Các tin tức tại MEDlatec
Chẩn đoán chính xác bệnh hiếm gặp ở thai phụ có tỉ lệ mắc 1/200.000
- 19/06/2019 | Xét nghiệm có thai được thực hiện như thế nào?
- 19/06/2019 | Siêu âm thai và những điều cần biết
- 19/06/2019 | Giải đáp thắc mắc của mẹ bầu về siêu âm thai nhi
Không có dấu hiệu, phụ nữ 2 con bất ngờ phát hiện bất thường
Khi hỏi tiền sử thai sản, bệnh nhân cho biết đã có 2 con, 2 lần sinh đều mổ đẻ và chưa điều trị bệnh lý sản phụ khoa nào.
Tiếp đó, bệnh nhân được thăm khám và siêu âm đầu dò âm đạo thì bất ngờ bác sĩ Nguyễn Duy Phương - Chuyên Khoa Sản phụ, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC phát hiện không phát hiện có thai trong tử cung và thấy túi thai ở đoạn kẽ bên trái là phần vòi trứng còn nằm trong lớp cơ của tử cung với kích thước 21x17cm. Bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm Beta-hCG (chất do tế bào nuôi của gai rau tiết ra): 6314,82 U/L và được chẩn đoán chửa kẽ tử cung bên trái.
Minh họa khối chửa nằm ngoài tử cung.
Sau khi chẩn đoán, bệnh nhân T được phẫu thuật cắt bỏ khối chửa tại bệnh viện chuyên khoa và kết quả chẩn đoán trùng khớp với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Thai ngoài tử cung - Bệnh hiếm gặp và rất nguy hiểm
Theo BS Phương: Chửa ngoài tử cung có thể xảy ra ở nhiều vị trí mà khối thai làm tổ ngoài buồng tử cung. Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân T là chửa kẽ, khó phát hiện, đồng thời bệnh nhân không có bất kỳ biểu hiện gì của chửa ngoài tử cung. Nếu không được mổ kịp thời, đoạn kẽ sẽ vỡ và chảy máu ồ ạt trong bụng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Chia sẻ thêm về chửa ngoài tử cung, BS Phương cho biết, chửa ngoài tử cung hay còn gọi là thai lạc chỗ, khi trứng thụ tinh làm tổ và phát triển ở một vị trí khác ngoài buồng tử cung thì được gọi là chửa ngoài tử cung.
Nếu được phát hiện sớm và xử trí kịp thời, sẽ cứu sống thai phụ và cảnh giác cho lần mang thai tiếp theo.
Trong tổng số ca chửa ngoài tử cung thì có hơn 95% trường hợp thai ngoài tử cung xảy ra ở ống dẫn trứng (loa vòi, đoạn bóng, đoạn eo) và 5% trường hợp còn lại xảy ra ở các vị trí khác như buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung hoặc sẹo mổ trước đó.
Biểu hiện và yếu tố nguy cơ chửa ngoài tử cung
Triệu chứng ban đầu của chửa ngoài tử cung giống như một thai kỳ bình thường với dấu hiệu như trễ kinh. Ngoài ra, còn có các dấu hiệu khác bao gồm:
- Ra huyết âm đạo bất thường.
- Đau bụng. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện như đột ngột đau dữ dội ở vùng bụng dưới, chóng mặt hoặc ngất xỉu khi khối thai vỡ.
Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, theo BS Phương cần cảnh giác chửa ngoài tử cung nếu có một trong các yếu tố nguy cơ như sau:
- Tiền sử thai ngoài tử cung;
- Tiền sử phẫu thuật ống dẫn trứng, phẫu thuật vùng bụng chậu;
- Viêm vùng chậu;
- Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI).
- Các yếu tố khác: Trên 35 tuổi; Vô sinh; sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản, hút thuốc lá, uống rượu bia,…
Tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân bị chửa ngoài tử cung không xác được nguyên nhân, ví dụ như trường hợp của bệnh nhân T. Do đó, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mang thai cần cảnh giác với chửa ngoài tử cung khi có các dấu hiệu cảnh báo.
Lời khuyên của chuyên gia để có thai kỳ tốt
Bác sĩ Phương đang thực hiện siêu âm cho bệnh nhân.
Để kiểm tra bất thường trong thời kỳ mang thai đồng thời phát hiện kịp thời các bất thường ở thai nhi, BS Phương khuyên chị em khi thấy chậm kinh hoặc nghi ngờ có thai cần đến khám, siêu âm và xét nghiệm càng sớm càng tốt để có hướng xử trí hợp lý nhất cho bệnh nhân.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!