Các tin tức tại MEDlatec
Mách mẹ cách chăm sóc và điều trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh
- 01/09/2023 | Trẻ sơ sinh đầu dài là do đâu, có phải là tình trạng bất thường không
- 01/10/2023 | Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da như thế nào và liệu có thực sự hiệu quả
- 01/09/2023 | Gợi ý những đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh nhất định phải có
1. Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là gì?
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là mụn không có nhân hoặc có nhân hở. Kích thước mụn rất nhỏ, thường có màu trắng, chủ yếu xuất hiện ở vùng mặt, đặc biệt là má và mũi. Số ít bé bị mọc mụn sữa ở cổ, ngực, bụng. Nói chung, đây là tình trạng da liễu lành tính và rất phổ biến, thường gặp ở những trẻ vừa mới sinh được 1 tháng.
Theo các chuyên gia thì sự liên quan giữa hormone của mẹ với em bé là nguyên nhân chính gây mụn sữa. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như tác dụng phụ của thuốc mẹ sử dụng trong thai kỳ, chế độ ăn của mẹ nhiều đồ cay nóng, trẻ dị ứng với đạm trong sữa công thức hay trẻ bị phì đại tuyến bã nhờn làm tăng tiết dầu.
Khi bé bị mụn sữa sẽ xuất hiện các triệu chứng sau.
- Những hạt mụn trắng nhỏ li ti xuất hiện nhiều trên mặt, nhất là má và mũi.
- Mụn có thể chứa dịch mủ bên trong.
- Xung quanh các nốt mụn bị sưng đỏ.
- Thời tiết càng nóng, trẻ càng đổ mồ hôi thì mụn xuất hiện càng nhiều.
- Trẻ quấy khóc, khó chịu do đau và ngứa. Nhiều trẻ còn bỏ bú, mất ngủ, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển.
Một tình trạng về da rất thường gặp ở trẻ sơ sinh là mụn sữa
2. Mụn sữa ở trẻ sơ sinh có tự khỏi không?
Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm khi thấy bé có mụn sữa. Theo đó, những hạt mụn sữa này có thể tự hết, có bé thì tự hết sau vài tuần, có bé phải mất vài tháng mới khỏi, tùy thuộc vào cơ địa của bé cũng như cách chăm sóc của mẹ. Trường hợp sau 3 tháng, các mụn sữa không thuyên giảm mà lan rộng, bị sưng đỏ, mưng mủ, bé quấy khóc nhiều thì mẹ cần chủ động đưa bé đến gặp bác sĩ.
3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị mụn sữa
Để mụn sữa ở trẻ sơ sinh mau hết và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng thì khi chăm sóc bé, mẹ cần chú ý:
- Sử dụng nguồn nước sạch để tắm bé, đồng thời, dùng sữa tắm dành riêng cho bé với thành phần dịu nhẹ tự nhiên.
- Luôn giữ cho mặt bé được sạch sẽ bằng cách rửa nước ấm hoặc dùng khăn sữa nhúng nước ấm và lau nhẹ nhàng.
- Giữ cho da bé được khô thoáng bằng cách mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
- Không ủ bé quá mức (quấn khăn, đội mũ, đeo bao tay, tất vớ) khi tiết trời nóng vì sẽ khiến bé ra nhiều mồ hôi, tăng nguy cơ nổi mụn.
- Tuyệt đối không chà xát hay nặn các hạt mụn sữa vì việc này có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Không tự ý bôi thuốc hoặc các loại phấn rôm lên vùng da có mụn. Điều này khiến làn da nhạy cảm của bé dễ bị tổn thương, dị ứng, kích ứng.
- Trước khi tiếp xúc với bé, đặc biệt là khi lau người, thay bỉm cho bé, mẹ cần rửa tay sạch sẽ.
- Chế độ ăn của mẹ cần giàu vitamin và khoáng chất, tránh thực phẩm cay nóng để tạo ra nguồn sữa chất lượng, không làm bé bị kích ứng.
- Đảm bảo môi trường sống, không gian ngủ của bé sạch sẽ, thông thoáng. Hạn chế đưa bé đến những nơi nhiều khói bụi, ẩm thấp, nấm mốc.
- Tránh để người khác tiếp xúc, đặc biệt là ôm hôn bé.
- Nếu mụn sữa chuyển sang mụn đầu đen, bên trong có mủ, gây đau và khó chịu cho bé thì mẹ cần nhanh chóng cho bé đi khám.
Mẹ chú ý giữ gìn vệ sinh cho bé để tình trạng mụn sữa mau khỏi
4. Điều trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Đối với mụn sữa nhẹ, ngoài thực hiện tốt các cách chăm sóc trên thì nhiều mẹ còn áp dụng biện pháp dân gian, cụ thể là tắm nước lá như nước lá khổ qua, nước lá khế chua, nước lá trà xanh, nước lá sài đất, nước lá riềng,… Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là những lá này chứa nhiều bụi bẩn, côn trùng, thuốc hóa học nên việc sử dụng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Và dù có mang lại hiệu quả thì cũng không được đánh giá là triệt để, an toàn. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo nên thận trọng, cần đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh để tránh gây kích ứng, dị ứng cho bé.
Tốt nhất là mẹ theo dõi tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh, nếu kéo dài hơn 3 tháng và xuất hiện các triệu chứng nghi viêm nhiễm thì tốt nhất là đưa bé đi khám. Bác sĩ có thể cho bé dùng kem hoặc thuốc bôi trị mụn để thuyên giảm tình trạng. Đồng thời, hướng dẫn mẹ cách chăm sóc bé cùng chế độ ăn uống cho phù hợp.
Nếu bệnh có dấu hiệu nặng hơn, làm bé đau, khó chịu, quấy khóc thì bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm hay thậm chí là kháng sinh. Mẹ cần cho bé dùng thuốc đúng liều, đúng cách để đảm bảo hiệu quả điều trị, đồng thời, tránh nguy cơ kháng thuốc. Không tự ý ngưng dùng thuốc, ngay cả khi triệu chứng bệnh đã thuyên giảm. Cũng không được kéo dài thời gian dùng thuốc để tránh tác dụng phụ.
Trong chăm sóc và điều trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh, mẹ không nên dùng phấn rôm
5. Khám mụn sữa ở trẻ sơ sinh ở đâu?
Nếu bé bị mụn sữa và mẹ tìm kiếm một địa chỉ khám uy tín, hãy đưa bé đến Chuyên khoa Da liễu của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Chuyên khoa chuyên khám và điều trị các bệnh da dị ứng, bệnh da nhiễm trùng, bệnh da do virus và thực hiện chăm sóc da thẩm mỹ. Bác sĩ tại Chuyên khoa được đào tạo chuyên sâu, dày dặn kinh nghiệm, mẹ hoàn toàn an tâm khi thăm khám và điều trị. Đặc biệt, Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC đạt 2 chứng chỉ ISO 15189: 2012 và CAP (Hoa Kỳ). Do đó có thể đáp ứng tốt nhất việc chẩn đoán cũng như đảm bảo kết quả nhanh chóng và chính xác.
Phụ huynh đưa trẻ đến thăm khám tại MEDLATEC
Để được tư vấn thêm về tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh, hoặc tư vấn về dịch vụ khám chữa bệnh tại MEDLATEC, đồng thời, chủ động đặt lịch khám trước để tiết kiệm thời gian, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!