Các tin tức tại MEDlatec

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân và điều trị sốt virus hiệu quả

Ngày 20/05/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Sốt virus là căn bệnh phổ biến thường gặp khi thời tiết giao mùa, bệnh thường có những triệu chứng giống sốt thông thường do đó khiến người mắc chủ quan. Nếu không xử lý và chăm sóc đúng cách bệnh có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. 

1. Sốt virus có những triệu chứng gì?

Dưới đây là một số biểu hiện triệu chứng điển hình của bệnh:

- Sốt cao: Ban đầu bệnh nhân chỉ có biểu hiện sốt nhẹ, sau đó sẽ tăng dần lên, thậm chí tăng lên 41 độ C. Sốt theo từng cơn và kèm theo cảm giác cơ thể nóng lạnh bất thường. Nếu trẻ em bị sốt thì cần hết sức cẩn thận để tránh tình trạng co giật rất nguy hiểm.

- Cơ thể mệt mỏi: Bệnh khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng, bạn sẽ cảm thấy uể oải, mệt mỏi khó chịu, toàn thân ê ẩm đau nhức, đặc biệt là cơ bắp. Đây có thể coi là biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh.

- Một số biểu hiện viêm đường hô hấp như đau họng, sổ mũi, ngạt mũi, bệnh còn khiến bệnh nhân có biểu hiện buồn nôn hoặc nôn khan sau những bữa ăn.

- Một số bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đầu, đau nhức mắt phần bên trong nhãn cầu cảm giác rất khó chịu.

- Sốt cao trong thời gian dài còn có thể khiến bệnh nhân phát ban đỏ li ti trên da, đây là biểu hiện thường gặp khi bị sốt siêu vi.

- Nếu virus xâm nhập vào cơ thể thì hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm, hạch ngoại vị có thể sưng nóng đỏ tại những vị trí như đầu và cổ và có thể cảm nhận khi sờ vào.

Trẻ sốt virus thường có nguy cơ co giật do thân nhiệt tăng cao

Một số biểu hiện của sốt virus khá giống với sốt thông thường, tuy nhiên bệnh nhân sẽ kéo dài thời gian sốt, cơ thể mệt mỏi hơn sốt thông thường rất nhiều. Do đó bạn cần chú ý kỹ những triệu chứng của cơ thể để có những biện pháp xử trí kịp thời.

2. Phương pháp xét nghiệm kiểm tra sốt virus

Sau chẩn đoán cơ bản, nếu nghi ngờ bệnh nhân bị sốt virus bác sĩ sẽ cho thực hiện 3 loại xét nghiệm sau để xác định chính xác:

Xét nghiệm công thức máu: Được sử dụng để xác định kích thước, hình thái, số lượng của các tế bào máu, bệnh nhân bị sốt virus thông thường số lượng bạch cầu không tăng.

Xét nghiệm CRP: Kiểm tra nhiễm khuẩn kết hợp để đánh giá phản ứng viêm, khả năng bội nhiễm nhiễm trùng.

Ngoài ra có thể có 1 số xét nghiệm để chẩn đoán phân biệt với sốt xuất huyết, sốt phát ban do sởi,...

Xét nghiệm công thức máu giúp chẩn đoán chính xác bệnh

3. Chăm sóc và xử lý bệnh nhân bị sốt virus đúng cách

Hiện nay khoa học chưa tìm ra thuốc điều trị đặc hiệu sốt virus, phương pháp thường được sử dụng là điều trị các triệu chứng kết hợp chế độ dinh dưỡng thích hợp.

Hạ sốt: Sử dụng các biện pháp hạ sốt thông thường như đắp khăn, chườm ấm, dán băng hạ sốt. Kèm theo đó là sử dụng thuốc hạ sốt theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định.

Bù nước: Uống nước điện giải theo hướng dẫn của bác sĩ, tăng cường lượng dịch uống từ sữa, nước hoa quả trái cây, đặc biệt dùng dung dịch oresol bù điện giải.

Đảm bảo thông thoáng đường hô hấp: Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối loãng 0,9%.

Chế độ dinh dưỡng: Nên cho bệnh nhân ăn thức ăn dạng lỏng, mềm dễ tiêu hóa, tăng cường ăn hoa quả để bổ sung các loại vitamin C.

Chế độ sinh hoạt: Nên ở trong phòng ấm thoàng mát trong thời gian bị bệnh, không đến những địa điểm có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt của bản thân.

Khi bị sốt cơ thể sẽ bị thiếu hụt nước do đó nên bổ sung đầy đủ bằng nước điện giải

4. Những biến chứng nguy hiểm của sốt virus nếu không được chăm sóc đúng cách

Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh sẽ khỏi sau 7 - 10 ngày. Tuy nhiên nếu không điều trị dứt điểm từ sớm, có thể có những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như sau:

Viêm phổi: Đây là biến chứng nặng của bệnh ở người lớn, tạo điều kiện cho virus lây lan và phát triển, nếu không ngăn chặn có thể khiến dịch bùng phát.

Viêm thanh quản: Thanh quản của bệnh nhân bị sưng phù gây chèn ép khó thở, nghiêm trong hơn khiến cơ thể bị thiếu oxy phải hỗ trợ bằng bình thở.

Bệnh lý về tim: Bệnh nhân có thể xuất hiện những cơn đau tim do viêm cơ tim, loạn tim, có trường hợp bị ngất lịm do ngừng tim

Biến chứng não: Vô cùng nghiêm trọng và nguy hiểm, thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Trẻ sẽ bị co giật, hôn mê sâu, không điều trị kịp thời gây nhiều di chứng nặng nề thậm chí tử vong.

5. Cần làm gì để phòng ngừa sốt virus

Để ngừa bệnh và tránh lây lan, cần:

- Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, luôn rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn trước khi chế biến và ăn đồ ăn.

- Nếu phát hiện triệu chứng bệnh cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời, tránh tình trạng lây lan rộng rãi cho gia đình và mọi người xung quanh.

- Dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa và môi trường sống xung quanh để hạn chế sự lây nhiễm của virus.

Chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh phần nào giúp chúng ta chống lại nguy cơ bị bệnh. Tuy nhiên, nếu cơ thể có những biểu hiện bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế uy tín để được khám và điều trị phù hợp.

Cơ sở vật chất hiện đại tại Bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Để xét nghiệm, khám chữa bệnh, hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để nhận được dịch vụ y tế điểm mười chất lượng. Hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ xét nghiệm kiểm tra sốt virus, sốt xuất huyết và nhiều bệnh lý khác nhau; kết quả xét nghiệm nhanh chóng chính xác, sau khi có kết quả bạn sẽ nhận được tư vấn từ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.

Mọi thắc mắc xin liên hệ 1900 56 56 56 để được giải đáp miễn phí.

Từ khoá: sốt Sốt virus

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.