Tin tức
Cha mẹ nên làm gì với hiện tượng sốt phát ban ở trẻ?
- 07/05/2020 | Sốt virus ở người lớn: biểu hiện và cách chữa trị hiệu quả
- 17/05/2020 | Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần: Nguyên nhân và cách xử lý như thế nào?
- 16/05/2020 | Trẻ sốt về đêm - Nỗi lo của rất nhiều mẹ bỉm sữa
1. Tìm hiểu về bệnh sốt phát ban
Trước khi tìm hiểu các xử lý với hiện tượng sốt phát ban ở trẻ, cha mẹ cần nắm rõ những kiến thức cơ bản về bệnh này.
Hiện tượng sốt phát ban ở trẻ xảy ra khá phổ biến vì hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.
Thông thường, thời gian ủ bệnh kéo dài tới 7 ngày rồi mới biểu hiện các triệu chứng vì thế chúng ta rất khó để biết mình đã nhiễm bệnh hay chưa.
Bệnh thường có dấu hiệu là trẻ nhỏ bị sốt cao, thân nhiệt của bé có thể lên đến 39 độ C đến 39,5 độ C. Những cơn sốt thường xuất hiện đột ngột và kéo dài liên tục trong 3 - 6 ngày khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng, sốt ruột. Đi kèm với biểu hiện sốt, trẻ con đi đau đầu, đau họng và các hạch bạch huyết ở cổ sưng lớn.
Một dấu hiệu đặc trưng của bệnh đó là em bé có nhiều nốt phát ban trên da sau sốt, đó là các nốt đỏ, có kích thước nhỏ. Càng ngày, số lượng đốm nhỏ trên da càng nhiều, chúng xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Trẻ nhỏ mắc bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu, vì thế bé hay quấy khóc và biếng ăn.
2. Bệnh sốt phát ban lây nhiễm qua con đường nào?
Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh là cơ thể xuất hiện nhiều đốm đỏ li ti.
Khi tìm hiểu về hiện tượng sốt phát ban ở trẻ chắc hẳn chúng ta không thể bỏ qua nguyên nhân và con đường lây nhiễm bệnh. Sốt phát ban do nhiều loại siêu vi gây lên, rất rất nhiều, đôi khi nó triệu chứng của bệnh lý khác chứ không phải đơn thuần là bệnh sốt phát ban.
Trẻ nhỏ là đối tượng chính thường mắc bệnh bởi vì hệ miễn dịch của bé còn yếu vì thế siêu vi đã lợi dụng điều này, dễ dàng tấn công vào cơ thể. Loại vi rút gây bệnh này có tốc độ lan truyền, lây nhiễm từ người sang người cực kỳ nhanh chóng.
Trong đó, trẻ có thể nhiễm bệnh sốt phát ban khi tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt là tiếp xúc với dịch nhầy trong mũi hoặc cổ họng của họ. Ngoài ra, nếu không cẩn thận bé có nguy cơ nhiễm bệnh khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh.
Hầu hết trẻ nhỏ từng mắc bệnh sốt phát ban, cha mẹ chỉ cần chăm sóc bé cẩn thận là bệnh sẽ khỏi. Các em bé có sức đề kháng yếu hơn thì có nguy cơ tái phát bệnh nhiều lần.
3. Có nên tắm cho trẻ bị bệnh hay không?
Rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc trong thời gian trẻ bị bệnh có nên tắm cho con hay không? Bởi vì tâm lý của một số người đó là nên kiêng nước để tránh tình trạng lây lan của phát ban trên da.
Trẻ bị bệnh cảm thấy rất khó chịu và hay quấy khóc.
Trên thực tế, đối với tình trạng sốt phát ban ở trẻ, cha mẹ vẫn có thể tắm cho con bình thường. Nhờ vậy bé sẽ bớt cảm giác khó chịu, cơ thể sạch sẽ hơn và mau chóng khỏi bệnh.
