Các tin tức tại MEDlatec
Một số bệnh liên quan đến thận thường gặp bạn nên cẩn trọng
- 21/07/2020 | Sỏi thận: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp chẩn đoán
- 02/08/2020 | Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và bệnh thận
- 25/07/2020 | Xét nghiệm tăng sản thượng thận bẩm sinh (CAH) là gì và có cần thiết không?
1. Vai trò của thận
Có lẽ chúng ta đều hiểu đây là một trong những vô cùng quan trọng của cơ thể, bởi vì chúng tham gia vào rất nhiều quá trình giúp duy trì hoạt động bình thường của mỗi người. Vậy chức năng chính của cơ quan này là gì, hãy cùng nhau tìm hiểu ngay nhé!
Nhắc tới cơ quan này, bạn sẽ nghĩ ngay tới nhiệm vụ chính của chúng đó là lọc máu, lọc một số chất thải ra khỏi cơ thể. Trong đó, chất thải sẽ được loại bỏ thông qua nước tiểu. Như vậy, sau quá trình lọc, cơ thể sẽ giữ lại một số chất cần thiết, đặc biệt là protein, tế bào máu.
Thận tham gia vào nhiều hoạt động trong cơ thể chúng ta.
Chức năng của cơ quan kể trên đóng vai trò quyết định tới khả năng bài tiết các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp cơ quan này hoạt động kém hiệu quả, chất thải có thể bị ứ đọng lại, làm cho chức năng của thận lại càng suy yếu hơn và có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Chính vì thế, việc chăm sóc sức khỏe, theo dõi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể là vô cùng cần thiết.
Bên cạnh đó, chúng còn tham gia vào quá trình điều hòa máu, điều chỉnh chỉ số pH có trong dịch ngoại bào,… Không thể phủ nhận rằng cơ quan này nắm giữ chiếc chìa khóa giúp cơ thể hoạt động ổn định và hiệu quả.
2. Một số căn bệnh liên quan tới thận thường gặp
Như đã phân tích ở trên, cơ quan này tham gia vào nhiều hoạt động của cơ thể, nếu chúng phải hoạt động quá nhiều có thể khiến chức năng suy giảm, đồng thời mắc các bệnh lý nghiêm trọng.
Vậy bạn có thể gặp phải những căn bệnh nào liên quan tới thận?
2.1. Sỏi thận
Có thể nói, tỷ lệ người mắc bệnh sỏi thận đang có xu hướng gia tăng rất nhanh chóng. Cụ thể, các chất khoáng của nước tiểu ứ đọng trong cơ thể sau một thời gian sẽ trở thành tinh thể và gây ảnh hưởng xấu tới chức năng của cơ quan bài tiết.
Tỷ lệ người mắc bệnh sỏi thận có xu hướng gia tăng mạnh.
Nhìn chung, bệnh lý sỏi thận xuất hiện do những thói quen xấu của chúng ta, ví dụ như: không bổ sung đủ nước cho cơ thể, hay ăn các món quá mặn, bỏ bữa sáng hoặc lạm dụng một số loại thuốc,… Hy vọng rằng các bạn sẽ thay đổi thói quen sinh hoạt, sống lành mạnh hơn để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Tùy từng người, kích thước của sỏi tương đối khác nhau, trong đó kích thước sỏi càng lớn thì càng gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Rất nhiều bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng tắc đường dẫn nước tiểu. Đây là vấn đề cực kỳ nguy hiểm tới sức khỏe mà bạn không thể chủ quan.
2.2. Suy thận
Một trong những bệnh lý bạn không thể không nhắc tới đó là suy thận, khi mắc phải căn bệnh này chức năng của cơ quan bài tiết suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân.
Hiện nay, căn bệnh trên được chia thành hai mức độ chính: cấp tính và mạn tính. Đối với bệnh nhân cấp tính, nếu kịp thời phát hiện và điều trị, họ có khả năng hồi phục chức năng cao. Song, người bệnh mạn tính phải chấp nhận sống chung với chúng, trong đó việc điều trị nhằm mục đích duy trì tình trạng hiện tại, ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Khi mắc bệnh, hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Rất nhiều bạn thắc mắc về các biến chứng có thể gặp phải nếu không kịp thời điều trị bệnh. Bệnh nhân có thể đối mặt với những căn bệnh liên quan tới tim mạch hoặc xương khớp,… Ngoài ra hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, cơ thể thì nhạy cảm hơn, hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị vi khuẩn, vi rút tấn công.
Trong nhiều trường hợp, tính mạng của người bệnh bị đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt là khi lượng kali trong máu tăng nhanh. Chính vì thế, bạn phải thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe, kịp thời xử lý nếu có các vấn đề xảy ra.
Nguy hiểm hơn, bạn có thể gặp phải căn bệnh hiểm nghèo ung thư thận, việc điều trị dứt điểm là vô cùng khó khăn và mất thời gian. Những biến chứng để lại khiến sức khỏe bệnh nhân suy yếu nghiêm trọng.
3. Kiểm tra chức năng của thận như thế nào?
Chắc hẳn các bạn đều hiểu được mức độ nghiêm trọng của những căn bệnh kể trên, chúng đe dọa trực tiếp tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng nếu bạn không kịp thời chữa trị. Vậy làm thế nào để chúng ta phát hiện và điều trị bệnh kịp thời? Cách tốt nhất bạn nên làm đó là đi kiểm chức năng thận định kỳ.
Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Với sự phát triển không ngừng của nền y học, rất nhiều phương pháp xét nghiệm hiện đại ra đời nhằm phục vụ nhu cầu khám và phát hiện bệnh. Trong đó, ba phương pháp được sử dụng phổ biến là: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và chẩn đoán hình ảnh.
Trong đó, khi tiến hành xét nghiệm máu, các bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra các chỉ số như: chỉ số acid uric máu, ure máu hoặc rối loạn cân bằng kiềm toan. Nếu nghi ngờ chức năng nào bị ảnh hưởng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện loại xét nghiệm phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, phương pháp chẩn đoán hình ảnh cũng tỏ ra khá hiệu quả, bạn có thể siêu âm, chụp CT có cản quang hoặc sinh thiết để phát hiện bệnh sớm.
4. Chăm sóc thận hiệu quả
Có lẽ bạn đã phần nào hiểu được vai trò quan trọng của cơ quan này đối với hoạt động sống, chúng ta nên làm gì để thận luôn hoạt động hiệu quả và ổn định?
Một trong những thói quen đơn giản và hiệu quả nhất bạn nên làm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh đó là bổ sung nước cho cơ thể. Mỗi ngày chúng ta cần nạp ít nhất 2 lít nước để đảm bảo hoạt động của các cơ quan diễn ra ổn định.
Để kiểm soát sức khỏe thật tốt, chúng ta cần duy trì thói quen sống lành mạnh, điều độ, thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao và ăn uống đủ chất. Đặc biệt, việc đi khám sức khỏe định kỳ là cực kỳ cần thiết để theo dõi các vấn đề mình đang gặp phải, có những thay đổi trong lối sống để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Đồng thời, đây là cơ hội để phát hiện những bệnh lý đang đe dọa tới hoạt động của cơ thể.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh, điều độ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Như vậy thận giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể mỗi người, các bạn nên chú ý chăm sóc thật cẩn thận. Nếu như, cơ quan này hoạt động quá tải, chức năng của chúng suy giảm và gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Bạn nên đi khám để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, tránh những rủi ro xấu.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!