Các tin tức tại MEDlatec

Đau thần kinh tọa và những thông tin bạn cần biết

Ngày 21/05/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Đau thần kinh tọa là một trong những căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Bệnh gây ra rất nhiều khó khăn cũng như đau đớn cho người bệnh. Đặc biệt những người đang trong độ tuổi lao động. hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

1. Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa là tình trạng đau theo chiều hướng đi của dây thần kinh tọa. Mỗi một vị trí bị tổn thương sẽ khiến cho người bệnh có hướng lan đau khác nhau. Nhưng nhìn chung, vị trí đau sẽ bắt đầu từ cột sống thắt lưng kéo tới phía trước mặt đùi, tiếp tục xuống mặt ngoài của cẳng chân rồi đến mắt cá chân và cuối cùng là các ngón chân.

Hầu hết người bị bệnh thường chỉ bị đau một bên dây thần kinh tọa. Khi bị đau, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong di chuyển cũng như lao động tay chân.

Đau thần kinh tọa gây cho người bệnh rất nhiều khó khăn và đau đớn

Mức độ đau khi mắc thần kinh tọa sẽ được phân ra nhiều cấp độ từ nhẹ, đau vừa và đau nhói, đau dữ dội. Nếu tình trạng đau dữ dội kéo dài, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và có phương pháp điều trị kịp thời. Mặc dù căn bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu bị nặng chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người mắc phải. Trong đó, di chứng lớn nhất phải kể tới là tình trạng tứ chi suy yếu, thậm chí có thể dẫn tới bị liệt không thể hồi phục trọn đời.

Bệnh có thể điều trị dứt điểm trong một vài tuần mà không cần áp dụng phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chân, bàng quang hay ruột thì cần phải được phẫu thuật để có thể khắc phục tốt nhất.

Đau thần kinh tọa là hiện tượng đau theo chiều hướng đi của dây thần kinh tọa

2. Nguyên nhân gây bệnh

Đau thần kinh tọa có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Hầu hết, người mắc đều ở trong độ tuổi lao động. Nguyên nhân gây nên bệnh có thể kể tới như:

  • Khi đĩa đệm cột sống bị lồi ra và đè vào một phần dây thần kinh tọa sẽ gây nên tình trạng đau dây thần kinh tọa.

  • Khi dây thần kinh tọa bị chèn hay bị viêm, nhiễm trùng. Ngoài ra dưới ảnh hưởng của tình trạng như gãy xương chậu, mang thai hay gặp chấn thương cũng là nguyên nhân gây bệnh.

  • Một số nguyên nhân khác do bệnh lý như: thoát vị đĩa đệm, viêm đĩa đệm, bị chảy máu trong, cột sống bị tổn thương, bệnh đái tháo đường,...

  • Khi bạn bị béo phì, tình trạng dư thừa trọng lượng cơ thể gây ảnh hưởng tới cột sống cũng góp phần khiến cho bạn bị đau dây thần kinh tọa.

  • Những người thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động như nhân viên văn phòng cũng có khả năng bị bệnh nhiều hơn những người bình thường.

Trên đây là một số nguyên nhân gây nên bệnh. Tùy vào mỗi nguyên nhân mà bệnh sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng đau thần kinh tọa có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn xuất hiện.

Đau thần kinh tọa có thể do dây thần kinh tọa bị chèn ép

3. Những biện pháp giúp khắc phục và điều trị đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa có rất nhiều biện pháp để điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng cũng như nguyên nhân gây ra bệnh mà các bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp từ dùng thuốc, điều trị bằng vật lý trị liệu, điều trị ngoại khoa hay điều trị hỗ trợ,...

3.1. Điều trị bằng thuốc

Khi cơn đau xuất hiện bất chợt hoặc gây đau đớn quá lớn cho người bệnh thì trong trường hợp này có thể sử dụng thuốc giảm đau. Tùy theo mức độ mà người bệnh nên sử dụng loại thuốc giảm đau phù hợp. Nếu người bệnh còn bị bệnh liên quan đến dạ dày thì cần bổ sung những loại thuốc hỗ trợ và bảo vệ dạ dày để tránh gặp phải những tình trạng xấu không mong muốn.

