Các tin tức tại MEDlatec

Phẫu thuật nạo túi quanh răng chỉ định khi nào và thông tin liên quan

Ngày 11/09/2021
Phẫu thuật nạo túi quanh răng chỉ định khi nào cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, thường phẫu thuật này được thực hiện ở những người bị viêm quanh răng nặng, không đáp ứng với thuốc và phương pháp điều trị khác. Cần đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh, xem xét có chống chỉ định hay không trước khi tiến hành.

1. Tìm hiểu cấu tạo của răng

Trước khi tìm hiểu về phẫu thuật nạo túi quanh răng, hãy tìm hiểu về cấu tạo của răng, lợi và tình trạng viêm quanh răng nguy hiểm như thế nào. Răng có vai trò như khung định hình, xung quanh là các tế bào mô mềm gọi chung là lợi để bảo vệ và giữ cố định vị trí của răng. Lợi là một phần của niêm mạc miệng, bám vào xương và xương cổ răng.

Phẫu thuật nạo túi quanh răng điều trị các trường hợp viêm quanh răng

Lợi có cấu tạo gồm 2 phần gồm lợi dính và lợi tự do. Lợi dính là phần lợi bám dính vào phần chân răng và mặt ngoài xương ổ răng. Còn lợi tự do là phần ôm sát vào cổ răng, tạo với cổ răng một rãnh sâu khoảng 1mm. Đáy của rãnh nông giữa răng và lợi tự do này có nhiều mô bám, nguy cơ gây viêm nhiễm hay còn gọi là túi lợi sinh lý.

2. Phẫu thuật nạo túi quanh răng chỉ định khi nào?

Viêm quanh răng là tình trạng viêm thường xảy ra ở khu vực túi lợi này do rãnh sâu dễ tích tụ cặn thừa thức ăn, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm. Các chuyên gia nha khoa cho biết, có đến 90% người trưởng thành bị viêm quanh răng, nhiều trong số đó là viêm kéo dài.

Viêm túi lợi quanh răng nếu không điều trị có thể gây hỏng răng

Nếu viêm quanh răng nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là túi lợi thì phẫu thuật nạo túi quanh răng được chỉ định. Sau phẫu thuật, các bệnh lý viêm quanh răng như viêm dây chằng quanh răng, viêm vùng lợi, xiêm xương ổ răng hoặc xương răng,… sẽ được khắc phục và hạn chế tái phát. Đây là phẫu thuật không quá phức tạp, nha sĩ sẽ làm sạch mô mềm ở thành ngoài túi lợi bị viêm, cùng với loại bỏ cao răng bám ở thành trong cùng các phần thừa khác của túi lợi.

Những người có túi lợi lớn hoặc túi lợi là ổ viêm khó điều trị, nếu không phẫu thuật nạo túi quanh răng, viêm nhiễm không thể khắc phục triệt để sẽ gây nhiều hậu quả cho sức khỏe răng miệng như:

  • Sâu ở túi lợi khiến dây chằng ở lợi bị viêm nhiễm nặng, giãn hoặc đứt hoàn toàn. Hậu quả là tụt lợi, tách lợi hoàn toàn khỏi chân răng.

  • Viêm nhiễm quanh răng khiến răng nhạy cảm, hơi thở có mùi hôi, cao răng bám nhiều, ê buốt răng, mòn cổ răng,…

  • Túi lợi bị viêm nặng, phát triển sâu gây mòn cổ răng, gây đau nhức, lộ chân răng, tiêu xương ổ răng, viêm tủy răng,…

Có thể thấy, túi lợi sinh lý là điều kiện thuận lợi cho viêm nhiễm, sâu răng phát triển nên trong trường hợp cần thiết cần phẫu thuật loại bỏ sớm.

3. Các đối tượng thường được chỉ định phẫu thuật nạo túi quanh răng

Phẫu thuật nạo túi quanh răng chỉ định khi nào và những ai cần thực hiện phẫu thuật này sẽ do bác sĩ quyết định. Thông thường, những đối tượng nguy cơ hoặc đang mắc bệnh với túi lợi quanh răng là nguyên nhân chính thì phẫu thuật này sẽ được gợi ý. Cụ thể, những bệnh nhân sau được chỉ định phẫu thuật nạo túi quanh răng:

  • Người bệnh áp xe quanh răng.

