Các tin tức tại MEDlatec

Polyp túi mật kiêng ăn gì để hỗ trợ hiệu quả quá trình điều trị?

Ngày 18/01/2021
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Polyp túi mật mặc dù là căn bệnh lành tính nhưng vẫn có nguy cơ tiến triển thành bệnh ung thư nếu không được chăm sóc cẩn thận. Vậy bệnh nhân polyp túi mật kiêng ăn gì để giúp việc điều trị được hiệu quả hơn?

1. Thông tin khái quát về bệnh polyp túi mật

Bệnh polyp túi mật hay còn có cách gọi khác là u nhú niêm mạc túi mật, xảy ra khi các dạng u nhú xuất hiện tại niêm mạc trong lòng túi mật. Đa số các bệnh nhân bị mắc bệnh này ở thể lành tính, nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng có thể chuyển biến sang thể ác tính, gây hậu quả nghiêm trọng đến cuộc sống cũng như tính mạng của người bệnh.

Dựa vào kích thước của Polyp để định hướng theo dõi và điều trị. Với Polyp dưới 10mm thì chỉ cần theo dõi định kỳ, với Polyp trên 10mm cần các thăm dò thêm để đánh giá nguy cơ ác tính và điều trị sớm.

Túi mật là một trong những cơ quan thuộc bộ máy tiêu hóa của cơ thể

2. Các triệu chứng nhận biết của bệnh là gì?

Những bệnh nhân mắc polyp túi mật thường không có triệu chứng rõ ràng, cụ thể do quá trình tiến triển diễn ra trong thầm kín, không biểu hiện rõ rệt. Tuy nhiên, bạn vẫn cần nhận biết một số dấu hiệu đáng ngờ sau trước khi tìm hiểu Polyp túi mật kiêng ăn gì:

  • Cơn đau: cảm giác đau xuất hiện sau khi ăn tại vị trí hạ sườn phải và/hoặc vùng thượng vị (phía trên rốn). Đại đa số các bệnh nhân đều có triệu chứng này khi mắc bệnh.

  • Các biểu hiện bất thường về tiêu hóa: chướng bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa,…

  • Lưu ý: polyp túi mật không có triệu chứng sốt và tắc mật như các bệnh lý khác tại cơ quan này.

Bạn nên lưu ý đặc biệt đến những cơn đau bất thường

3. Những phương pháp giúp hỗ trợ chẩn đoán

Để có thể được can thiệp và hỗ trợ chữa trị kịp thời, nhất là đối với loại bệnh tiến triển âm thầm như polyp túi mật, bạn cần phải thường xuyên chú ý đến các dấu hiệu bất thường, dù chỉ là nhỏ nhất trên cơ thể. Đồng thời duy trì thói quen đi thăm khám sức khỏe định kỳ, với tần suất tối thiểu 6 tháng/lần.

Các biện pháp thường được chỉ định giúp hỗ trợ chẩn đoán, xác định bệnh polyp túi mật như sau:

  • Siêu âm: đây là phương pháp được đại đa số các bệnh nhân lựa chọn vì có mức giá phải chăng và độ chính xác cao. Tuy nhiên, phương pháp này không thể đánh giá tính chất của polyp túi mật là lành tính hay ác tính.

  • Chụp cộng hưởng từ: phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp nghi ngờ các u nhú túi mật không phải thể lành tính.

  • Xét nghiệm sinh hóa: biện pháp này sẽ giúp đánh giá chức năng gan, mật, thận của bệnh nhân, kiểm tra xem cơ thể có bị các loại virus, vi khuẩn xâm nhập không,…

  • Chụp cắt lớp vi tính: được chỉ định với bệnh nhân polyp túi mật nghi ngờ thể ác tính.

4. Bệnh nhân polyp túi mật kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Loại thực phẩm nên kiêng

  • Thức ăn dầu mỡ: các loại thực phẩm giàu chất béo như bơ, phô mai, nội tạng, mỡ hay da động vật (heo, gà, vịt,…), lòng đỏ trứng, các món ăn chiên xào, thức ăn nhanh (gà rán, khoai tây chiên,…).

  • Đường: nếu bạn sử dụng nhiều các món ăn chứa nhiều đường, nhất là đường hóa học như socola, bánh, kẹo ngọt, các loại nước có gas, nước hoa quả đóng gói sẵn,… có thể kích thích sự phát triển của polyp.

  • Sữa: bạn nên hạn chế uống sữa, thay thế bằng các loại sữa ít béo, ít hoặc không đường để giúp giảm những cơn đau ở hạ sườn phải.

  • Các chất kích thích: không sử dụng các thức uống ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của bạn như cafe, rượu, bia, thuốc lá,…

Người bị polyp túi mật kiêng ăn các loại thức ăn nhanh có hại cho sức khỏe

Loại thực phẩm nên ăn

  • Protein: bạn nên bổ sung các loại thịt không mỡ hoặc thay thế bằng các loại hải sản (cá, tôm, cua,…), đồng thời sử dụng các loại protein thực vật như đậu nành, đậu tương, hạnh nhân,…

  • Tinh bột: thay vì sử dụng loại tinh bột đã tinh chế như thông thường như cơm trắng, bạn có thể dùng các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch, kê,… để cung cấp chất xơ cùng các chất chống oxy hóa cho cơ thể.

  • Chất béo: bạn không nên loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi bữa ăn hằng ngày của mình mà có thể dùng các loại chất béo không no có trong các loại hải sản (nhất là cá hồi, cá ngừ, cá trích,…) hay quả bơ, oliu, hạt chia, quả óc chó,…

  • Rau củ, trái cây: bạn sẽ luôn cần bổ xung nhiều rau xanh và trái cây (súp lơ xanh, táo, dâu tây, cà chua, ớt chuông,…) trong khẩu phần ăn mỗi ngày của mình để vừa cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, vừa cải thiện tình trạng bệnh, giúp giảm triệu chứng khó tiêu, chướng bụng.

  • Ngoài ra, bạn cần duy trì một chế độ tập luyện nhẹ nhàng, vừa phải (tham khảo ý kiến của bác sĩ) để giúp làm chậm sự phát triển của polyp và giúp tinh thần thoải mái hơn.

Phương pháp điều trị

  • Điều trị theo dõi định kỳ: bạn sẽ phải đi kiểm tra tình trạng thường xuyên để được theo dõi và áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp tùy theo số lượng và kích thước của polyp.

  • Phẫu thuật: chỉ định phẫu thuật thường được đưa ra khi các triệu chứng nói trên diễn ra với tính chất nặng nề (cơn đau dữ dội, tái phát nhiều lần, chậm tiêu, táo bón,…), những dấu hiệu cảnh báo polyp thể ác tính như u nhú phát triển nhanh, kích thước lớn (trên 10mm), lây lan rộng,…

Bác sĩ sẽ cân nhắc và áp dụng phương thức điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bạn

Để được giải đáp các thắc mắc liên quan về người bệnh polyp túi mật kiêng ăn gì, nên ăn gì, điều trị và chăm sóc thế nào? Hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với số điện thoại 1900.56.56.56 để được tư vấn tận tình và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của chúng tôi nếu cần thiết, đảm bảo sẽ giúp bạn hài lòng và đạt được kết quả như mong đợi.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.