Các tin tức tại MEDlatec
Nên đi xét nghiệm có thai ở đâu an toàn, chính xác, uy tín?
- 03/01/2020 | Xét nghiệm có thai có những phương pháp nào phổ biến hiện nay
- 19/06/2019 | Xét nghiệm có thai được thực hiện như thế nào?
1. Xét nghiệm có thai là gì?
Xét nghiệm có thai là xét nghiệm đặc hiệu nhằm xác định sự hiện diện của hormone HCG (human chorionic gonadotropin) trong máu hoặc nước tiểu để đưa ra chẩn đoán về việc mang thai ở phụ nữ.
Xét nghiệm có thai giúp mẹ kiểm tra chính xác mình đang có em bé hay không
Khi trứng thụ đã làm tổ trong tử cung (một số trường hợp làm tổ ngoài tử cung) thì nhau thai sẽ sản xuất ra hCG. Bên cạnh đó, hCG cũng có thể được tạo ra bởi một số u tế bào mầm trong bệnh trophoblastic thai.
2. Các dấu hiệu nhận biết có thai sau 1 tuần
2.1. Ngực lớn hơn và căng, tức ngực
Trong tuần đầu tiên mang thai, đây có thể coi là dấu hiệu sớm nhất. Sau khi thụ tinh thành công, cơ thể người phụ nữ sẽ có sự thay đổi đột ngột về nồng độ hormone. Việc thay đổi này khiến lượng máu tuần hoàn đến phần ngực nhiều hơn, đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc bầu ngực cương lên và đau tức. Nhũ hoa cũng dần trở nên sậm màu hơn bình thường.
2.2. Đi tiểu nhiều hơn
Sau 6 tuần trứng được thụ tinh, tử cung của người mẹ thường to ra và chèn ép vào bàng quang, cùng với đó là nồng độ hCG tăng đột ngột khiến thai phụ đi tiểu nhiều hơn, cả đêm và ngày.
2.3. Thói quen ăn uống thay đổi, nhạy cảm hơn với mùi vị và ốm nghén
Ở những tháng đầu thai kỳ, cơ thể người phụ nữ thường rất nhạy với mùi xung quanh, một số mùi gây khó chịu đến mức nôn ọe. Tình trạng này thường được biết đến là tình trạng ốm nghén. Ngoài ra, việc hormone thay đổi đột ngột khiến thói quen ăn uống bị thay đổi, thai phụ thường xuyên có cảm giác đói và thèm ăn.
Cơ thể người phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn với mùi trong giai đoạn đầu của thai kỳ
2.4. Dịch âm đạo thay đổi và ra máu
Hiện tượng ra máu báo thai xảy ra khi thai nhi vào làm tổ trong buồng tử cung. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa máu báo thai với kinh nguyệt. Tuy nhiên, có thể dễ dàng phân biệt bằng cách quan sát màu sắc của máu. Nếu đó là những đốm máu đỏ tươi, nâu hoặc phớt hồng và chỉ xuất hiện từ 1 - 2 ngày thì đó là máu báo thai. Trong khi máu kinh nguyệt thường nhiều hơn, có dịch và kéo dài từ 3 - 7 ngày.
3. Các phương pháp xét nghiệm có thai thông dụng
Nếu bạn thấy mình có một trong những dấu hiệu kể trên và nghi ngờ đang có thai thì có thể tiến hành làm một số xét nghiệm có thai để có kết quả chính xác nhất.
3.1. Xét nghiệm hCG định tính
Phương pháp này thường được mọi người biết là phương pháp chẩn đoán có thai bằng que thử thai. Xét nghiệm có thai với que thử thai sử dụng mẫu bệnh phẩm là nước tiểu, thông qua đó có thể xác định nồng độ hCG để xác nhận có đang mang thai hay không.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 5% phụ nữ đã nhận được kết quả dương tính khi thử thai tại nhà khi thai kỳ ở ngày thứ 8. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều khuyên nên đợi đến ngày thứ 14 và thử để có kết quả đúng nhất vì nếu thử thai quá sớm thì vẫn có những trường hợp cho ra kết quả “âm tính giả”.
