Tin tức

Những điều nên biết về bảng chuyển đổi đường huyết

Ngày 04/05/2023
Đường huyết là năng lượng chính cho các hoạt động của cơ thể. Vì thế, bất cứ vấn đề nào khiến cho lượng đường trong máu tăng hoặc giảm đều sẽ gây nên bất ổn cho sức khỏe. Biết cách sử dụng bảng chuyển đổi đường huyết sẽ giúp bạn kiểm soát tốt đường huyết để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân.

1. Một số vấn đề khái quát về đường huyết

1.1. Chỉ số đường huyết bình thường

Đường huyết (glucose trong máu) là dạng năng lượng được chuyển hóa từ thức ăn do cơ thể nạp vào. Ở người bình thường, chỉ số đường huyết như sau:

- Đường huyết trước khi đi ngủ: 110 - 150mg/dL (6.0 - 8.3mmol).

- Đường huyết lúc đói: 70mg/dL - 92 mg/dL (3.9 - 5mmol/l).

- Đường huyết sau khi ăn 2 giờ: < 120mg/dL (< 6.6 mmol/l).

Bảng chỉ số đường huyết tham khảo

Bảng chỉ số đường huyết tham khảo

Có rất nhiều yếu tố tác động khiến chỉ số đường huyết thay đổi như: bữa ăn trong ngày, tuổi tác, mất nước, ốm, stress, loại thuốc sử dụng, kinh nguyệt, rượu, hoạt động thể chất,... Do đó, lượng đường huyết hầu như không cố định trong ngày và được xem là ở ngưỡng an toàn nếu người khỏe mạnh có chỉ số đường huyết đo được vào buổi sáng < 100 mg/dL (5.6 mmol/L).

1.2. Về tình trạng tăng/hạ đường huyết

- Tăng đường huyết

Đường huyết tăng tức là lượng đường trong máu tăng vượt ngưỡng bình thường gây nên sự dư thừa glucose ở các mô trong cơ thể. Chỉ số đường huyết được gọi là tăng khi lượng đường trong máu vượt ngưỡng 11.1mmol/l (200 mg/dL). 

Đường huyết tăng nguyên nhân chính là do chỉ số insulin không ổn định khiến cho glucose máu bị mất khả năng điều hòa.

- Hạ đường huyết

Đây là tình trạng lượng đường trong máu giảm thấp hơn bình thường

Hạ đường huyết là tình trạng xảy ra khi nồng độ đường trong máu < 3.9 mmol/l (< 70mg/dL) khiến cho cơ thể bị thiếu glucose nên các hoạt động bên trong cơ thể bị rối loạn. 

Một số người bị hạ đường huyết khi làm việc và tập luyện quá sức, ăn muộn, bỏ bữa, bị ốm, dùng chất kích thích khi đói,...

Dù là hạ hay tăng đường huyết thì đây đều là những tình trạng gây nên các hệ lụy không tốt cho sức khỏe, cần được phát hiện để xử lý đúng cách để đưa đường huyết về ngưỡng bình thường.

2. Bảng chuyển đổi đường huyết và cách dùng

2.1. Khái niệm bảng chuyển đổi đường huyết

Với những người mới bắt đầu dùng máy kiểm tra đường huyết để tự theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà thì bảng chuyển đổi đường huyết chính là công cụ giải thích kết quả đo được, nhờ đó mà việc đánh giá đường huyết tại nhà trở nên dễ dàng hơn.

Bảng chuyển đổi đường huyết

Bảng chuyển đổi đường huyết

Bảng quy đổi đường huyết là bảng trong đó có chứa hai cột hiển thị số liệu quy đổi về chỉ số đường huyết từ một đơn vị này qua một đơn vị khác. Trong bảng sẽ có chỉ số đường huyết được đo bằng miligam trên decilit (mg/dL) - một đơn vị được dùng phổ biến; và một cột khác được đo bằng milimol trên lít (mmol/ L) - đơn vị hay dùng ở tạp chí y khoa và một số quốc gia khác.

Bảng chuyển đổi đường huyết bao gồm các chỉ số đường huyết khác nhau tương ứng với mỗi đơn vị được liệt kê đi cùng với giá trị quy đổi. Thông qua bảng này bạn sẽ biết cách chuyển đổi và diễn giải phép đo đường huyết tại nhà của mình một cách dễ dàng.

2.2. Chi tiết về bảng chuyển đổi đường huyết

Hiện quốc tế công nhận 2 đơn vị chỉ số đường huyết là mg/ dL và mmol/ l. Chỉ số đường huyết của mỗi đơn vị không giống nhau. Khi muốn theo dõi đường huyết tại nhà bạn cần hiểu đúng về 2 đơn vị này cũng như cách chuyển đổi đơn vị để theo dõi và nhận diện đúng về chỉ số đường huyết.

Theo đó, cả 2 đơn vị trên đây đều dùng để đo mức đường huyết, chúng chỉ khác nhau ở phạm vi sử dụng của mỗi đơn vị ở từng khu vực trên thế giới. Đơn vị mmol/ L dùng để đo nồng độ glucose hoặc số lượng phân tử trong mỗi lít máu. Đơn vị mg/ dL dùng để đo tỷ lệ giữa trọng lượng glucose hoặc nồng độ glucose trong mỗi lít máu.

Khi bạn sử dụng thiết bị đo đường huyết thì tùy vào loại máy mà bạn dùng, chỉ số đường huyết thu được sẽ là mmol/ L hoặc  mg/ dL. Nếu muốn chuyển đổi từ đơn vị này sang đơn vị khác thì bạn cần tham khảo bảng chuyển đổi đường huyết để đối sánh với giá trị mà mình đo được.

Cách quy đổi đơn vị chỉ số đường huyết như sau: 

- 1 mmol/ l  = 1 mg/ dl : 18.

- 1 mg/ dl =  1 mmol/ l x 18.

Từ cách quy đổi này bạn hãy đối chiếu vào bảng quy đổi đường huyết dưới đây để hiểu về tình trạng đường huyết của mình:

Thăm khám bác sĩ định kỳ giúp tìm ra bất thường và kiểm soát đường huyết hiệu quả

Thăm khám bác sĩ định kỳ giúp tìm ra bất thường và kiểm soát đường huyết hiệu quả

Người bị bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường cần thường xuyên theo dõi chỉ số đường huyết của mình để có biện pháp kiểm soát ổn định đường huyết. Nếu để lượng đường huyết quá cao trong thời gian dài có nghĩa là bạn sẽ khiến mình phải đối mặt với nhiều biến chứng của bệnh tiểu đường như phát triển đột quỵ, bệnh tim mạch, bệnh thận, tổn thương võng mạc, tổn thương thần kinh,...

Để theo dõi và kiểm soát đường huyết tại nhà thì thời điểm đo đường huyết tốt nhất là trước và sau mỗi bữa ăn. Tiến hành đều đặn việc này sẽ giúp bạn biết được thực tế tình trạng đường huyết của mình để có biện pháp điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống cho phù hợp.

Tuy nhiên, để có được một chế độ khoa học về sinh hoạt, dinh dưỡng để kiểm soát đường huyết hiệu quả thì tham khảo tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên gia y tế vẫn là giải pháp tốt nhất.

Những nội dung chia sẻ về bảng chuyển đổi đường huyết trên đây mong rằng sẽ hữu ích với bạn trong quá trình chăm sóc sức khỏe tại nhà. Nếu có nhu cầu xét nghiệm đường huyết tận nơi bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên của Hệ thống Y tế MEDLATEC tư vấn đầy đủ thông tin và hướng dẫn cách thức thực hiện nhanh chóng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