Các tin tức tại MEDlatec
Chỉ số RBC trong xét nghiệm máu là gì, chỉ số này tăng giảm khi nào?
- 23/03/2022 | Chỉ số RBC trong xét nghiệm máu là gì? Nên xét nghiệm RBC ở đâu?
- 24/06/2024 | Chỉ số RBC trong xét nghiệm máu là gì và vai trò đối với sức khỏe?
- 11/09/2024 | Chỉ số GOT trong xét nghiệm máu là gì? Có ý nghĩa như thế nào?
- 11/09/2024 | NEUT trong xét nghiệm máu là gì? Những lưu ý và địa chỉ uy tín làm xét nghiệm
- 17/09/2024 | HCT trong xét nghiệm máu là gì và những thắc mắc thường gặp
1. Chỉ số RBC trong xét nghiệm máu là gì?
Xét nghiệm máu là phương pháp có thể giúp đánh giá, theo dõi tình trạng sức khỏe và nhận biết, phát hiện nhiều loại bệnh lý khác nhau. Trong kết quả của xét nghiệm này, RBC cũng là một chỉ số quan trọng. Vậy chỉ số RBC trong xét nghiệm máu là gì?
RBC (tên đầy đủ là Red Blood Cell) là chỉ số đo lường số lượng hồng cầu trong máu. Đây là một trong ba tế bào máu bên cạnh bạch cầu, tiểu cầu và là tế bào máu có số lượng nhiều nhất. Hồng cầu được sản xuất ra trong tủy xương, nhờ huyết sắc tố trong hồng cầu mà máu có màu đỏ. Loại tế bào máu này giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe và các hoạt động của cơ thể con người khi đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi tới các mô, cơ quan khắp cơ thể và nhận lại khí cacbonic từ các mô đưa về phổi để đào thải, loại bỏ ra ngoài.
Chỉ số RBC phản ánh số lượng của tế bào hồng cầu trong máu
2. Xác định chỉ số RBC trong máu bằng cách nào?
Như vậy, câu trả lời cho vấn đề RBC trong xét nghiệm máu là gì đã được giải đáp. Và thực hiện xét nghiệm máu chính là phương pháp để xác định chỉ số RBC. Sau khi thăm khám lâm sàng, xét nghiệm sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện khi cơ thể bạn đang có các triệu chứng bất thường.
Để tiến hành làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy một lượng máu nhỏ ở tĩnh mạch hoặc mao mạch (hoặc trong ít trường hợp cũng có thể lấy máu từ động mạch) của bạn. Kết quả xét nghiệm thu được sẽ cho bạn biết tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như giúp phát hiện sớm các vấn đề bệnh lý cơ thể đang gặp phải.
Ở người bình thường, chỉ số giá trị của RBC thường vào khoảng 4.0 đến 5.9 triệu tế bào/cm3. Tính theo đơn vị quốc tế, chỉ số này là 3.90-5.03 (T/L) ở nữ giới và 4.32-5.72 (T/L) ở nam giới. Đối với trẻ sơ sinh, sẽ ở mức 3.8 (T/L).
Kết quả xét nghiệm RBC cho biết tình trạng sức khỏe, giúp phát hiện sớm các vấn đề bệnh lý
3. Chỉ số RBC trong máu tăng hoặc giảm khi nào?
Bên cạnh việc biết được chỉ số RBC trong xét nghiệm máu là gì và trường hợp chỉ số RBC bình thường ở mức như thế nào, khi xét nghiệm máu cho thấy số lượng hồng cầu trong máu tăng cao hoặc giảm có thể là dấu hiệu cơ thể đang gặp phải vấn đề bất thường về sức khỏe. Cụ thể như sau:
Trường hợp chỉ số RBC trong máu tăng
Thường không có nhiều các trường hợp có chỉ số RBC trong máu tăng cao hơn mức bình thường. Khi gặp phải tình trạng này, có thể xuất hiện các dấu hiệu như bị chóng mặt, đau đầu, có hiện tượng xanh tím và đỏ hơn lúc bình thường ở da môi và da cổ khi thời tiết lạnh, lá lách to và cứng nhẵn,...
