Các tin tức tại MEDlatec
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi mật
- 24/10/2020 | Tìm hiểu về sỏi mật và một số phương pháp tán sỏi mật hiệu quả cao
- 18/10/2020 | Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị sỏi ống mật chủ
- 23/10/2020 | Cảnh báo nguy hiểm trước tình trạng viêm túi mật hoại tử
- 21/10/2020 | Tìm hiểu quy trình đo mật độ xương để chẩn đoán loãng xương
1. Bệnh sỏi mật
Đây là một bệnh lý khá phổ biến, liên quan đến đường tiêu hóa và thường xảy ra khi trong hệ thống túi mật tồn tại sỏi Cholesterol, sỏi hỗn hợp hoặc sỏi sắc tố. Trong đó, có khoảng 80% số lượng bệnh nhân mắc căn bệnh này xuất phát từ việc gia tăng quá mức lượng Cholesterol. Thông thường, túi mật có chức năng tích trữ dịch nhằm hỗ trợ tiêu hóa lượng chất béo tồn tại trong thức ăn khi đưa vào cơ thể.
Bệnh lý này có gây nguy hiểm đến tính mạng không?
Khi khả năng hoạt động của gan bị suy giảm sẽ ảnh hưởng đến chức năng của túi mật, đồng thời khiến dịch bên trong bị ứ và tạo thành sỏi. Sự hình thành sỏi khiến cho sự vận hành của dịch trong túi bị cản trở, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, hoại tử và gây tổn thương. Những bệnh nhân bị sỏi mật nhưng không điều trị sớm thường dễ dẫn đến viêm tụy cấp. Một số trường hợp nặng hơn có thể bị hoại tử, nhiễm khuẩn huyết,... nếu không can thiệp sớm rất dễ dẫn đến tử vong.
2. Một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến
Những năm gần đây, số lượng người mắc bệnh ngày một nhiều hơn nhưng phần lớn mọi người đều không biết rõ về nguyên nhân gây bệnh. Thực tế, những thói quen xấu trong cuộc sống hằng ngày cũng là một yếu tố gây bệnh phổ biến nhưng các bạn thường chủ quan. Để giúp bạn đọc biết rõ hơn, sau đây là một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp ở bệnh nhân.
2.1. Nguyên nhân thông thường
-
Nhịn ăn, ăn không đúng bữa, không đủ bữa: dẫn đến rối loạn chức năng của túi mật.
Nhịn ăn là một thói quen xấu rất phổ biến
-
Giảm cân không đúng cách hoặc giảm cân quá nhanh: sự thay đổi cân nặng cơ thể một cách đột ngột khiến gan sản sinh thêm lượng Cholesterol và làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
-
Béo phì: là nguyên nhân gây bệnh khá phổ biến. Thông thường, cơ thể của những người béo phì có chứa hàm lượng Cholesterol khá lớn và gây ra nhiều cản trở trong sự hoạt động của đường huyết.
-
Trong máu tồn tại hàm lượng Cholesterol quá cao.
-
Người mắc một số căn bệnh mạn tính như tiểu đường.
-
Người mắc bệnh lý liên quan đến huyết học, chẳng hạn như thiếu máu tán huyết,...
-
Sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên hoặc sản phẩm chức năng có liên quan đến nội tiết: dễ dẫn đến ứ mật do nồng độ Cholesterol tăng cao.
-
Một số trường hợp mắc bệnh xuất phát từ yếu tố di truyền.
2.2. Nguyên nhân sản sinh Cholesterol
Sỏi Cholesterol có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác như:
-
Người lớn tuổi.
-
Người thường xuyên ăn những thực phẩm chứa nhiều Cholesterol, đặc biệt là những thức ăn làm từ chất béo động vật.
Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ làm tăng Cholesterol
-
Phụ nữ sinh đẻ nhiều thường dễ sản sinh sỏi Cholesterol.
-
Một số căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa thường để lại biến chứng khiến nồng độ Cholesterol tăng cao. Chẳng hạn như bệnh nhân từng cắt đoạn hồi tràng hoặc bệnh Crohn.
-
Người thường xuyên sử dụng dược phẩm chứa Estrogen và Clofibrate.
2.3. Nguyên nhân sản sinh sắc tố mật
Sắc tố mật là một trong những yếu tố thúc đẩy khả năng mắc bệnh ở. Trong đó, một số bệnh nhân mắc bệnh vì một trong những nguyên nhân sau đây:
-
Người già.
-
Người mắc một số bệnh lý liên quan đến đường mật, điển hình như nhiễm trùng hoặc ứ đọng dịch.
Bệnh nhân bị xơ gan hoặc thiếu máu tán huyết
-
Một số căn bệnh khác như thiếu máu (tán huyết, hồng cầu hình liềm,...) và xơ gan.
