Các tin tức tại MEDlatec
Nhổ răng đã lấy tủy có đau không? Những vấn đề cần lưu ý
- 01/10/2023 | Các trường hợp không được nhổ răng theo lời khuyên của nha sĩ
- 01/10/2023 | Hỏi&Đáp: Nhổ răng hàm bị sâu có ảnh hưởng gì không?
- 01/11/2023 | Nhổ răng có đau không? Và những vấn đề cần biết trước và sau nhổ
- 01/10/2023 | Răng nào không nên nhổ? Những điều cần biết khi nhổ răng
- 01/10/2023 | Hỏi&Đáp: Nhổ răng hàm khi nào? Có nguy hiểm không?
1. Tủy răng là gì?
Tủy răng chính là một bộ phận nằm ở bên trong lõi răng, cung cấp dinh dưỡng cho răng bởi các dây thần kinh và cả mạch máu tủy răng được bao bọc bởi ngà răng lẫn men răng.
Tủy răng là nguồn cung dinh dưỡng quan trọng cho răng
Tủy răng gồm buồng tủy và ống tủy. Nếu tủy răng bị viêm nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc nâng đỡ răng. Tình trạng viêm tủy răng kéo dài sẽ khiến răng không được cung cấp đủ dưỡng chất khiến chúng dần yếu hơn, gây cảm giác đau đớn, khó chịu hay thậm chí khiến răng bị rụng.
2. Lấy tủy răng là gì?
Lấy tủy răng là quá trình hút và loại bỏ phần tủy răng chết, tủy bị viêm hoặc bị hoại tử. Sau đó, khoảng trống bên trong ống tủy sẽ được làm sạch và hàn lấp bằng các vật liệu nha khoa chuyên dụng như xi măng, nhựa composite,... để bảo tồn các mô răng còn sống.
Khi lấy tủy răng, bệnh nhân sẽ được làm tê cục bộ ở vùng răng cần tiến hành làm thủ thuật. Sau khi hoàn tất, bệnh nhân không còn thấy cảm thấy đau nhức vì răng không còn liên kết với các dây thần kinh khác. Nếu sau khi lấy tủy bạn vẫn thấy đau nhức thì nên gặp nha sĩ để kiểm tra lại.
3. Liệu rằng nhổ răng đã lấy tủy có đau không?
Tủy răng có chứa mạch máu và các dây thần kinh nên khi loại bỏ tủy răng, nhiều người thắc mắc rằng những chiếc răng này khi nhổ có cảm giác đau hay không. Thực tế, răng sau khi lấy tủy vẫn còn nằm ở trên nướu và bên trong xương hàm. Khi nhổ răng, các tổ chức xung quanh đó sẽ bị tác động ít nhiều.
Nhổ răng đã lấy tủy có đau không còn phụ thuộc vào bác sĩ thực hiện
Tuy nhiên, trước khi nhổ răng, bệnh nhân sẽ được gây tê ở khu vực cần thiết. Vì vậy, khi nhổ răng, bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau nhức. Ngoài ra, vấn đề đau nhức khi nhổ răng còn tùy thuộc vào trình độ của nha sĩ cùng các trang thiết bị hỗ trợ khác. Các thao tác nhổ răng đúng kỹ thuật và nhẹ nhàng sẽ hạn chế được tối đa các tổn thương xung quanh và cảm giác đau nhức sau khi nhổ răng.
4. Chỉ định nhổ răng đã lấy tủy trong trường hợp nào?
Một số trường hợp cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định nhổ răng đã lấy tủy nhằm bảo vệ nướu cũng như những tổ chức khác ở xung quanh gồm:
Chỉ định nhổ răng đã lấy tủy cho từng trường hợp nhất định
● Áp xe răng: Khu vực xung quanh răng bị nhiễm trùng gây đau nhức và sưng nghiêm trọng, có thể kèm theo triệu chứng sốt, chóng mặt,... Tình trạng này nếu tiếp diễn lâu dài sẽ khiến răng ngày càng yếu và có nguy cơ cao bị mất răng, thậm chí ảnh hưởng sang các răng bên cạnh. Khi tình trạng áp xe phát triển sẽ khiến chân răng bị lộ ra nhiều hơn và bác sĩ sẽ cho bệnh nhân nhổ răng để làm sạch phần mủ ở bên trong ổ răng và giúp giảm đau.
● Viêm cuống răng: Dây chằng răng và xương ổ răng bị các vi khuẩn tấn công khiến tình trạng viêm xuất hiện. Lúc này, bác sĩ có thể cắt phần cuống răng hoặc tiến hành loại bỏ chiếc răng bị bệnh, ngay cả với răng đã lấy tủy.