Bên cạnh thuốc giảm đau thì người bệnh còn có thể điều trị bằng một số loại thuốc khác như: thuốc giãn cơ, giảm đau thần kinh, thuốc vitamin nhóm B hay tiêm corticosteroid bên ngoài màng cứng.

Sử dụng thuốc giảm đau là một trong những cách điều trị

3.2. Điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu cho người bệnh

Phương pháp vật lý trị liệu cũng là một trong những phương pháp điều trị giảm đau thần kinh tọa vô cùng hiệu quả. Đối với những trường hợp bị nhẹ hay trong quá trình bệnh gần hồi phục, bác sĩ sẽ tiến hành chuyển sang phương pháp vật lý trị liệu cho các bệnh nhân.

Phương pháp vật lý trị liệu sẽ bao gồm các hoạt động như: mát xa bằng liệu pháp cho người bệnh. Song song với đó là kết hợp các bài tập thể dục trị liệu giúp kéo dãn cột sống và tăng cường sức mạnh, độ dẻo dai cần thiết cho cột sống lưng.

Ngoài ra, người bệnh có thể được đeo dây đai lưng giúp hỗ trợ giảm nhẹ sức nặng cho đĩa đệm cột sống. Điều này giúp đảm bảo cho cột sống không phải chịu tải trọng quá lớn trong khoảng thời gian hồi phục.

Thực hiện phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp bạn nâng cao khả năng hồi phục hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, chúng còn làm giảm những tổn thương mới trong tương lai lên cột sống lưng cho người bệnh.

Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu giúp giảm đau hiệu quả

3.3. Phương pháp điều trị ngoại khoa

Trong những trường hợp, người bệnh gặp phải tình trạng đau nặng hoặc do các nguyên nhân nghiêm trọng như bị khối u chèn ép, trượt đốt sống,... thì cần phải tiến hành điều trị ngoại khoa. Tức là bác sĩ cần phải tiến hành phẫu thuật.

Tùy thuộc vào tình trạng nguyên nhân gây bệnh cũng như điều kiện kỹ thuật mà các bác sĩ có thể tiến hành các phẫu thuật khác nhau. Trong đó, có hai loại phẫu thuật phổ biến thường được áp dụng nhiều nhất là:

  • Phẫu thuật lấy nhân đệm: phương pháp phẫu thuật này được thực hiện trong các trường hợp tình trạng bệnh nhân ngày càng nghiêm trọng hơn như: khả năng vận động bị hạn chế có thể dẫn đến tàn phế suốt đời,... Mục đích của phương thức phẫu thuật này chính là cắt bỏ đi một phần đĩa đệm thoát vị gây nên tình trạng chèn ép dây thần kinh tọa.

  • Phẫu thuật cắt cung sau đốt sống người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này có thể làm cột sống yếu đi và bệnh có thể tái phát lại trong tương lai nếu người bệnh không có sự điều chỉnh cũng như sinh hoạt đúng cách.

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng trong tình trạng nặng

  • ể thực hiện phương pháp chườm nóng và lạnh xen kẽ nhau để nâng cao hiệu quả điều trị tốt hơn.3.4. Phương pháp điều trị hỗ trợ

Phương pháp điều trị hỗ trợ này phù hợp với những người mới mắc bệnh hoặc tình trạng bệnh nhẹ, không quá nghiêm trọng. Bạn có thể dễ dàng tiến hành điều trị đau thần kinh tọa bằng phương pháp sau:

  • Mát xa trị liệu.

  • Thể dục trị liệu: Những bài tập kéo giãn cột sống, xà đơn, bơi, một số bài tập cơ lưng giúp tăng cường sức mạnh cột sống.

  • Đeo đai lưng hỗ trợ nhằm tránh quá tải trên đĩa đệm cột sống.

Như vậy, trên đây là những thông tin về đau thần kinh tọa mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Nếu bạn đang xuất hiện một trong số những biểu hiện bị đau như trên, hãy thử thực hiện một số phương pháp điều trị đơn giản ngay tại nhà. Nếu tình trạng đau ngày càng nghiêm trọng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tiếp nhận phương pháp điều trị phù hợp hơn.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.