Các tin tức tại MEDlatec
Lợi chảy máu kèm đau rát có phải dấu hiệu nguy hiểm không?
- 19/02/2021 | Trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng: nguyên nhân và cách điều trị
- 19/02/2021 | Hay bị chảy máu chân răng có nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa
- 01/10/2020 | Triệu chứng viêm lợi và cách phòng bệnh hiệu quả
1. Lợi chảy máu kèm đau rát là dấu hiệu của viêm lợi
Lợi là một trong những bộ phận tổ chức quanh răng có nhiệm vụ bảo vệ và che chở chân răng. Nếu sức khỏe răng miệng của bạn bình thường, lợi có màu hồng nhạt, săn chắc, không sưng, không chảy máu và không bị hôi miệng. Ngược lại, nếu lợi đau rát, chảy máu, có thể bạn đã bị viêm lợi.
Viêm lợi xảy ra các mảng bám trên răng hoặc cao răng tồn tại lâu khiến vi khuẩn xâm nhập, làm lưỡi bị viêm. Đôi khi có những mảng bám không thể quan sát bằng mắt thường nhưng cũng có thể là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Viêm lợi là vấn đề răng miệng phổ biến ở mọi lứa tuổi
Thông thường, cao răng sẽ hình thành sau 24 giờ các mảng bám tích tụ trong răng. Khi bị cao răng, hầu như bạn không thể xử lý bằng phương pháp vệ sinh răng miệng thông thường mà phải cần đến sự hỗ trợ của những thiết bị nha khoa chuyên dụng. Mảng bám càng lâu thì độ nghiêm trọng càng cao. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì viêm lợi hầu như không nguy hiểm, nó chỉ khiến bạn khó chịu và thiếu tự tin khi giao tiếp.
Dấu hiệu đầu tiên của viêm lợi là sưng nướu nên nhiều người thường chủ quan và cho rằng nó sẽ tự khỏi. Do đó, bệnh ngày càng nghiêm trọng, đến lúc lợi chảy máu kèm đau rát mới tìm cách chữa trị. Lúc này, nếu rơi vào tình trạng nặng có thể bị rụng răng.
Đối tượng dễ bị viêm lợi nhất là trẻ em do chúng không thể chủ động trong việc vệ sinh răng miệng, đôi khi xỉa răng bằng tăm,… Thậm chí những hành động hàng ngày như nhai thức ăn cứng, cắn móng tay hoặc mọc răng cũng có thể gây viêm lợi.
2. Triệu chứng của bệnh viêm lợi
Triệu chứng của viêm lợi ở mỗi giai đoạn sẽ có sự khác nhau. Có hai giai đoạn chính như sau.
Viêm lợi cục bộ
Đây là giai đoạn đầu của viêm lợi. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy lợi sưng tấy, đỏ, bị đau và dễ chảy máu khi có sự va chạm. Dù chỉ mới giai đoạn đầu nhưng việc ăn uống của bạn cũng khó khăn hơn do cảm giác đau buốt, khó chịu khi ăn.
Viêm lợi cục bộ dù chỉ mới giai đoạn đầu nhưng cũng khiến bạn khó chịu khi ăn uống
Viêm cận răng
Bước vào giai đoạn viêm cận răng, lợi càng dễ sưng đỏ và đôi khi chảy máu bất thường khiến bạn rất đau nhức. Nhất là khi bạn đánh răng hoặc xỉa răng. Lâu ngày chân răng lộ ra làm bạn thiếu tự tin do lợi tụt xuống. Nếu không chữa trị kịp thời, lợi cũng như xương hàm dần bị phá hủy khiến răng không còn chỗ bám, cuối cùng lỏng ra và rụng răng.
Vì vậy, nếu thấy có hiện tượng lợi chảy máu kèm đau rát, đừng chủ quan mà hãy khám nha khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hôi miệng
Hôi miệng là một triệu chứng và cũng là hậu quả của viêm lợi. Nguyên nhân của mùi hôi khó chịu này là do các mảng bám và vi khuẩn tích tụ lâu ngày trên răng bị phân hủy. Trong một vài trường hợp, hôi miệng còn do túi mủ ở chân răng làm việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Hôi miệng ảnh hưởng rất lớn đến việc giao tiếp của người bệnh, họ không còn tự tin và đôi khi còn bị mọi người xa lánh.