● Răng yếu, lung lay, gãy: Răng đã lấy tủy hầu như không còn bất cứ chức năng nào. Bệnh nhân có thể được chỉ định nhổ bỏ chiếc răng này để bảo vệ nướu, phòng tránh viêm nhiễm.
5. Quy trình nhổ răng đã lấy tủy
Quy trình nhổ răng đã được lấy tủy cụ thể như sau:
5.1. Bước 1: Thăm khám và chụp X-quang
● Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được thăm khám và kiểm tra tình hình sức khỏe nói chung cũng như sức khỏe răng miệng, tiền sử dị ứng.
● Sau đó, người bệnh sẽ được chỉ định chụp X-quang răng nhằm xác định chính xác chiều dài, hình dáng cũng như vị trí của răng cần nhổ.
● Phương pháp điều trị sẽ được xây dựng sau quá trình thăm khám.
Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát trước khi nhổ răng
5.2. Bước 2: Vệ sinh răng miệng
● Trước khi nhổ răng, nha sĩ sẽ vệ sinh sạch sẽ răng miệng của bệnh nhân bằng nước súc miệng có chứa florus nhằm loại bỏ các vi khuẩn còn ẩn nấp ở trong kẽ răng.
● Việc làm vệ sinh sạch sẽ khoang miệng sẽ hạn chế được khả năng viêm nhiễm trong quá trình nhổ răng.
5.3. Bước 3: Gây tê
● Khu vực cần nhổ răng sẽ được gây tê nhằm làm giảm cảm giác đau nhức.
● Thuốc gây tê được sử dụng có hiệu quả nhanh chóng và không làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.
5.4. Bước 4: Nhổ răng
● Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng bằng phương pháp thông thường hoặc phương pháp khác, tùy tình trạng.
5.5. Bước 5: Khâu vết thương (nếu cần) và kê đơn
● Ổ răng vừa nhổ sẽ được may lại bằng chỉ khâu nha khoa (nếu cần thiết) và cầm máu bằng bông.
● Bệnh nhân sẽ dùng thuốc được bác sĩ kê đơn và chăm sóc răng miệng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Sau đó, bệnh nhân sẽ tái khám theo lịch hẹn để kiểm tra tình hình khu vực nhổ răng.
6. Lưu ý trước trong và sau khi nhổ răng đã lấy tủy
Sau khi nhổ răng, bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau để giúp quá trình phục hồi thuận lợi:
6.1. Trước khi nhổ răng
● Thời điểm tốt nhất để nhổ răng là buổi sáng, sau đó bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi.
● Trước khi nhổ răng, bạn nên ăn sáng đầy đủ và giữ cho tinh thần của mình được thoải mái.
● Nếu bạn đang bị bệnh hoặc đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào thì nên thông báo với bác sĩ.
6.2. Sau khi nhổ răng
Sau khi hoàn tất quá trình nhổ răng, bạn nên ngồi nghỉ tại phòng khám trong khoảng 30 phút để các nha sĩ theo dõi tình hình sức khỏe. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào, bác sĩ sẽ có phương án xử lý kịp thời nhất. Ngoài ra, sau khi về nhà bạn cần có một chế độ ăn hợp lý và phù hợp với tình hình răng miệng hiện tại như:
● Trong khoảng 1 đến 2 ngày sau nhổ răng, nên ưu tiên ăn các món ăn lỏng, dễ nuốt.
● Không nên chọn các loại đồ ăn cứng hoặc chưa được nấu chín vì chúng có thể tác động không tốt đến vết thương và làm chảy máu.
● Không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, tránh đồ ăn cay và nhiều dầu mỡ.
● Không nhai thức ăn ở vị trí mới nhổ răng.
Ngoài chế độ ăn uống, việc vệ sinh răng miệng cũng cần lưu ý, cụ thể:
Vấn đề vệ sinh răng miệng sau nhổ răng cần được chú trọng hơn
● Không đánh răng trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng, có thể ngậm nước muối và nhổ nhẹ nhàng, không súc miệng mạnh.
● Ngày tiếp theo, bạn có thể đánh răng lại. Thao tác chải răng nên thực hiện nhẹ nhàng và không làm ảnh hưởng đến vết thương.
● Tuyệt đối không dùng những đồ dùng nhọn như tăm xỉa răng để tác động vào vết thương chưa lành.
Trong những ngày đầu hậu nhổ răng, nếu tình trạng đau nhức và chảy máu diễn ra liên tục thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời. Vết thương nhổ răng thường sẽ lành hẳn sau khoảng 1 - 2 tuần tùy thuộc vào sức khỏe của từng người.
Bài viết vừa cập nhật cho bạn đọc những thông tin có liên quan đến chủ đề nhổ răng đã lấy tủy có đau không. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín như MEDDENTAL trực thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để thăm khám. Quý khách có thể đặt lịch khám thông qua tổng đài 1900 4000 66 của MEDDENTAL.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!