Các tin tức tại MEDlatec

Chiều dài xương mũi thai nhi, những vấn đề mẹ bầu cần lưu tâm

Ngày 30/06/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Bên cạnh các chỉ số về chiều dài đầu, mông, tim thai,... thì chiều dài xương mũi cũng là một yếu tố phản ánh sự phát triển bình thường của thai nhi. Vậy thời điểm nào có thể đo được chính xác chiều dài xương mũi thai nhi và chỉ số này phản ánh điều gì, nội dung bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể về những vấn đề đó.

1. Vì sao cần quan tâm đến chiều dài xương mũi thai nhi?

Trong số các hội chứng dị tật bẩm sinh liên quan đến nhiễm sắc thể, cần sàng lọc trước sinh thì Down là hội chứng không thể bỏ qua. Hội chứng này được tầm soát ở 3 tháng đầu thai kỳ căn cứ trên tuổi mang thai, độ mờ sinh hóa và sàng lọc huyết thanh của mẹ.

Chiều dài xương mũi thai nhi có vai trò quan trọng trong việc tầm soát hội chứng Down

Trẻ mắc hội chứng Down có biểu hiện: khuôn mặt phẳng, chiều dài xương sống mũi ngắn hơn mức bình thường. Những đặc điểm bất thường hình thái thai nhi này có thể phát hiện qua siêu âm. Vì thế, siêu âm là một trong những phương pháp sàng lọc trước sinh không thể bỏ qua.

Như vậy, đo chiều dài xương mũi thai nhi là một chỉ số cần để sàng lọc hội chứng Down ở thai nhi.

2. Chiều dài xương mũi thai nhi như thế nào là bình thường?

2.1. Khi nào đo chiều dài xương mũi thai nhi chuẩn nhất?

Mũi thai nhi bắt đầu hình thành từ tuần thai thứ 4 nhưng phải đến tuần 11 - 12 thì mới cấu tạo thành mũi hoàn chỉnh. Do vậy, từ tuần thai này có thể đo được chiều dài xương mũi thai nhi và việc khảo sát này sẽ cần kéo dài đến tuần thai thứ 32.

Siêu âm thai kỳ vào tuần thai 11 - 12 có thể phát hiện được 2 bất thường về xương mũi của thai nhi như sau:

- Thai nhi không có xương sống mũi (bất sản xương mũi).

- Chiều dài xương mũi thai nhi ngắn hơn chỉ số tiêu chuẩn (bất sản 1 phần xương mũi).

Hầu hết các trường hợp không có xương sống mũi hoặc xương sống mũi ngắn đều là dấu hiệu cảnh báo hội chứng Down. Ở những tuần 11 - 13 tuần 6 ngày, khi có bất thường về xương sống mũi, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm Double test hoặc NIPT để có căn cứ chẩn đoán đúng. Nếu kết quả của những xét nghiệm này và kết quả siêu âm hình thái thai nhi vẫn cho thấy nguy cơ cao thì bác sĩ sẽ chỉ định chọc ối để có căn cứ kết luận thai nhi có mắc Down hay không.

Bảng tham khảo chỉ số chiều dài xương mũi thai nhi theo tuần tuổi

Đo chiều dài xương mũi thai nhi là một kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ siêu âm phải có trình độ cao và giàu kinh nghiệm. Vì thế, thai phụ nên lựa chọn địa chỉ khám thai uy tín để đảm bảo tính chính xác của các kết quả kiểm tra dị tật bẩm sinh của thai nhi trong thai kỳ.

2.2. Chiều dài xương mũi thai nhi theo từng tuần tuổi

Nghiên cứu đo chiều dài xương mũi thai nhi được các nhà khoa học Philippines thực hiện trên 74 mẹ bầu vào 2020 - 2011 cho thấy kết quả như sau:

- Tuần 11 - 15: lần lượt có sự thay đổi chỉ số 1.97mm - 2.37mm - 2.90mm - 2.44mm - 4.05mm.

- Tuần 20: từ 4.5mm trở lên.

Chiều dài xương mũi tăng lên cùng với tuổi thai. Đây là một trong các chỉ số cho thấy sự phát triển bình thường về hình thái thai nhi. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, khi thai nhi được 20 tuần tuổi thì chiều dài của xương mũi từ 4.50mm trở lên là bình thường, còn nếu dưới 3.50mm ở tuần thai thứ 22 thì nguy cơ em bé mắc hội chứng Down là rất cao.

Chỉ số về chiều dài xương mũi thai nhi ở trên chỉ có tính chất tham khảo, có sự khác nhau tùy theo gen của bố mẹ, chủng tộc, tuổi thai,... Đây là căn cứ để bác sĩ so sánh và đưa ra kết luận mũi của thai nhi có phát triển bình thường hay không.

3. Chăm sóc thai kỳ như thế nào để thai nhi có “chiếc” mũi cao?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự phát triển mũi của thai nhi chịu chi phối từ yếu tố dinh dưỡng đến 30%. Ngoài ra, các yếu tố như, môi trường, thể dục, vận động và di truyền cũng ảnh hưởng tới sụn mũi thai nhi.

Mẹ bầu cần khám thai đầy đủ theo các mốc được bác sĩ hẹn để theo dõi và đánh giá sự phát triển của thai nhi

Vì thế, để thai nhi có sự phát triển tốt nhất về chiều dài xương mũi, mẹ nên:

- Cân bằng yếu tố dinh dưỡng trong thai kỳ

Khi bổ sung dinh dưỡng mẹ bầu cần chú ý đảm bảo sự cân đối của cả 4 nhóm chất: chất béo, bột đường, chất đạm và chất xơ. Mỗi giai đoạn cần tăng cường thêm lượng chất khác nhau để đáp ứng với nhu cầu phát triển của thai nhi.

- Vận động đều đặn, vừa sức

Mẹ bầu có chế độ vận động hợp lý trong thai kỳ sẽ vừa có được trạng thái tinh thần thoải mái, duy trì sức khỏe vừa giúp thai nhi có điều kiện để phát triển hoàn thiện. Mẹ bầu có thể lựa chọn các bài tập yoga hoặc đi bộ 20 phút/ngày.

- Chú ý sức khỏe và giữ tinh thần thoải mái

Hạn chế những yếu tố tác động khiến tâm thần bị áp lực, stress, lo âu, buồn rầu,... sẽ tốt hơn cho thai kỳ vì những trạng thái này dễ làm cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến thai nhi và tăng nguy cơ trầm cảm.

Thăm khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ là cách tốt nhất để mẹ bầu biết được tình trạng sức khỏe của mình, sự phát triển của thai nhi và không bỏ qua các mốc kiểm tra quan trọng (như : 12 - 13 tuần, 20 - 22 tuần, 30 - 32 tuần) kiểm tra chiều dài xương mũi thai nhi. Ngoài ra, nếu có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy thai kỳ bất ổn, mẹ bầu cũng cần đi khám bác sĩ sản khoa ngay để được đánh giá đúng.

Mong rằng qua bài viết này mẹ bầu đã hiểu hơn về tầm quan trọng của việc siêu âm thai để không bỏ qua những mốc khám thai quan trọng và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Để được siêu âm thai cũng như theo dõi thai và được tư vấn cặn kẽ về xét nghiệm sàng lọc trước sinh, mẹ bầu có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ Sản khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.