Điều này không chỉ gây khó khăn cho người chăm sóc trẻ mà còn tăng nguy cơ nhiễm trùng tai và đường hô hấp.
Phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch thực hiện thành công giúp khoảng hở được đóng kín, khả năng nuốt và hô hấp được cải thiện. Nhờ vậy mà trẻ ăn uống dễ dàng hơn, nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe có liên quan cũng được giảm thiểu.
Phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch giúp cải thiện khả năng hô hấp, ăn uống cho trẻ
2.2. Phát triển khả năng ngôn ngữ
Một trong những vấn đề lớn nhất đối với trẻ bị hở hàm ếch là khó khăn trong việc phát âm. Khoảng hở ở vòm miệng khiến trẻ không thể tạo ra các âm thanh rõ ràng nên ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp. Phẫu thuật sứt môi, hở hàm ếch được thực hiện sẽ đóng kín khoảng hở giúp trẻ có phát triển ngôn ngữ để giao tiếp bình thường. Cũng nhờ vậy mà trẻ có được sự tự tin trong cuộc sống thường ngày.
2.3. Cải thiện diện mạo
Dị tật sứt môi, hở hàm ếch có thể ảnh hưởng lớn đến diện mạo khuôn mặt của trẻ, khiến trẻ có cảm giác tự ti và thiếu tự tin trong giao tiếp. Phẫu thuật chỉnh hình không chỉ giúp sửa lại môi và hàm mà còn cải thiện đáng kể diện mạo của trẻ. Nhờ vậy, trẻ trở nên tự tin hơn, các ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý được giảm thiểu tối đa, trẻ hòa nhập tốt hơn với cộng đồng.
Trong quá trình thăm khám, điều trị, bác sĩ sẽ trả lời để cha mẹ biết trẻ bị sứt môi hở hàm ếch phẫu thuật bao nhiêu lần là hoàn chỉnh
3. Giải đáp: trẻ bị sứt môi hở hàm ếch phẫu thuật bao nhiêu lần là hoàn chỉnh?
3.1. Số lần phẫu thuật cần thiết đối với trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch
Trẻ bị sứt môi hở hàm ếch phẫu thuật bao nhiêu lần là hoàn chỉnh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dị tật và sự phát triển của trẻ. Đây là một hành trình tương đối dài, thường gồm:
- Phẫu thuật ban đầu: phẫu thuật sứt môi và hở hàm ếch thường được thực hiện trong những năm đầu đời của trẻ. Thông thường:
+ Phẫu thuật sứt môi: thực hiện khi trẻ 3 đến 6 tháng tuổi, trọng lượng cơ thể tối thiểu 5 - 6kg.
+ Phẫu thuật hở hàm ếch: thực hiện khi trẻ 12 - 18 tháng tuổi, trọng lượng cơ thể tối thiểu >10kg.
- Phẫu thuật có tác dụng hỗ trợ: giúp điều chỉnh các vấn đề liên quan để hoàn thiện chức năng, thẩm mỹ, cải thiện kết quả phẫu thuật ban đầu. Các phẫu thuật bổ sung có thể bao gồm:
+ Chỉnh sửa vòm miệng để cải thiện giọng nói.
+ Chỉnh hình môi hoặc mũi để cải thiện diện mạo thẩm mỹ.
+ Ghép xương cho vòm miệng, thường thực hiện khi trẻ 8 - 10 tuổi để hỗ trợ sự phát triển của răng.
Sau phẫu thuật, trẻ cần được theo dõi và hỗ trợ điều trị từ nhiều bác sĩ chuyên khoa: ngôn ngữ trị liệu, nha khoa, tâm lý học. Sự hỗ trợ đa khoa này giúp đảm bảo trẻ được phát triển bình thường về chức năng miệng, khả năng giao tiếp và yếu tố tâm lý.
Phẫu thuật sứt môi và hở hàm ếch là một quá trình phức tạp, lâu dài. Câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị sứt môi hở hàm ếch phẫu thuật bao nhiêu lần là hoàn chỉnh không giống nhau với mọi trường hợp. Cha mẹ có thể tham khảo vấn đề này từ quá trình thăm khám, định hướng điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
Khi trẻ được trải qua quy trình phẫu thuật và chăm sóc đúng cách thì kết quả thẩm mỹ và chức năng đạt được tương đối tốt. Điều này giúp cho trẻ có được cuộc sống bình thường và thêm tự tin về ngoại hình của mình.
Nếu cha mẹ vẫn thắc mắc trẻ bị sứt môi hở hàm ếch phẫu thuật bao nhiêu lần là hoàn chỉnh, quý phụ huynh có thể gọi ngay đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để nhận hỗ trợ từ chuyên gia.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!