Các tin tức tại MEDlatec
Giãn tĩnh mạch thừng tinh: triệu chứng và phương pháp điều trị
- 16/09/2020 | Bộ xét nghiệm chẩn đoán vô sinh tại bệnh viện hàng đầu ở Hà Nội
- 20/01/2020 | Hỏi đáp: Siêu âm giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
- 05/10/2020 | Vô sinh nam - nguyên nhân và các biện pháp điều trị hiệu quả
1. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
Đây là bệnh lý liên quan đến tình trạng giãn ở đám rối tĩnh mạch tinh và tĩnh mạch thừng tinh trong tinh hoàn. Tình trạng bệnh lý này khá thường gặp song không phải tất cả trường hợp đều đáng lo ngại.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh lý thường gặp ở nam giới
Khi bị bệnh, nam giới có thể bị suy giảm chức năng sinh sản, nặng hơn có thể khiến tinh hoàn teo lại, kém phát triển dẫn đến vô sinh.
2. Các cấp độ của giãn tĩnh mạch thừng tinh
Bệnh lý này rất phổ biến ở nam giới. Thông thường, dấu hiệu bệnh ít khi được để ý, chỉ khi hiếm muộn hoặc đau tức vùng bìu, bẹn thì mới đi khám. Bệnh được chia làm 3 cấp độ trên lâm sàng:
Cấp độ 0
Ở giai đoạn này, bệnh chưa có biểu hiện trên lâm sàng và không thể phát hiện khi thăm khám bình thường. Bệnh chỉ có thể phát hiện khi thực hiện các phương pháp thăm dò cận lâm sàng như siêu âm, liệu pháp gắng sức.
Cấp độ 1
Ở cấp độ này, khi thăm khám có thể sờ thấy hoặc nhìn thấy rõ khi thực hiện nghiệm pháp gắng sức.
Cấp độ 2
Lúc này, có thể sờ thấy giãn tĩnh mạch thừng tinh (trừ tư thế đứng thẳng) và không cần thực hiện các nghiệp pháp khác.
Cấp độ bệnh càng nặng thì triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh càng rõ ràng
Cấp độ 3
Khi đứng thẳng cũng có thể nhìn thấy rất rõ tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh ở da bìu.
Như vậy qua đánh giá triệu chứng bên ngoài, bác sĩ có kinh nghiệm thường có thể phán đoán luôn được mức độ bệnh. Song để đánh giá ảnh hưởng của bệnh, cần dựa vào chẩn đoán và thăm khám sâu hơn.
3. Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh điển hình nhất
Bệnh không có những triệu chứng rõ rệt nên rất khó phát hiện. Thường người bệnh sẽ đi khám và được chẩn đoán bị giãn tĩnh mạch thừng tinh khi:
- Tinh hoàn bị đau tức, khó chịu. Thi thoảng, ở bìu sẽ có cảm giác nóng hoặc khó chịu nhưng rất mơ hồ.
- Khi đứng, người bệnh tự sờ thấy búi tĩnh mạch bị giãn to giống như một búi giun.
- Thấy hai bên tinh hoàn to nhỏ khác nhau và đi khám bệnh.
- Hiếm muộn và đi khám vô sinh.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gây teo tinh hoàn
4. Chẩn đoán và điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
Do triệu chứng bệnh mờ nhạt nên hầu hết bệnh nhân khi bệnh nặng gây cảm giác đau đớn, nặng nề ở bìu hoặc người bệnh gặp vấn đề sinh sản mới đi khám bệnh. Lúc này việc can thiệp điều trị có thể không còn hiệu quả.
4.1. Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh
Các phương pháp chẩn đoán bệnh bao gồm:
Siêu âm Doppler màu
Khi có các dấu hiệu lâm sàng gợi ý, bệnh nhân thông thường sẽ được chỉ định siêu âm đầu tiên.
Trong đó, siêu âm Doppler màu ở cuối tĩnh mạch tinh hoàn sẽ giúp đánh giá chính xác mức độ bệnh. Tĩnh mạch tinh bình thường khi khâu kính dưới 2mm. Nếu có ít nhất 1 tĩnh mạch tinh lớn hơn 2mm, có phình to hơn khi bệnh nhân đứng dậy hoặc làm nghiệm pháp Valsava thì gọi là giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Siêu âm cho phép quan sát vị trí và mức độ giãn tĩnh mạch thừng tinh
Thăm khám
Bác sĩ có thể dễ dàng nhìn thấy những búi giãn tĩnh mạch khi bệnh nhân ở tư thế đứng, trong những trường hợp điển hình. Khi cho bệnh nhân là nghiệm pháp Valsava thì tình trạng giãn có thể gia tăng.
(Nghiệm pháp Valsalva là phương pháp tập thể dục tại chỗ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, sau đó quan sát và so sánh độ giãn của tĩnh mạch).
Siêu âm ổ bụng và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng
Nhằm loại trừ tình trạng giãn tĩnh mạch tinh thứ phát ở các khối u, bệnh nhân sẽ được chỉ định siêu âm ổ bụng và chụp cắt lớp vi tính vùng ổ bụng.
4.2. Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
Không phải tất cả các trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh đều phải điều trị. Tùy theo mức độ, bác sĩ sẽ có những chỉ định riêng với từng bệnh nhân.
Với bệnh này, phương pháp điều trị nội khoa gần như không hiệu quả, thay vào đó, chủ yếu là can thiệp ngoại khoa. Bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa khi:
- Bệnh gây cảm giác đau tức kéo dài ở vùng bẹn bìu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh ở cặp vợ chồng vô sinh.
- Phát hiện bệnh kèm theo những bất thường về xét nghiệm tinh dịch đồ.
- Ngoài, giãn tĩnh mạch thừng tinh, bệnh nhân còn bị teo tinh hoàn.
Có những phương pháp điều trị sau:
Gây thuyên tắc tĩnh mạch
Ở thủ thuật này, bệnh nhân được gây mê toàn thân, sau đó ống kim được luồn vào tĩnh mạch và can thiệp khóa tĩnh mạch bị giãn. Khi không còn máu lưu thông đến các tĩnh mạch bìu thì triệu chứng và ảnh hưởng của bệnh cũng được kiểm soát.
Phẫu thuật giảm thuyên tắc tĩnh mạch tương đối đơn giản, bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhẹ nhưng sẽ nhanh chóng phục hồi.
Phẫu thuật cắt búi tĩnh mạch giãn thường được áp dụng
Phẫu thuật
Phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch bị giãn cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Bệnh nhân cũng cần được gây mê toàn thân để giảm đau đớn.
Có thể lựa chọn phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở truyền thống, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân khác nhau.
Để ngăn ngừa giãn tĩnh mạch thừng tinh, nam giới nên chú ý mặc quần rộng rãi, kể cả quần lót lẫn quần bó sát bên ngoài. Thói quen này không những đảm bảo sức khỏe tinh trùng và cơ quan sinh sản mà còn phòng ngừa tiến triển bệnh.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!