Thời điểm tốt nhất để tiến hành xét nghiệm có thai bằng que thử là buổi sáng khi mới thức dậy bởi lúc này lượng nội tiết tố trong cơ thể chưa bị loãng, tuy nhiên vẫn có thể thực hiện vào các thời điểm khác trong ngày. Lưu ý không nên uống quá nhiều nước trước khi làm xét nghiệm để tránh làm loãng nước tiểu.
Xét nghiệm có thai với que thử là phương pháp đơn giản, dễ tiến hành nhất
3.2. Xét nghiệm hCG định lượng
Xét nghiệm hCG định lượng chính là phương pháp xét nghiệm đo nồng độ beta hCG trong máu để chẩn đoán có thai. Với phương pháp này có thể chẩn đoán việc có thai từ rất sớm vì nó có thể đo được lượng thay đổi nhỏ của hormone hCG có trong máu thai phụ chỉ 6 - 8 ngày sau khi thụ thai.
Kết quả chẩn đoán có thai dựa vào nồng độ hCG, cụ thể như sau:
-
Nồng độ hCG < 5mlU/ml: chưa thể đưa ra kết luận đã mang thai.
-
Nồng độ hCG >25mlU/ml: có thể khẳng định đã mang thai.
-
Nồng độ hCG từ 5 - 25mlU/ml: cần xét nghiệm lại beta-HCG sau 48 giờ để chẩn đoán xác định.
Trong trường hợp nồng độ hCG đo được quá thấp có thể do tuổi thai tính không chính xác, thai phụ mang thai ngoài tử cung hoặc khả năng sảy thai cao. Ngược lại, nếu nồng độ hCG đo được quá cao có thể do tình trạng đa thai, đa trứng gây nên.
Lượng hCG trong máu thường sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi 3 ngày và đạt mức cao nhất vào tuần thứ 15 - 16 của thai kỳ nhưng sau đó sẽ giảm dần và biến mất một vài tuần sau khi sinh.
Bên cạnh việc chẩn đoán có thai hay không, xét nghiệm máu còn giúp chẩn đoán các dị tật bẩm sinh cho thai nhi cũng như một số bệnh lây truyền từ mẹ sang con như viêm gan B, HIV,...
4. Nên đi xét nghiệm có thai ở đâu uy tín và chất lượng?
Hầu hết các thai phụ đều có cùng một băn khoăn về việc nên đi xét nghiệm có thai ở đâu. Hiện nay, dịch vụ xét nghiệm có thai được triển khai ở hầu hết các bệnh viện và cơ sở y tế lớn. Tuy nhiên, người mẹ vẫn nên cân nhắc và lựa chọn địa điểm uy tín để nhận được kết quả chính xác nhất.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có đủ các loại xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu trong đó bao gồm các xét nghiệm chẩn đoán mang thai. Tất cả những xét nghiệm này đều được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn và giàu kinh nghiệm.
Đến với MEDLATEC chắc chắn bạn sẽ hoàn toàn hài lòng với chất lượng dịch vụ tại đây. Đặc biệt, mọi chi phí đều được niêm yết trên bảng giá công khai giúp mọi người có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp xét nghiệm có thai dựa vào điều kiện tài chính cá nhân của mình.
Bệnh viện MEDLATEC là cơ sở uy tín được nhiều thai phụ lựa chọn
Hơn hết, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn đang triển khai chương trình xét nghiệm lấy mẫu tại nhà. Thai phụ không phải đi lại và chờ đợi lâu, tiết kiệm thời gian và chi phí. Kết quả xét nghiệm có thai được trả qua nhiều phương tiện như trả tận nơi, qua email hoặc qua điện thoại.
Nếu bạn vẫn băn khoăn xét nghiệm có thai ở đâu thì không thể bỏ qua MEDLATEC. Vui lòng liên hệ tổng đài 1900 565656 để được tư vấn miễn phí.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!