Các tin tức tại MEDlatec
Chỉ số đường huyết: những vấn đề cơ bản cần lưu tâm
- 01/10/2021 | Chỉ số đường huyết bao nhiêu là chuẩn - tư vấn chi tiết từ bác sĩ
- 17/09/2022 | Chỉ số đường huyết bình thường ở mức bao nhiêu?
- 01/01/2024 | Tìm hiểu về chỉ số đường huyết của người trên 60 tuổi
- 01/01/2024 | Chỉ số đường huyết lúc sáng sớm cho biết điều gì?
- 11/09/2024 | Hỏi đáp: Làm gì khi chỉ số đường huyết cao hơn bình thường?
1. Tại sao cần quan tâm đến chỉ số đường huyết?
1.1. Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết là thước đo lượng đường glucose có trong máu. Đường glucose là nguồn năng lượng chính cho cơ thể, giúp duy trì hoạt động của các tế bào và các chức năng sinh học khác.
Chỉ số đường huyết là căn cứ để chẩn đoán bệnh tiểu đường
Chỉ số đường huyết được đo bằng đơn vị mg/dL hoặc mmol/L. Đối với người bình thường, mức đường huyết bình thường khi đói dao động trong khoảng 70 - 100 mg/dL (3.9 - 5.6 mmol/L) và không vượt quá 140 mg/dL (7.8 mmol/L) vào 2 giờ sau ăn.
1.2. Vì sao cần quan tâm đến chỉ số đường huyết?
Chỉ số đường huyết đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ và duy trì sức khỏe tổng thể. Một trong những lợi ích chính của việc duy trì chỉ số đường huyết ổn định là ngăn chặn nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Khi đường huyết tăng cao, cơ thể không thể sản xuất insulin đủ để kiểm soát lượng đường trong máu, dẫn đến bệnh tiểu đường. Tiểu đường có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như: tổn thương thần kinh, bệnh tim mạch, suy giảm chất lượng cuộc sống,...
Ngoài ra, đường huyết không ổn định còn có thể tác động đến trạng thái tinh thần và tâm lý. Sự thay đổi nhanh chóng về chỉ số đường huyết có thể gây cảm giác mệt mỏi, căng thẳng và thậm chí còn tăng cảm giác căng thẳng và lo lắng.
Kiểm soát và theo dõi chỉ số đường huyết, về lâu dài chính là biện pháp giảm nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe.
2. Kiểm soát chỉ số đường huyết qua chế độ ăn uống và vận động
2.1. Chế độ ăn uống và chỉ số đường huyết
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và kiểm soát chỉ số đường huyết. Rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt là những nguồn dinh dưỡng quan trọng có thể kiểm soát đường huyết nên được đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Chế độ ăn uống hàng ngày có vai trò quan trọng đối với kiểm soát chỉ số đường huyết
Các loại rau củ như: bắp cải, rau lá xanh, cà rốt, cà chua,... không chỉ giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa mà còn có tác dụng duy trì sự ổn định của chỉ số đường huyết. Ngũ cốc nguyên hạt có chứa chất xơ, protein và các loại tinh bột phức tạp giúp cung cấp năng lượng dài hạn và giảm nguy cơ tăng đột ngột đường huyết sau ăn.
Một chế độ ăn giảm thiểu thực phẩm chế biến sẵn, đường cũng góp phần vào duy trì ổn định chỉ số đường huyết. Nhóm thực phẩm này thường chứa nhiều đường tinh khiết và carbohydrate đơn giản có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng. Thay vào đó, hãy ưu tiên lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như diêm mạch, hạt chia và các loại thực phẩm giàu chất béo tốt để ổn định chỉ số đường huyết.
Thói quen ăn thành các bữa nhỏ cũng có thể giúp kiểm soát đường huyết. Bên cạnh đó, kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể và duy trì cân nặng sẽ tránh được tình trạng tăng cân đột ngột gây mất ổn định chỉ số đường huyết.
2.2. Hoạt động vận động và chỉ số đường huyết
Hoạt động vận động đều đặn không chỉ tốt cho sức khỏe tim mạch mà còn có thể kiểm soát chỉ số đường huyết. Hoạt động vận động giúp cơ thể sử dụng glucose hiệu quả hơn, giảm mức đường huyết sau khi ăn. Điều này đặc biệt quan trọng cho những người có nguy cơ tiểu đường hoặc đang mắc bệnh tiểu đường, giúp duy trì mức đường huyết ổn định và kiểm soát trọng lượng cơ thể.
Tăng cường các hoạt động vận động, tập luyện thể dục đều mang lại lợi ích trong kiểm soát đường huyết. Các bài tập đạp xe, đi bộ, yoga,... đều có thể giảm nguy cơ tiểu đường. Ngoài ra, tập thể dục đều đặn còn có thể kiểm soát cân nặng - yếu tố quan trọng trong duy trì sự ổn định của đường huyết.
Thói quen luyện tập thể dục, vận động thể thao hàng ngày kết hợp với chế độ ăn uống cân đối chính là giải pháp kiểm soát đường huyết và xây dựng lối sống lành mạnh cho cơ thể.
3. Cách kiểm tra và theo dõi chỉ số đường huyết
Để duy trì sức khỏe và quản lý chỉ số đường huyết ổn định, việc kiểm tra và theo dõi đường huyết là việc cần thiết. Phương pháp phổ biến nhất để thực hiện điều này là sử dụng dụng cụ đo đường huyết tại nhà. Thông qua việc kiểm tra hàng ngày, bạn sẽ chủ động nắm bắt được chỉ số đường huyết của mình và hiểu rõ cách cơ thể phản ứng sau khi ăn hoặc tập luyện.
Xét nghiệm đường huyết tại nhà - chủ động theo dõi sức khỏe kịp thời, tiện lợi
Đối với những người có nguy cơ cao về tiểu đường hoặc đang mắc bệnh lý này, việc theo dõi đường huyết theo chỉ dẫn của bác sĩ là cách tốt nhất để đảm bảo hiệu quả việc quản lý chỉ số tiểu đường. Mặt khác, thăm khám định kỳ cũng sẽ giúp đánh giá đúng tình trạng sức khỏe để người bệnh biết cách lựa chọn chế độ ăn uống và hoạt động vận động phù hợp, giúp duy trì mức đường huyết ổn định.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo, người ở độ tuổi trên 35 không có yếu tố nguy cơ nên được sàng lọc tiền tiểu đường và tiểu đường type 2 định kỳ hàng năm. Ngoài ra, phụ nữ có kế hoạch mang thai cũng nên làm xét nghiệm đường huyết để dự đoán nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Để chẩn đoán chính xác tiểu đường nên thực hiện nghiệm pháp đường huyết hoặc xét nghiệm HbA1c. Đây chính là 2 hình thức đang được áp dụng phổ biến nhất hiện nay để đưa ra chẩn đoán xác định đối với bệnh tiểu đường và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Quý khách hàng có nhu cầu kiểm tra chỉ số đường huyết tại nhà có thể liên hệ đặt lịch xét nghiệm tận nơi cùng Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56. Sau khi có kết quả xét nghiệm, nếu phát hiện bất thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ giải thích cụ thể và định hướng điều trị, chế độ dinh dưỡng phù hợp để quý khách kiểm soát tốt chỉ số tiểu đường.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!