Các tin tức tại MEDlatec
Một số bệnh thường gặp do HPV
Một số bệnh thường gặp do HPV gây nên như:
1. Bệnh sùi mào gà
Nguyên nhân: do HPV type 6, 11, 16, 18, 42, 44 và một số type khác.
Đường lây truyền:
- Lây truyền qua đường tình dục;
- Qua tiếp xúc trực tiếp với thương tổn sùi mào gà.
Biểu hiện lâm sàng:
- Thời kỳ ủ bệnh thường từ 3 tuần - 9 tháng, trung bình là 3 tháng.- Thường phát bệnh ở bộ phận sinh dục (nam thấy ở dương vật, vùng mu, lỗ niệu đạo; nữ thấy ở môi lớn, môi bé, trong âm đạo), hậu môn (khi quan hệ sinh dục-hậu môn), miệng họng (khi quan hệ sinh dục-miệng).
- Các thương tổn ban đầu là các nốt nhỏ hơi nổi gồ trên mặt da, niêm mạc có màu hồng nhạt hoặc cùng với màu da. Theo thời gian các thương tổn này lớn dần lên chia múi, bề mặt sần sùi giống hoa lơ (hay mào gà). Đôi khi thương tổn tự trợt ra gây chảy máu và nhiễm trùng.
Các nguy cơ của bệnh sùi mào gà:
- Khả năng lây truyền cao;
- Khó thụ thai và lây truyền cho con trong quá trình đẻ;
- Bệnh dễ tái phát;
- Có khả năng gây ung thư, đặc biệt là type 16, 18, 31, 45.
Phòng bệnh
- Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn, chung thủy một vợ, một chồng.
- Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ hàng ngày.
- Tập thể dục, ăn uống đầy đủ nhằm nâng cao sức đề kháng.
- Đối với những trường hợp đã từng bị sùi mào gà, nên làm tế bào âm đạo 1lần/năm để sàng lọc ung thư cổ tử cung.
2. Hạt cơm
2.1. Hạt cơm thông thường
Nguyên nhân: thường gặp là các type 2, 7.
Biểu hiện lâm sàng:
- Thương tổn thường là khối sùi ra ngoài bề mặt da, hình cầu, bán cầu hoặc dẹt, đường kính từ vài mm đến vài cm, ở trung tâm có thể lõm xuống.
- Bề mặt thương tổn tăng gai, thậm chí tạo thành rãnh, thành khía, có dày sừng.
- Số lượng thay đổi từ một vài cái đến hàng chục cái, đôi khi tập hợp lại thành đám.
- Vị trí hay gặp ở mu tay, các ngón tay, cẳng tay, mu chân, các ngón chân, cẳng chân. Ít gặp ở lòng bàn tay, bàn chân.
2.2. Hạt cơm phẳng
Nguyên nhân: do HPV type 3, 10 gây nên.
Biểu hiện lâm sàng:
- Thương tổn là những nốt nhỏ hiếm khi nổi cao trên mặt da, màu vàng hoặc vàng nhạt, bề mặt bóng, mảnh.
- Thương tổn thường tập trung thành dải (do bệnh nhân gãi thương tổn có thể mọc theo vết xước gọi là hiện tượng Kobner), hoặc tạo thành mảng, cảm giác thường hơi ngứa.
- Vị trí ưu thế là mặt mu tay, ngón tay, cẳng tay, đầu gối và mặt trước cẳng chân.
2.3. Hạt cơm lòng bàn chân, bàn tay
Nguyên nhân: do HPV type 1, 2, 4, 63 gây nên.
Biểu hiện lâm sàng:
- Thương tổn là một nốt dày sừng, hình tròn ăn sâu vào lòng bàn tay, bàn chân, có thương tổn sùi, hơi nổi gồ trên mặt da, kích thước từ vài mm đến vài cm. Thương tổn dạng đĩa, xung quanh bao một vòng dày sừng, bề mặt nhẵn, vùng trung tâm dày sừng, bề mặt hơi sần sùi và có những điểm nâu đen (do xuất huyết).
- Thương tổn có thể đơn độc hoặc tặp trung thành đám.
- Đau khi đi lại và cầm nắm.
2.4. Đường lây truyền hạt cơm
- Tiếp xúc trực tiếp với thương tổn.
2.5. Nguy cơ bệnh
- Lây lan sang vùng da lành;
- Làm mất thẩm mỹ;
- Đau và hạn chế vận động khi hạt cơm ở lòng bàn tay, bàn chân.
2.6. Phòng bệnh hạt cơm
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ;
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh;
- Ăn uống, tập luyện hợp lý để nâng cao sức đề kháng.
3. Chẩn đoán
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm.
- Nên làm xét nghiệm để xác định type HPV gây bệnh và các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, Chlamydia, giang mai, HIV, viêm gan B, viêm gan C,...
4. Xét nghiệm
- Định tính, định type HPV:
+ Đối với những trường hợp đã quan hệ tình dục mà muốn tiêm phòng, có thể làm HPV định tính, nếu kết quả âm tính có thể tiêm.
+ Đối với trường hợp đã nhiễm, có thể làm HPV định type xác định type HPV.
- Làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lây tuyên tình dục kèm theo như:
+ Giang mai: RPR, Syphilis TP, TPHA định tính, định lượng;
+ HIV;
+ Lậu: soi tươi, PCR lậu;
+ Chlamydia: xét nghiệm máu (IgM, IgG), PCR Chlammydia;
+ Viêm gan B, viêm gan C;
+ Soi tươi dịch niệu đạo để xác định nguyên nhân viêm nhiễm do nấm, vi khuẩn.
5. Điều trị
- Dùng thuốc;
- Đốt Laser, đốt điện;
- Áp nitơ lạnh.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!