Các tin tức tại MEDlatec
Dương vật bị tróc da nguyên nhân do đâu và có nguy hiểm không?
- 12/03/2021 | Những điều chưa biết về tình trạng dương vật bị sưng
- 11/07/2020 | Mụn ở thân dương vật: Nguyên nhân và cách điều trị
- 25/03/2021 | 7 yếu tố nguy cơ gây ung thư dương vật điển hình nhất
1. Tại sao dương vật bị tróc da?
Chắc hẳn bất cứ ai cũng mong muốn cơ quan sinh dục của mình khỏe mạnh, sạch sẽ, tự tin trong cuộc sống tình dục. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe dương vật, trong đó gây ra tình trạng dương vật bị tróc da. Vùng da của dương vật khá mỏng và nhạy cảm, cơ quan này thường ít tiếp xúc với môi trường ngoài mà được bảo vệ nhiều lớp hàng ngày.
Vì thế, da dương vật cũng nhạy cảm hơn với các yếu tố tác động, khiến vùng da này trở nên khô hơn, dễ bị kích thích gây nứt nẻ, bong tróc da hơn. Lúc này, không chỉ dương vật bị tróc da mà các vùng da kín khác như bao quy đầu, bìu,… cũng bị ảnh hưởng. Xác định được nguyên nhân giúp nam giới chủ động hơn trong phòng ngừa và điều trị.
1.1. Bệnh vảy nến sinh dục
Vảy nến sinh dục là bệnh lý không lây nhiễm, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh nam cho đến nam giới trưởng thành. Khi mắc bệnh này, vùng da sinh dục trong đó có da dương vật thường bị khô quá mức, xuất hiện các mảng nhỏ, sáng bóng với màu đỏ ngay đầu dương vật.
Theo thời gian, lớp da bị khô này dễ bong tróc, kèm theo bề ngoài đỏ khiến nhiều nam giới lo lắng. Đây là bệnh lý da liễu có thể điều trị và cải thiện bằng chăm sóc nên bệnh nhân không nên quá lo lắng.
Bệnh chàm da có thể gây khô ngứa và tróc da ở cả các bộ phận khác
1.2. Bệnh chàm da
Chàm cũng là bệnh ngoài da có thể xuất hiện ở nhiều vùng da trong cơ thể, trong đó có da dương vật. Người bệnh ban đầu sẽ có cảm giác ngứa ngáy dữ dội, vùng da này bị phát ban đỏ ửng, khô nứt, xuất hiện vảy và sưng viêm. Đôi khi đầu dương vật còn xuất hiện nhiều mụn nước, khi mụn nước vỡ ra rồi đóng vảy, có thể kéo theo da bong tróc.
Bệnh lý da liễu này rất khó điều trị triệt để, do đó người bệnh cần thăm khám để chăm sóc da tốt hơn, đồng thời hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng như: chất tẩy rửa, xà phòng,…
1.3. Nhiễm nấm bộ phận sinh dục
Nhiễm nấm ở vùng kín nam giới thường xảy ra hơn ở trẻ sơ sinh do không thay tã thường xuyên hoặc dùng tã thấm hút kém, khiến môi trường vùng kín trở nên ẩm ướt. Nấm men dễ dàng phát triển trong môi trường này gây bong tróc da, ngứa, nổi mẩn đỏ.
Ngoài ra, nam giới cần lưu ý hạn chế mặc quần áo ẩm, không thường xuyên vệ sinh vùng kín hoặc mặc đồ bơi quá lâu cũng dễ dẫn đến nhiễm trùng nấm men vùng kín, khiến dương vật bị tróc da.
1.4. Dương vật bị tróc da do ma sát mạnh
Tổn thương trực tiếp gây tróc da dương vật có thể gặp phải khi thủ dâm quá mức, quan hệ tình dục mạnh bạo nhưng không đủ sự bôi trơn,… Lực tác động lớn dễ khiến vùng da nhạy cảm của dương vật bị tổn thương, bệnh nhân cũng thường thấy đau xót rõ ràng.
Mặc quần quá chật dễ khiến da dương vật bị tổn thương
Ngoài ra, lực ma sát mạnh do nam giới mặc quần áo quá chật, lớp vải cứng cũng có thể gây kích ứng cho da dương vật. Ngoài tróc da, dương vật có thể bị chảy máu kèm theo đau rát khó chịu.