Các đối tượng như người béo phì, thừa cân, người mắc bệnh tăng huyết áp hoặc bệnh đa hồng cầu thực, người bị mất nước, đi ngoài, nôn nhiều, người mắc bệnh rối loạn tuần hoàn tim,... có thể gặp phải tình trạng này. Khi chỉ số RBC trong máu tăng cao, có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu khi có hiện tượng máu đặc quánh lại, gây đột quỵ nếu người bệnh không có biện pháp cải thiện kịp thời. Từ đó, dẫn đến nguy hiểm cho sự sống của người bệnh.
Ngoài ra, trường hợp chỉ số hồng cầu tăng cao cũng có thể xảy ra sau bữa ăn, sau khi lao động nặng hoặc ở người sống ở các vùng núi cao,...
Trường hợp chỉ số RBC trong máu giảm
Đối với các trường hợp có chỉ số hồng cầu trong máu giảm, tình trạng này có thể xảy ra ở các đối tượng bị thiếu máu, thiếu sắt, thiếu vitamin B12, thiếu axit folic, bà bầu, người mắc bệnh ung thư hoặc các bệnh liên quan đến thận, bệnh nhân bị suy tủy, người già,...
Tình trạng chỉ số RBC tăng cao có thể xảy ra ở người bị thiếu sắt trong chế độ ăn uống
Khi chỉ số RBC trong máu giảm đáng kể, thì sẽ có một số biểu hiện như khó tập trung, cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau nhức đầu, thay đổi tâm lý một cách thất thường,... Bên cạnh đó, trường hợp thiếu máu nặng, người bệnh có thể bị khó thở, da nhợt nhạt hơn, đau lưỡi,...
Hy vọng các thông tin được cung cấp trong bài viết trên đây đã có thể giúp bạn biết được chỉ số RBC trong xét nghiệm máu là gì cũng như các trường hợp số lượng hồng cầu trong máu bình thường, tăng hay giảm.
Để thực hiện xét nghiệm máu hoặc các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe khác, bạn có thể lựa chọn các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC.
MEDLATEC là đơn vị y tế đã có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực và nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao từ phía khách hàng. MEDLATEC quy tụ đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ, kỹ thuật viên và nhân viên y tế với trình độ chuyên môn cao, thái độ nhiệt tình, tận tâm với bệnh nhân. Đồng thời, MEDLATEC cũng được đầu tư các thiết bị, hệ thống máy móc và công nghệ xét nghiệm tiên tiến, trong đó, Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC được cấp 2 chứng chỉ quốc tế ISO 15189:2012 và CAP. Do vậy, quý khách hàng khi lựa chọn MEDLATEC có thể yên tâm về năng lực xét nghiệm của bệnh viện.
Đi kèm với đó, MEDLATEC cũng triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi cho quý khách hàng không thuận tiện đến trực tiếp các cơ sở thuộc MEDLATEC. Với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi này, quý khách sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức đi lại, sau khi có kết quả, khách hàng có thể dễ dàng tra cứu qua tin nhắn SMS, đồng thời sẽ có bác sĩ của bệnh viện gọi điện tư vấn kết quả, đưa ra lời khuyên trong chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, hoặc chỉ định đi thăm khám chuyên sâu, đảm bảo phù hợp với thể trạng sức khỏe của khách hàng.
Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC tạo thuận lợi cho khách hàng
Mời quý khách hàng liên hệ đến đường dây nóng: 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên của MEDLATEC giải đáp những thắc mắc liên quan và hỗ trợ quý khách hàng đặt lịch thăm khám, lấy mẫu xét nghiệm tận nơi.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!