Các tin tức tại MEDlatec
Có nên tiêm vắc xin phế cầu không và lịch tiêm như thế nào?
- 10/10/2019 | Vắc xin MMR - Những điều cần biết khi đưa trẻ đi tiêm phòng
- 05/10/2019 | Tiêm vắc xin cho trẻ ở đâu an toàn, đáng tin cậy?
- 11/10/2019 | Giải đáp thắc mắc vắc xin quai bị bao nhiêu tiền?
1. Có nên tiêm vắc xin phế cầu?
Trong các loại vắc xin phế cầu hiện nay trên thế giới, vắc xin Synflorix là phổ biến nhất. Synflorix có nguồn gốc từ Bỉ, có khả năng phòng ngừa 10 chủng phế cầu khuẩn thường gặp nhất, dễ gây nhiễm nhất cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi. Ngoài ra, còn vắc xin Prevenar 13 giúp ngừa 13 chủng phế cầu khuẩn và Pneumo 23 giúp ngừa 23 chủng phế cầu khuẩn.
Có nhiều chủng phế cầu khuẩn khác nhau có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ, gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm tai giữa, nhiễm trùng máu,…
Viêm tai giữa
Phế cầu khuẩn có thể lây lan từ ổ viêm mũi họng đến tai thông qua vòi nhĩ, gây viêm, ứ đọng dịch trong tai. Viêm tai giữa ở trẻ nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới thủng màng nhĩ, gián đoạn chuỗi xương con, làm tiêu xương,…
Viêm màng não
Vi khuẩn phế cầu gây viêm màng não thường xuất phát từ niêm mạc hầu họng, loài vi khuẩn này rất dễ lây cho trẻ qua đường hô hấp.
Viêm phổi
Phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây viêm phổi thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Vi khuẩn phế cầu này có ở vùng hầu họng người bệnh, cả người đã phát bệnh lẫn người ở thể thường trú. Chúng phát tán ra môi trường và xâm nhập vào trẻ khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện,…
Với người lớn, vi khuẩn phế cầu không quá nguy hiểm nhưng trẻ có cơ thể yếu, sức đề kháng kém nên rất dễ dẫn tới nhiễm khuẩn hô hấp, viêm phổi,…
Nhiều trẻ nhỏ viêm phổi do mắc phế cầu khuẩn
Nhiễm trùng huyết
Vi khuẩn phế cầu nếu xâm nhập vào máu trẻ sẽ gây sốc nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm, có thể nhanh chóng dẫn tới biến chứng khi kết hợp với bệnh lý có sẵn.
Những biến chứng nguy hiểm này có thể xảy đến bất cứ lúc nào, nếu trẻ không may mắc phải khuẩn phế cầu, không những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ mà còn để lại di chứng và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Do đó, cha mẹ cần chủ động tiêm phòng vắc xin phế cầu cho trẻ để tạo hệ miễn dịch chủ động, bảo vệ sức khỏe tốt cho bé. Vắc xin phế cầu Synflorix được khuyến cáo nên tiêm phòng cho trẻ từ 6 tuần - 5 tuổi. Vị trí tiêm phù hợp là vào bắp, mặt trước bên đùi ở trẻ nhỏ hoặc cơ delta cánh tay ở trẻ lớn.
2. Lịch tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ em
Vắc xin phế cầu phổ biến Synflorix tiêm theo lịch 3 giai đoạn.
Riêng với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi thì có thể tiêm 2 liệu trình như sau:
Liệu trình 3+1
Liệu trình này được khuyến cáo tiêm cho trẻ để đem lại hiệu quả miễn dịch chống phế cầu tốt nhất. Mũi tiêm thứ nhất khi trẻ 6 tuần tuổi, mũi tiêm thứ 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tháng, mũi tiêm thứ 3 cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng.
Tiêm liều nhắc lại tối thiểu cách liều thứ ba 6 tháng, tiêm theo chỉ định bác sỹ. Với trẻ sinh non có thể tiêm liệu trình vắc xin phế cầu 3+1 khi trẻ 2 tháng tuổi.
Liệu trình tiêm vắc xin Synflorix tiêu chuẩn gồm 4 mũi
Liệu trình 2+1
Liệu trình này thay thế cho liệu trình tiêm 3+1, với mũi thứ nhất tiêm khi trẻ 6 tuần tuổi. Mũi tiêm 2 cách mũi 1 tối thiểu 2 tháng, tiêm liều nhắc lại cách liều thứ 2 ít nhất 6 tháng.
Với trẻ từ 7 - 11 tháng tuổi, chưa từng tiêm mũi vắc xin phế cầu Synflorix trước đó thì có thể tiêm theo liệu trình 2+1. Liều thứ 1 tiêm vào thời điểm chỉ định, liều 2 cách liều 1 tối thiểu 1 tháng. Tiêm liều nhắc lại khi trẻ hơn 1 tuổi, cách liều tiêm thứ 2 tối thiểu 2 tháng.
Với trẻ từ 1 - 5 tuổi, chưa từng tiêm mũi vắc xin phế cầu Synflorix trước đó thì tiêm 2 mũi, khoảng cách ít nhất là 2 tháng.
3. Lưu ý khi tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ
Vắc xin phế cầu cho trẻ em hiện đang sử dụng tại Việt Nam là vắc xin Synflorix, cung cấp tại trung tâm tiêm chủng dịch vụ hoặc tiêm chủng trong chương trình.
Cần lưu ý khi tiêm vắc xin cho trẻ suy giảm miễn dịch
Cha mẹ cần lưu ý các trường hợp trẻ sau cần thận trọng khi tiêm vắc xin phế cầu:
-
Trẻ bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, có nguy cơ chảy máu sau khi tiêm bắp.
-
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh phế cầu khuẩn cao như: bệnh suy/cắt lách, nhiễm HIV, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh suy giảm miễn dịch, bệnh mạn tính,… cần được tiêm vắc xin phế cầu khi dưới 2 tuổi.
-
Trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc điều trị ức chế miễn dịch.
-
Trẻ sinh non dưới 28 tuần tuổi, cần theo dõi cẩn trọng trẻ trong vòng 48 - 72 giờ sau tiêm, tránh nguy cơ suy hô hấp hoặc ngừng thở tiềm tàng.
Với các trẻ sau, chống chỉ định tiêm vắc xin phế cầu:
-
Trẻ bị dị ứng với thành phần của vắc xin.
-
Trẻ bị sốt đột ngột hoặc có bệnh lý cấp tính.
-
Vắc xin phế cầu được đánh giá là khá an toàn cho trẻ nhỏ, ít gây tác dụng phụ và phản ứng bất thường ở trẻ. Một số tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin cầu khuẩn thường gặp là đau, sưng đỏ tại vị trí tiêm, chán ăn, sốt.
Trẻ có thể sốt nhẹ sau khi tiêm vắc xin
Một số trẻ phản ứng bất thường như: tụ máu tại chỗ tiêm, tiêu chảy, nôn, quấy khóc bất thường, nổi ban, chảy máu và sưng tại vị trí tiêm, sốt trên 40 độ, dấu hiệu dị ứng,… Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường này, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời theo dõi và can thiệp.
Phế cầu khuẩn là vi khuẩn nguy hiểm với sức khỏe và sự phát triển của trẻ, do đó cha mẹ không nên chủ quan mà hãy chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng.Tiêm phòng vắc xin phế cầu đang được thực hiện tại các trung tâm tiêm phòng và bệnh viện. Cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế, thực hiện tiêm phòng vắc xin phế cầu theo đúng lịch trình được chỉ định để đem lại hiệu quả bảo vệ tốt nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!