Các tin tức tại MEDlatec
Lưỡi bị nứt và nổi nốt: nguyên nhân và cách điều trị
- 31/12/2023 | Dụng cụ cạo lưỡi: công dụng và cách sử dụng hiệu quả
- 30/06/2023 | Những điều cần biết về bệnh sùi mào gà ở lưỡi
- 11/08/2024 | Điều trị cho trẻ bị nấm lưỡi bằng phương pháp nào hiệu quả?
1. Lưỡi bị nứt và nổi nốt là gì?
Tình trạng lưỡi bị nứt và nổi nốt là một vấn đề thường gặp ở bề mặt lưỡi. Bề mặt lưỡi bình thường tương đối bằng phẳng, tuy nhiên vì một số lý do có thể xuất hiện một hoặc nhiều vết nứt dọc theo chiều dài của lưỡi kèm nổi nốt. Tùy vào kích thước và độ sâu khác nhau, các vết tổn thương có thể xuất hiện ở các vị trí như đầu lưỡi, hai bên rìa hoặc mặt dưới lưỡi.
Trên thế giới có khoảng 5% dân số toàn cầu mắc hiện tượng này, tỷ lệ ở nam giới cao hơn so với phụ nữ. Đối với người cao tuổi, nguyên nhân mắc bệnh chủ yếu do tình trạng khô miệng.
Tình trạng lưỡi bị nứt và nổi nốt xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới
Lưỡi bị nứt và nổi nốt thường lành tính và không gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Khi mắc tình trạng này, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng điển hình như sau:
- Các rãnh hoặc khe hở sâu trên bề mặt lưỡi;
- Nhạy cảm với những loại thức ăn có tính cay nóng, mặn hoặc chua;
- Cảm giác khó chịu, ngứa rát và đau lưỡi;
- Khó khăn khi nhai, nuốt;
- Khô miệng, khó nói chuyện;
- Hôi miệng do các thức ăn thừa có thể tích tụ ở các rãnh và khe hở gây viêm nhiêm và có mùi hôi.
2. Nguyên nhân của tình trạng lưỡi bị nứt và nổi nốt
Theo các chuyên gia y tế tình trạng lưỡi bị nứt và nổi nốt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Thiếu vitamin và khoáng chất: Thiếu các vitamin như vitamin B, sắt, kẽm có thể gây ra tình trạng nứt lưỡi;
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng nấm men hoặc vi khuẩn trong miệng có thể gây viêm lưỡi và làm xuất hiện các nốt;
- Vệ sinh răng miệng chưa đảm bảo: Điều kiện vệ sinh răng miệng chưa đảm bảo hoặc vấn đề liên quan đến chăm sóc răng miệng sẽ khiến thức ăn thừa và vi khuẩn dễ dàng tích tụ trong các khe nứt trên lưỡi, dẫn đến viêm nhiễm khiến các vết nứt trở nên nghiêm trọng hơn;
Điều kiện chăm sóc răng miệng chưa đảm bảo là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lưỡi bị nứt và nổi nốt
- Tính di truyền: Các thống kê cho thấy, những người có người thân trong gia đình mắc chứng nứt lưỡi thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn;
- Bệnh lý tự miễn: Một số bệnh tự miễn như bệnh vẩy nến có thể ảnh hưởng đến lưỡi và làm xuất hiện các nốt và vết nứt;
- Chấn thương: Vết cắn, vết trầy xước hoặc các chấn thương khác có thể gây ra nứt và nổi nốt trên lưỡi;
- Khô miệng: Khô miệng do thiếu nước hoặc do tác dụng phụ của thuốc cũng có thể làm lưỡi nứt nẻ;
- Thói quen ăn uống và sinh hoạt: Ăn các thức ăn quá cay, nóng hoặc có tính axit cao cũng có thể gây kích ứng và làm nứt lưỡi.
Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây khó chịu cho người bệnh hoặc là tác nhân gây ra các vấn đề sức khỏe khác như nhiễm trùng hoặc khó thở. Vì vậy, bạn nên thực hiện thăm khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.
3. Cách điều trị tình trạng lưỡi bị nứt và nổi nốt
Dưới đây là một số những biện pháp hữu ích giúp khắc phục và hạn chế những cảm giác khó chịu do tình trạng lưỡi bị nứt và nổi nốt gây ra:
- Giữ vệ sinh răng miệng: Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, súc miệng bằng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để giúp kháng khuẩn và giữ khoang miệng luôn sạch sẽ;
- Uống đủ nước: Đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước mỗi ngày để tránh tình trạng bị khô miệng;
- Tránh các chất kích thích: Hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, chua hoặc có cồn vì chúng có thể gây kích ứng lưỡi;
- Chăm sóc đúng cách: Niêm mạc lưỡi rất mỏng vì vậy một điều cần lưu ý khi bị nứt lưỡi, nổi nốt ở lưỡi là không sử dụng tay, vật sắc nhọn; vệ sinh một cách nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến lưỡi;
- Bổ sung vitamin và khoáng chất: Thiếu vitamin A, vitamin B, sắt hoặc kẽm có thể gây nứt lưỡi và nổi nốt. Hãy bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất hoặc sử dụng các viên uống bổ sung nếu cần;
Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết để hạn chế tình trạng nứt và nổi nốt trên lưỡi
- Dùng thuốc giảm đau và chống viêm: Nếu có đau hoặc viêm, bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng;
- Chủ động thăm khám, kiểm tra sức khỏe: Nếu tình trạng không cải thiện hoặc ngày càng nặng kèm xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng gặp phải và tư vấn phương án điều trị phù hợp, đạt hiệu quả tối ưu.
Chủ động thực hiện thăm khám nếu tình trạng không thuyên giảm hoặc xuất hiện triệu chứng bất thường
Hầu hết các tình trạng lưỡi bị nứt và nổi nốt đều lành tính và không quá nguy hiểm, tuy nhiên tình trạng này có thể cảnh báo một số các bệnh lý liên quan tới sức khỏe. Vì vậy, việc đi chủ động thăm khám và điều trị kịp thời đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Nếu người dân gặp phải tình trạng lưỡi bị nứt và nổi nốt, hãy đến trực tiếp chuyên khoa Tai - mũi - họng để được đội ngũ y bác sĩ với chuyên môn cao tiến hành kiểm tra, chẩn đoán chính xác tình trạng gặp phải, từ đó đưa ra phương án điều trị hiệu quả. Bằng kinh nghiệm và năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ cùng sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị hiện đại, MEDLATEC mang tới dịch vụ y tế chất lượng cao phục vụ người dân.
Mọi thông tin cần giải đáp và tư vấn vui lòng liên hệ đến đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!