  • Người có túi lợi quanh răng có độ sâu trung bình, tổ chức lợi xơ dày, bị viêm nhiễm từ trung bình đến nặng.

  • Túi lợi bị viêm nhiễm sau khi làm các phẫu thuật hoặc thủ thuật quanh răng khác.

  • Cần thực hiện các phẫu thuật hoặc can thiệp quanh răng khác nhưng bị viêm túi lợi.

Tuy nhiên, các trường hợp sau không nên phẫu thuật nạo túi quanh răng mà cần trị viêm hoặc dùng phương pháp điều trị khác, bao gồm: Người có triệu chứng viêm cấp tính, lợi bị phì đại do phenytoin, thành bên túi lợi mỏng, túi lợi sâu đến hết phần lợi dính,…

4. Quy trình phẫu thuật nạo túi quanh răng

Phẫu thuật nạo túi quanh răng được thực hiện tại nhiều bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa trên cả nước song nên chọn tại địa chỉ uy tín, trang thiết bị hiện đại đảm bảo an toàn và tránh nhiễm trùng. Quá trình phẫu thuật nạo túi quanh răng thực hiện như sau:

4.1. Quá trình chuẩn bị

Bệnh nhân sẽ cùng bác sĩ trao đổi về cuộc phẫu thuật này, hãy hỏi những thông tin bạn thắc mắc về thủ thuật, nguy cơ,… Để phẫu thuật an toàn và thuận lợi, bệnh nhân nên có phim chụp X-quang tình trạng xương hàm.

Cùng với đó, các trang thiết bị và hóa chất được chuẩn bị đầy đủ bao gồm: dụng cụ phẫu thuật nha chu, dung dịch sát khuẩn, thuốc tê, cồn, oxy già, nước muối sinh lý,…

Bệnh nhân được tiêm thuốc tê tại chỗ trước khi phẫu thuật

4.2. Quá trình phẫu thuật

Đầu tiên cần sát khuẩn bằng cồn khu vực niêm mạc quanh túi lợi.

Tiêm thuốc tê tại chỗ để giảm cảm giác đau buốt, khó chịu và cũng để ổn định tinh thần bệnh nhân trong suốt quá trình nạo vét túi lợi.

Loại bỏ vôi răng và mảng bám ở răng, nếu túi lợi sâu, xuất hiện cả xương răng bị tiêu, viêm cả phần túi dưới xương thì cần nạo vét túi lợi sâu loại bỏ toàn bộ ổ mủ để phục hồi răng.

Bóc tách phần lợi ra khỏi xương, loại bỏ mô tổn thương rồi khâu vết thương.

Bơm rửa túi lợi bằng oxy già và nước muối sinh lý, cầm máu, dùng gel kháng viêm để chờ vết thương hồi phục.

4.3. Theo dõi sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật nạo túi quanh răng, cần theo dõi để xử trí các trường hợp chảy máu hoặc nhiễm trùng. Nếu chảy máu cần bơm rửa sạch túi lợi, đắp băng phẫu thuật, còn nhiễm trùng cần dùng thuốc kháng sinh và chống viêm tại chỗ. Nếu nhiễm trùng nặng sẽ cần dùng kháng sinh toàn thân.

Súc miệng nước muối sau phẫu thuật nạo túi quanh răng hàng ngày

Việc vệ sinh răng miệng sau phẫu thuật nạo túi quanh răng là rất quan trọng bên cạnh dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Cần súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn, kết hợp với dùng chỉ nha khoa thay vì đánh răng trong những ngày đầu sau phẫu thuật. Nên bắt đầu với các món ăn mềm như soup, cháo, cơm xay nhuyễn,… rồi tăng dần loại thức ăn nhưng vẫn nên hạn chế đồ ăn cứng. Ngoài ra, cũng hạn chế ăn đồ cay, nóng vừa ảnh hưởng đến vết thương vừa làm giảm sức đề kháng.

Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:

- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0969 789 888

- Website: meddental.vn

- Địa chỉ cơ sở:

  • Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
  • Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
  • Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.