1.5. Dương vật bị tróc da ở nam giới bị Balanitis
Balanitis là tình trạng sưng viêm bao quy đầu hoặc đầu dương vật, xảy ra ở nam giới vệ sinh vùng kín kém hoặc chưa cắt bao quy đầu dẫn đến khó vệ sinh sạch. Triệu chứng người bệnh gặp phải là cảm giác bị kích thích, ngứa, đau ở háng đặc biệt là dương vật.
1.6. Dương vật bị tróc da trong các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn khiến cả hai giới có nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục từ đối tác. Bệnh lý phổ biến nhất là herpes và giang mai.
Herpes sinh dục
Herpes sinh dục sẽ làm xuất hiện các mụn nước trên dương vật, kèm theo triệu chứng ngứa, đỏ, loét da,… Ma sát do hoạt động hàng ngày có thể khiến mụn nước này bị vỡ da, dẫn đến dương vật bị tróc da. Tình trạng này có thể xuất hiện cả ở những vùng da sinh dục lân cận như bìu.
Giang mai
Giang mai gây khởi phát đầu tiên là một hoặc một vài vết loét nhỏ ở dương vật hoặc vùng da lân cận. Vết loét này thường không gây đau nhưng dễ bị nhiễm trùng, khiến da bong tróc. Cần điều trị kiểm soát bệnh, tránh giang mai lan rộng trên khắp vùng da cơ thể.
Dương vật bị tróc da thường tự lành sau một vài ngày
2. Dương vật bị tróc da có nguy hiểm không?
Tùy theo nguyên nhân và mức độ tróc da dương vật mà có thể đánh giá tình trạng này có nguy hiểm hay không. Những ảnh hưởng mà nam giới có thể gặp phải bao gồm:
2.1. Ảnh hưởng đến tâm sinh lý và hoạt động hàng ngày
Da dương vật bị bong tróc không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến nam giới mất tự tin, ngại gần gũi với bạn tình. Cảm giác đau rát kèm theo còn khiến hoạt động càng ngày gặp trở ngại, nhất là chạy nhảy, bê vác vật nặng hoặc chơi thể thao.
2.2. Giảm hưng phấn tình dục
Chắc chắn nam giới không thể dành trọn vẹn cảm xúc cho cuộc yêu khi “cậu nhỏ” đang bị bong tróc da khó chịu.
2.3. Rối loạn xuất tinh
Tùy theo nguyên nhân mà dương vật bị tróc da có thể khiến nam giới gặp trở ngại trong quan hệ tình dục và xuất hiện. Một số bệnh nhân có thể xuất tinh sớm hoặc xuất tinh muộn do không kiểm soát được khoái cảm.
2.4. Vô sinh
Nếu tổn thương không chỉ gây bong tróc da mà còn tổn thương nặng vào cơ quan sinh dục, nhất là viêm nhiễm trùng, các cơ quan như tinh hoàn, ống dẫn tinh, đường tiết niệu,… cũng sẽ bị ảnh hưởng. Các yếu tố này đều có thể đe dọa đến sức khỏe và sự sản xuất tinh trùng, dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
Dương vật bị tróc da có thể gây vô sinh nếu tổn thương nặng
3. Làm gì khi phát hiện dương vật bị tróc da?
Nếu tình trạng dương vật bị tróc da tiếp tục kéo dài, không có dấu hiệu cải thiện hoặc dần hồi phục dù bạn đã lưu ý chăm sóc và điều trị thì nên sớm tới cơ sở y tế thăm khám. Bác sĩ sẽ thăm khám tìm ra nguyên nhân và điều trị từ nguyên nhân, đồng thời khắc phục tổn thương.
Lưu ý nên chăm sóc tại nhà cẩn thận hơn khi xảy ra dương vật bị tróc da, bao gồm: Vệ sinh sạch sẽ dương vật và da bao quy đầu, dùng thuốc chống nấm, hạn chế chất tẩy rửa và xà phòng, sử dụng chất bôi trơn hoặc bao cao su khi quan hệ tình dục,…
Hầu hết tình trạng dương vật bị tróc da đều không nghiêm trọng và nguy hiểm, cần tiếp tục theo dõi và cải thiện bằng các phương pháp điều trị tại nhà trên. Song nếu triệu chứng bệnh không thuyên giảm, nên sớm tới cơ sở y tế thăm khám và tìm nguyên nhân.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!