3. Một số triệu chứng bệnh nhân thường gặp
Những dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi mật thường không rõ rệt và dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Chính vì thế mà rất nhiều bệnh nhân có tâm lý chủ quan, ỷ lại và không đi khám hoặc điều trị sớm, dẫn đến một số trường hợp rơi vào tình trạng nguy kịch. Vậy bệnh nhân mắc bệnh thường có những triệu chứng gì? Sau đây là một số gợi ý giúp bạn dễ dàng nhận diện bệnh.
3.1. Đau bụng
Đau bụng là triệu chứng phổ biến nhất ở những bệnh nhân mắc bệnh tuy nhiên các bạn cần phân biệt vùng đau của người bị sỏi mật. Thông thường, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ở vùng hạ của sườn phải hoặc vùng bụng trên rốn. Bên cạnh đó, sau mỗi bữa ăn cơn đau thường xuất hiện, nhất là khi dùng những thức ăn có chứa nhiều chất béo, dầu mỡ. Khi ăn khuya, người bệnh thường dễ bị mất ngủ do những cơn đau kéo dài khoảng 1 giờ hoặc nặng hơn là nhiều giờ liên tục.
3.2. Hệ tiêu hóa bị rối loạn
Sự xuất hiện của sỏi mật gây cản trở hoạt động của đường tiêu hóa nên người bệnh thường có cảm giác đầy hơi, chướng bụng, chán ăn. Đặc biệt, sau khi dùng những bữa ăn có nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, bệnh nhân sẽ cảm thấy bụng rất khó chịu, thường xuyên buồn nôn và ói. Nếu cơ thể có những biểu hiện dữ dội sau đây, cần đưa người bệnh đến bệnh viện để có giải pháp hỗ trợ kịp thời, hạn chế nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:
-
Mặc dù đã dùng thuốc giảm đau nhưng người bệnh vẫn cảm thấy đau bụng liên tục trong vài giờ.
-
Xuất hiện cảm giác ớn lạnh và thân nhiệt tăng cao gây sốt hơn 38 độ C.
-
Cảm giác đầy hơi kèm theo buồn nôn khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu.
Thường xuyên cảm thấy chướng bụng - muốn ói
-
Toàn thân cảm thấy ngứa kèm theo triệu chứng mắt vàng.
4. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao?
Dựa trên những yếu tố gây bệnh, bác sĩ khuyến cáo những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nên chủ động phòng ngừa bệnh sỏi mật. Điển hình như:
-
Những người thích ăn những thực phẩm giàu chất béo, đồng thời ít ăn rau củ hoặc thức ăn có chứa nhiều chất xơ.
-
Nữ giới: do hàm lượng nội tiết tố Estrogen giàu có ở nữ giới kích thích sản sinh Cholesterol ở gan nên họ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.
-
Những người béo phì hoặc thừa cân quá nhiều: những đối tượng có chỉ số BMI đạt từ mức 25 trở lên thì khả năng mắc bệnh khá cao.
Người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh khá cao
-
Những đối tượng ở độ tuổi trung niên (từ 40 tuổi trở đi) thường có nhiều nguy cơ mắc bệnh.
-
Bệnh nhân bị viêm ruột (thể mạn tính) hoặc rối loạn hệ tiêu hóa: những đối tượng này thường có khả năng hấp thu hàm lượng muối mật rất kém nên rất dễ sản sinh sỏi.
-
Những đối tượng có người thân từng bị bệnh sỏi mật.
-
Những người giảm cân đột ngột.
-
Đối tượng ít vận động, chẳng hạn như do tính chất công việc buộc phải ngồi nhiều (làm việc văn phòng), ít đi lại hoặc người thực vật.
-
Những ai thường xuyên bị táo bón dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại trong đường ruột phát triển mạnh hơn. Theo thời gian, chúng dần tấn công và gây viêm tá tràng kèm theo một số bệnh lý liên quan đến túi mật.
-
Những người mắc một số bệnh lý như tiểu đường, viêm gan, xơ gan, rối loạn chuyển hóa, rối loạn mỡ máu,...
-
Phụ nữ đang mang thai: khi thai nhi ngày một lớn hơn, nội tiết tố của mẹ bầu thường có nhiều thay đổi.
-
Những người thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai hoặc sản phẩm có chức năng hạ Cholesterol thường có nguy cơ mắc bệnh khá cao.
Trên đây là một số chia sẻ chi tiết về bệnh sỏi mật mà bạn đọc cần nắm bắt kĩ lưỡng để dễ dàng phân biệt và nhận biết bệnh. Đồng thời, khi nhận thấy những triệu chứng cơ thể tương tự với dấu hiệu của bệnh, các bạn nên đi khám và điều trị kịp thời. Với những ai thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cần phải chủ động tìm những phương pháp phòng ngừa.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!