3. Nguyên nhân gây viêm lợi
Viêm lợi có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc không đầy đủ là nguyên nhân chủ yếu gây viêm lợi. Điều này khiến cao răng, mảng bám trên răng tồn tại lâu, làm cho vi khuẩn có cơ hội tấn công đến chân răng, sản sinh ra enzyme phá hủy sự liên kết của các biểu mô, gây viêm lợi.
Viêm lợi chủ yếu do vệ sinh răng miệng không đúng cách
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như:
-
Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn đồ ngọt nhưng lại không vệ sinh răng miệng đúng cách. Ngoài ra, ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể gây viêm lợi.
-
Giảm tiết nước bọt: Nước bọt giữ vai trò làm sạch răng, sạch khoang miệng nên nếu giảm tiết nước bọt, bạn sẽ tăng nguy cơ gây viêm lợi. Nguyên nhân giảm tiết nước bọt có thể do một số loại thuốc bạn đang sử dụng hoặc do bệnh lý.
-
Thay đổi nội tiết tố: Điều này thường xảy ra với phụ nữ mang thai. Thay đổi nội tiết tố cũng khiến lợi bị giảm sức đề kháng, gây viêm nhiễm.
-
Suy giảm miễn dịch: Nếu bạn đang mắc phải một số bệnh lý khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, cơ thể sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ viêm lợi.
-
Tiểu đường: Tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm lợi do người bệnh không kiểm soát được lượng đường huyết. Điều này khiến áp lực mạch máu tăng lên, giảm khả năng vận chuyển dinh dưỡng đến mô lợi, khiến lợi yếu đi và dễ nhiễm khuẩn gây viêm.
4. Điều trị và phòng ngừa viêm lợi
Khi thấy lợi chảy máu kèm đau rát, bạn nên biết rằng răng miệng đang có vấn đề và không nên chủ quan. Lúc này hãy thăm khám để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị viêm lợi kịp thời, tránh xảy ra những biến chứng nghiêm trọng hơn.
Khám nha khoa khi có những vấn đề bất thường về răng, lợi để được điều trị kịp thời
Điều trị viêm lợi
Khi bị viêm lợi ở mức độ nhẹ, bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách súc miệng với những nguyên liệu tự nhiên như nước muối, nước lô hội, dầu dừa hay tinh dầu sả. Khi bệnh trở nặng, bạn có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như:
-
Nhóm thuốc kháng sinh: Nhằm diệt vi khuẩn trú ngụ trong lợi.
-
Thuốc kháng viêm non-steroid: Có tác dụng giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau do viêm lợi.
-
Nhóm thuốc corticosteroid: Điều trị hiệu quả triệu chứng sưng đỏ, đau do viêm lợi nhờ tính kháng viêm mạnh.
-
Thuốc giảm đau thông thường: Giảm những triệu chứng đau do viêm lợi. Tuy nhiên, bạn không dùng aspirin nếu đang mắc các bệnh ưa chảy máu hoặc sốt xuất huyết.
Phòng ngừa viêm lợi như thế nào?
Viêm lợi khiến lợi chảy máu kèm đau rát, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Để phòng ngừa viêm lợi, bạn nên thực hiện những lời khuyên sau:
-
Đánh răng sau khi ăn.
-
Nên dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa trong kẽ răng.
-
Chọn kem đánh răng có chứa Fluoride.
-
Dùng bàn chải mềm, đánh sạch kẽ răng nhưng không làm tổn thương đến lợi.
-
Lấy cao răng định kỳ.
-
Hạn chế hút thuốc lá và uống rượu bia.
-
Không ăn nhiều độ ngọt, đồ uống có đường trước khi ngủ, không ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
-
Khám răng miệng định kỳ.
-
Chỉ ăn những thực phẩm tốt cho răng.
-
Nếu là trẻ nhỏ, dù trẻ chưa mọc răng nhưng hãy lau lợi cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
Dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng để đảm bảo vệ sinh răng miệng
Lợi chảy máu kèm đau rát do viêm lợi ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, khiến bạn không tự tin khi giao tiếp. Vì vậy, ngay khi có những triệu chứng đầu tiên, hãy nhanh chóng gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Nếu còn có vấn đề thắc mắc về viêm lợi cũng như các vấn đề chung về sức khỏe răng miệng, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!