Các tin tức tại MEDlatec
Chế độ dinh dưỡng dành riêng cho bệnh nhân trào ngược axit
- 29/12/2021 | Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ đơn giản tại nhà bạn nên thử
- 17/12/2021 | 5 cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà đơn giản, hiệu quả
- 12/01/2022 | Bạn có biết: Bệnh trào ngược dạ dày uống thuốc gì hiệu quả?
- 21/11/2021 | Tại sao trào ngược dạ dày bị hôi miệng? Cách khắc phục hiệu quả
1. Tìm hiểu về bệnh trào ngược axit
Trào ngược axit là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng, hoạt động của hệ tiêu hóa, chúng còn được biết đến với tên gọi khác là trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh xảy ra trong trường hợp axit dạ dày trào ngược lên thực quản và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Trên thực tế, mọi người thường nhầm lẫn tình trạng trào ngược dạ dày thực quản với hiện tượng trào ngược dịch mật. Để có biện pháp điều trị thích hợp, chúng ta cần phân biệt được hai vấn đề sức khỏe kể trên.
Bệnh trào ngược axit là nguyên nhân khiến bạn sụt cân, ăn uống kém ngon miệng
Đối với bệnh nhân bị trào ngược axit dạ dày, triệu chứng đặc biệt nhất đó là ợ nóng và gây cảm giác khó chịu, nóng ran vùng bụng hoặc ngực. Đặc biệt, sau khi vừa ăn một bữa no và nằm ngửa hoặc cúi gập người ngay lập tức, mọi người có nguy cơ bị ợ nóng rất cao. Ngoài ra, ợ hơi hoặc ợ chua cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản. Nếu như hiện tượng ợ hơi xảy ra vào thời điểm bệnh nhân cảm thấy đói bụng thì triệu chứng ợ chua thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng sớm.
Bên cạnh dấu hiệu kể trên, bạn còn đối mặt với rất nhiều triệu chứng khác, có thể kể đến như: buồn nôn, đau họng và gặp khó khăn khi nuốt đồ ăn, thường xuyên bị ho khan hoặc khó thở,… Do chức năng hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, bệnh nhân ăn uống không ngon miệng nên cân nặng sút nhanh chóng. Nếu gặp phải những vấn đề kể trên, bạn nên đi kiểm tra để xác định rõ mình có mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay không?
2. Bệnh trào ngược axit dạ dày có để lại nhiều biến chứng xấu không?
Một vấn đề được mọi người đặc biệt quan tâm là: bệnh trào ngược axit có ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Khi mắc bệnh, chức năng của hệ tiêu hóa sẽ suy giảm trước tiên, bệnh nhân phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu cũng như tình trạng sụt cân mất kiểm soát.
Bệnh nhân có thể bị loét thực quản nếu không điều trị sớm
Các bác sĩ cũng cho biết bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản dễ ốm hơn so với người bình thường. Những hiện tượng thường gặp như: viêm họng, bệnh viêm phổi hoặc viêm xoang, ngoài ra tình trạng viêm tai hoặc viêm tuyến giáp cũng có khả năng xảy ra tương đối cao. Chính vì thế bệnh nhân bị trào ngược axit nên chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt.
Nhiều bệnh nhân bị loét thực quản do không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh, tình trạng này khiến bạn thường xuyên ói mửa, thậm chí không hề có cảm giác thèm ăn. Nguyên nhân gây tổn thương thực quản đó là dịch axit trào ngược liên tục và gây hiện tượng viêm niêm mạc thực quản. Trong khi đó, một số người bệnh có nguy cơ bị hẹp thực quản, ảnh hưởng tới hoạt động của toàn bộ hệ tiêu hóa nói chung. Nghiêm trọng hơn, tình trạng ung thư thực quản có thể xảy ra và gây ra nhiều khó khăn cho quá trình điều trị.
3. Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân trào ngược axit
Trong quá trình điều trị bệnh, mọi người cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày để kiểm soát tình trạng trào ngược axit, giúp sức khỏe sớm hồi phục. Vậy bệnh nhân nên lựa chọn những loại thực phẩm như thế nào cho bữa ăn hàng ngày?
Người bệnh trào ngược axit nên ăn gì?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết thực phẩm có tính kiềm rất tốt đối với những người đang mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Bởi vì chúng có tác dụng trung hòa axit dạ dày cực kỳ tốt, nhờ vậy niêm mạc thực quản không phải chịu quá nhiều tổn thương. Đồng thời, thực phẩm mang tính kiềm cũng góp phần kiểm soát tình trạng thực quản co thắt do axit dạ dày trào ngược.
Trong đó, thực phẩm chứa nhiều tinh bột có tính kiềm tương đối cao, đặc biệt đây đều là món ăn quen thuộc của người Việt Nam, ví dụ như bột yến mạch hoặc bánh mì. Chính vì thế, bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ ăn hơn và không hề bị ngán. Bên cạnh đó, mọi người nên bổ sung thêm vào bữa ăn hàng ngày một số loại đậu như đậu đỏ, hoặc đỗ Hà Lan. Theo một số nghiên cứu, nhóm thực phẩm này có chứa nhiều chất xơ và amino acid có lợi cho người đang điều trị bệnh trào ngược axit thực quản.
Bệnh nhân trào ngược axit cũng có thể tham khảo và sử dụng thêm một số loại đạm dễ tiêu, sữa chua, kết hợp uống hỗn hợp nghệ - mật ong để cải thiện sức khỏe, giảm các triệu chứng bệnh. Như vậy, chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản khá đa dạng và quen thuộc, dễ ăn.
Yến mạch là thực phẩm có tính kiềm cao
4. Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên kiêng gì?
Đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, các thực phẩm làm tăng tiết axit thường khiến tình trạng bệnh thêm tồi tệ hơn. Đó là lý do vì sao bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có lượng axit cao hơn bình thường, có thể kể tới như: quả cam, dứa hoặc quýt,… Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân không nên ăn những món cay nóng, đồ ngọt như chocolate và các loại đồ uống có cồn, có ga…
Một lưu ý nhỏ dành cho bệnh nhân là cùng một khẩu phần ăn, họ nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn một bữa lớn. Bởi vì ăn quá nhiều thức ăn trong cùng lúc sẽ khiến lượng axit dạ dày hình thành nhiều hơn và tiềm ẩn nguy cơ gây trào ngược dạ dày thực quản. Đây là bí quyết rất đơn giản nhưng ít người biết tới khi theo dõi và điều trị tình trạng trào ngược axit.
Bệnh nhân không nên ăn, uống quá nhiều chanh
Sau khi ăn xong, bệnh nhân không được nằm ngửa hoặc cúi gập người ngay lập tức, điều này có thể khiến hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra, gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Tốt nhất chúng ta nên dành thời gian ngồi nghỉ ngơi, thư giãn sau bữa ăn, giúp thức ăn tiêu hóa được phần nào.
Hy vọng rằng những kinh nghiệm kể trên sẽ giúp mọi người xây dựng được thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý dành cho bệnh nhân trào ngược axit. Việc kết hợp điều trị và ăn uống điều độ, lành mạnh sẽ giúp chúng ta phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!