Có một lưu ý nho nhỏ khi bạn tắm cho các em bé đang bị bệnh đó là hãy sử dụng nước ấm và không để bé tắm quá lâu. Tốt nhất cha mẹ nên cho con tắm ở nơi kín đáo để tránh gió, giảm nguy cơ bị cảm lạnh.
4. Cha mẹ nên xử lý tình trạng sốt phát ban ở trẻ như thế nào?
Khi thấy con sốt cao, quấy khóc, biếng ăn và nổi nhiều đốm đỏ trên người, bậc làm cha làm mẹ cảm thấy lo lắng không yên. Chúng ta nên chủ động tìm hiểu và chăm sóc bé tại nhà nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng. Hiện tượng sốt phát ban ở trẻ thường ở mức độ lành tình, chỉ cần được chăm sóc cẩn thận thì bệnh sẽ mau chóng khỏi.
4.1. Hạ sốt cho bé
Điều đầu tiên chúng ta nên quan tâm đó là tìm cách hạ sốt cho trẻ. Khi bé bị sốt cao, cha mẹ không nên đắp quá nhiều chăn hoặc cho bé mặc nhiều quần áo dày. Điều này có thể khiến em bé có thể bị cảm lạnh do mồ hôi không được thấm hút.
Thay vào đó, các bậc phụ huynh hãy cố gắng cho con mặc trang phục thoáng mát, thoải mái và thấm hút mồ hôi tốt. Như vậy, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều đấy.
Cha mẹ nên cho con mặc quần áo thoáng mát để giúp hạ sốt nhanh chóng.
Bên cạnh đó, khi trẻ sốt 38 độ trở lên, các bạn cũng có thể lau mát cho trẻ bằng việc sử dụng một chiếc khăn mềm, nhúng qua nước ấm vào lau khắp người bé. Bạn nên chú ý lau 2 bên nách, háng và thực hiện lặp lại sau khoảng 2 - 3 tiếng để bé mau hạ sốt.
Nếu muốn cho con sử dụng thuốc, cha mẹ nên nghiên cứu thật kỹ và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc nhé! Như vậy bạn sẽ sử dụng đúng liều, đảm bảo an toàn cho con và đem lại hiệu quả cao nhất.
4.2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Khi bị bệnh, cơ thể của trẻ em sẽ yếu hơn, để tăng sức đề kháng cho bé cha mẹ cần tập trung bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Đầu tiên, các bạn nên bổ sung nhiều vitamin A, C và chất xơ cho bé bằng việc tăng cường cho con ăn hoa quả và các loại rau xanh. Đây là các chất cực kỳ tốt đối với trẻ em khi đang bị sốt phát ban.
Ngoài ra, hiện tượng sốt phát ban ở trẻ còn khiến cho cơ thể bị mất nước, vì thế bạn đừng quên cho con trẻ uống thật nhiều nước. Bạn có thể dùng nước lọc, các loại nước ép cam, nước chanh,… để bù nước cho cơ thể trẻ nhỏ nhé!
Bạn hãy cho con uống thật nhiều nước để bù nước cho cơ thể nhé!
Trong giai đoạn này, cha mẹ cũng cần lưu ý những món ăn, loại thực phẩm nên kiêng để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đó là trứng, các loại thực phẩm có màu đỏ, hải sản,… chúng khiến cho hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn, trẻ không tiếp thu được nhiều dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên để con ăn, uống đồ lạnh, nước có ga hoặc đồ cay nóng khi đang bị sốt phát ban nhé!
Hiện tượng sốt phát ban ở trẻ diễn ra khá phổ biến, đây là bệnh lành tính và bệnh sẽ biến mất nếu cha mẹ chăm sóc con thật cẩn thận. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh của bé quá nghiêm trọng, bạn nên đưa con đi khám bác sĩ ngay. Để trẻ bị bệnh quá lâu, bé có nguy cơ mắc gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!