Các tin tức tại MEDlatec
Phụ nữ 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không và nên tiêm loại vắc xin nào?
- 12/03/2025 | Bí quyết chiến thắng ung thư cổ tử cung trong tầm tay
- 17/03/2025 | TOP các chủng virus gây ung thư cổ tử cung phổ biến
- 18/03/2025 | Sàng lọc ung thư cổ tử cung: Test HPV tự lấy mẫu có đáng tin cậy không?
1. Khái quát về cơ chế hoạt động và hiệu quả của vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung
Trước khi tìm hiểu vấn đề phụ nữ 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không, bạn nên biết đến cơ chế hoạt động và tác dụng của việc tiêm phòng loại vắc xin này.
Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể để chống lại sự xâm nhập của virus HPV. Khi người được tiêm phòng gặp virus, cơ thể sẽ nhận diện và tiêu diệt virus trước khi nó có khả năng gây bệnh. Đây là cách hiệu quả giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh ung thư cổ tử cung.
Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu quả phòng ngừa lên đến 90% và có thể duy trì hiệu quả trong 30 năm đối với các chủng HPV mà vắc xin phòng được.
Gardasil 4 - vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung
2. Phụ nữ 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không, có đảm bảo hiệu quả không?
2.1. 35 tuổi, phụ nữ có thể tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung không?
Câu hỏi “35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không” là mối quan tâm chung của số đông phụ nữ, nhất là những người chưa từng tiêm vắc xin này. Trước đây, vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung được khuyến nghị nên tiêm phòng cho bé gái và phụ nữ trong độ tuổi 9 - 26 tuổi, nhất là những trường hợp chưa quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, từ tháng 5/2024, chỉ định tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung đã được Bộ Y tế mở rộng độ tuổi 9 - 45 (với vắc xin Gardasil 9). Như vậy, với vấn đề phụ nữ 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không thì chị em phụ nữ có thể yên tâm rằng, ở độ tuổi này, nếu trước đó chưa tiêm, sau khi được bác sĩ khám sàng lọc và chỉ định thì vẫn có thể tiêm vắc xin bình thường.
2.2. Tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung ở tuổi 35 có đảm bảo hiệu quả?
Đối với những phụ nữ chưa được tiêm ngừa ung thư cổ tử cung khi còn trẻ, việc tiêm ngừa ở tuổi 35 vẫn giúp tạo ra kháng thể để phòng ngừa bệnh lý này. Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung ở độ tuổi dậy thì và chưa quan hệ tình dục sẽ mang lại hiệu quả phòng ngừa cao nhất vì giai đoạn này hệ miễn dịch sinh kháng thể tốt nhất.
Ở độ tuổi từ 35, tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả có thể giảm nhẹ so với độ tuổi trước đó do khả năng tiếp xúc với virus đã tăng nhưng tiêm vắc xin vẫn mang lại lợi ích phòng bệnh. Ở độ tuổi này, tiêm phòng cũng sẽ góp phần giảm thiểu gánh nặng chi phí y tế cho nguy cơ mắc bệnh trong tương lai.
Bác sĩ của MEDLATEC giải đáp thắc mắc 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không từ khách hàng
3. Những điều nên lưu ý khi tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung từ 35 tuổi
Nếu đang quan tâm đến vấn đề phụ nữ 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không thì bạn cũng nên lưu ý:
- Trước khi quyết định tiêm phòng, hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại, đánh giá nguy cơ và chỉ định cụ thể.
- Sau khi tiêm hãy ở lại cơ sở tiêm chủng 30 phút để theo dõi phòng ngừa nguy cơ gặp phản ứng phụ. Trường hợp theo dõi sau tiêm thấy xuất hiện phản ứng bất thường, cần đến khám bác sĩ ngay.
- Tiêm ngừa không thay thế hoàn toàn cho việc khám sức khỏe định kỳ. Để bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện, từ 35 tuổi, phụ nữ cần:
+ Xét nghiệm Pap smear định kỳ theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
+ Duy trì lối sống lành mạnh bằng cách kết hợp luyện tập thể dục đều đặn với ăn uống hợp lý.
+ Tránh thực hiện hành vi có nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục như dùng chất kích thích, quan hệ không an toàn.
3. Vắc xin nào được dùng để ngừa ung thư cổ tử cung cho phụ nữ từ 35 tuổi?
Hiện nay, có 3 loại vắc xin đang được lưu hành, sử dụng để ngừa ung thư cổ tử cung. Mỗi loại vắc xin có những đặc điểm riêng, góp phần bảo vệ phụ nữ ở các độ tuổi khác nhau.
Gardasil 4 là loại vắc xin đầu tiên được phê duyệt và ứng dụng rộng rãi trên toàn cầu. Đây là loại vắc xin có tác dụng phòng ngừa 4 chủng HPV là 6, 11, 16 và 18. Đặc biệt, HPV 16 và 18 có nguy cơ cao đối với ung thư cổ tử cung. Tiêm vắc xin Gardasil 4 còn giúp nữ giới giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Gardasil 9 được cải tiến từ Gardasil 4 nhưng phòng ngừa tới 9 chủng HPV. Ngoài bốn chủng đã có ở Gardasil, Gardasil 9 còn thêm 5 chủng HPV khác, tăng khả năng phòng ngừa ung thư cổ tử cung do nhiều chủng virus HPV gây ra. Đây là lựa chọn ưu tiên cho phụ nữ từ độ tuổi thanh thiếu niên cho đến trung niên - độ tuổi tăng nguy cơ tiếp xúc với virus HPV.
Vắc xin Cervarix chủ yếu phòng ngừa hai chủng HPV 16 và 18, là những chủng có liên quan mật thiết đến sự phát triển của ung thư cổ tử cung. Tuy phạm vi bảo vệ của Cervarix không rộng như Gardasil 9, nhưng vắc xin này vẫn được chứng minh có hiệu quả cao trong việc giảm tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung. Cervarix thường được khuyến cáo cho những đối tượng có nguy cơ cao.
Vắc xin Gardasil 9 dùng để chích ngừa ung thư cổ tử cung đối với độ tuổi 9 - 45
Ở nước ta hiện đang lưu hành vắc xin Gardasil 4 và Gardasil 9. Hai loại vắc xin này đều do Mỹ sản xuất nhưng khác nhau về khả năng phòng ngừa, số mũi tiêm, độ tuổi tiêm,... Với độ tuổi từ 35, Bộ Y tế chỉ định tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung dòng Gardasil 9.
Hy vọng thông tin từ bài viết trên đây đã làm sáng tỏ băn khoăn: phụ nữ 35 tuổi có tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không và giúp bạn hiểu đúng về hiệu quả của việc chích ngừa vắc xin HPV trong độ tuổi này.
Nếu còn băn khoăn nào liên quan đến vắc xin này hoặc có nhu cầu tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung, quý khách hàng hãy liên hệ Hotline của Hệ thống Y tế MEDLATEC: 1900 56 56 56 để được giải đáp và hướng dẫn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!