Các tin tức tại MEDlatec
Rối loạn thần kinh thực vật khó thở và những điều cần biết
- 02/05/2020 | Giải đáp thắc mắc về bệnh rối loạn thần kinh thực vật
- 27/01/2021 | Rối loạn thần kinh thực vật khó thở - những điều cần lưu tâm
1. Rối loạn thần kinh thực vật khó thở là chứng gì?
Hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm là hai hệ thần kinh thực vật chính trong cơ thể. Khi hai hệ thần kinh này bị mất cân bằng sẽ gây ra căn bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Và rối loạn thần kinh thực vật khó thở là một trong những triệu chứng điển hình của căn bệnh này.
Các cơ quan như tim, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa,... là những cơ quan chịu nhiều tác động nhất khi hai hệ thần kinh này bị rối loạn.
Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn thần kinh thực khó thở rất nhiều, phổ biến như:
-
Hệ miễn dịch bị tấn công bởi những căn bệnh ung thư.
-
Ảnh hưởng của những ca phẫu thuật vùng cổ làm ảnh hưởng đến dây thần kinh ở vùng này.
-
Xạ trị.
-
Bệnh do tuổi tác.
-
Do ảnh hưởng của một số bệnh truyền nhiễm.
-
Do ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của một số thuốc như: thuốc điều trị bệnh tim, ung thư hoặc một số loại thuốc cho bệnh trầm cảm,...
Rối loạn thần kinh thực vật và những điều bạn cần biết!
2. Ngoài biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật khó thở, bệnh còn có những biểu hiện nào khác?
Tùy vào từng loại rối loạn mà mỗi đối tượng mắc bệnh có những biểu hiện triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên vẫn có một số triệu chứng điển hình thường gặp như:
Hồi hộp và đánh trống ngực liên tục:
Một trong những biểu hiện dễ nhận biết nhất. Bạn thường xuyên cảm thấy tim mình đập nhanh, hồi hộp bất thường. Nếu càng kéo dài, bệnh nhân càng dễ xuất hiện cảm giác hoảng hốt hay sợ hãi,...
Khó thở:
Rối loạn thần kinh thực vật khó thở là một trong những triệu chứng điển hình nhất ở căn bệnh này. Khó thở, thỉnh thoảng phải rướn người ra mới dễ thở được.
Bệnh nhân càng cảm thấy khó thở hơn khi ở những nơi đông người, ồn ào,...
Đau nhói vùng ngực:
Đau nhói, rát ở vùng ngực. Nặng hơn là căng tức hoặc có cảm giác như vùng ngực bị thắt lại. Đau một cách đột ngột, đi kèm với đó là rối loạn thần kinh thực vật khó thở.
Chóng mặt:
Rối loạn thần kinh thực vật gây thiếu máu lên não, hoặc tụt huyết áp đột ngột làm bệnh nhân có những biểu hiện như choáng váng, chóng mặt, thậm chí là muốn ngất xỉu.
Tay chân run rẩy, vã mồ hôi nhiều:
Khi hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức làm tim đập nhanh, hoảng hốt. Từ đó cơ thể sẽ bắt đầu run rẩy, toát mồ hôi nhiều.
Cơ thể dường như không còn sức sống:
Ngoài rối loạn thần kinh thực vật khó thở, cơ thể rã rời, mệt mỏi, tay chân dường như không có khả năng di chuyển, hoạt động. Là những triệu chứng điển hình nhất ở rối loạn thần kinh thực vật.
Rối loạn giấc ngủ:
Tim đập nhanh, lo lắng mà không có lý do khiến cơ thể trằn trọc, khó chìm sâu vào giấc ngủ. Thậm chí là mất ngủ cả ngày lẫn đêm.
Rối loạn thần kinh thực vật gây khó thở, đau ngực,...
3. Rối loạn thần kinh thực vật khó thở có điều trị được hay không?
Rối loạn thần kinh thực vật không phải là một căn bệnh nguy hiểm ngay lập tức đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên triệu chứng của chúng như rối loạn thần kinh thực vật khó thở,... sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc điều trị căn bệnh này cũng rất được quan tâm.
Tuy nhiên, đây là một căn bệnh mang tính chất chung. Và việc điều trị ở đây chỉ bám theo những triệu chứng mà bệnh biểu hiện.
Một số loại thuốc được các bác sĩ khuyên dùng trong điều trị những triệu chứng do rối loạn thần kinh thực vật như: thuốc an thần, thuốc chữa rối loạn mất ngủ và chứng lo âu, thuốc tim mạch, thuốc huyết áp, thuốc giảm tiết mồ hôi,...
Tuy nhiên việc sử dụng những loại thuốc này phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. Để tránh làm mất tác dụng thuốc cũng như làm bệnh càng trầm trọng thêm.
Rối loạn thần kinh thực vật hiện nay hầu như được điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ
4. Những biện pháp khắc chế cũng như phòng bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Một số biện pháp bạn có thể áp dụng để khắc chế những triệu chứng về rối loạn thần kinh thực vật như:
-
Chuyển đổi tư thế hoạt động: Đứng lên từ từ để hạn chế trường hợp choáng váng, chóng mặt.
-
Thay đổi thói quen ăn uống: Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần là một trong những biện pháp tốt để khắc phục bệnh. Đồng thời, tăng cường bổ sung chất xơ, cũng như tăng lượng nước để thúc ổn định hệ tiêu hóa.
-
Quan tâm nhiều nếu cơ thể có bệnh tiểu đường: lượng đường trong máu tăng là nguyên nhân làm bệnh càng thêm trầm trọng. Tốt nhất nên giữ cho lượng đường trong máu ổn định hơn.
Tuy nhiên, việc tìm hiểu làm sao để phòng bệnh rối loạn thần kinh thực vật khó thở vẫn là phương án được ưu tiên hàng đầu. Một số lời khuyên dành cho các bạn như sau:
-
Suy nghĩ tiêu cực, có lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên.
-
Hạn chế mức thấp nhất việc sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê, trà đậm đặc,...
-
Rèn luyện khả năng kiềm chế cảm xúc của bản thân, không nên quá căng thẳng, lo lắng, cần phải cho bản thân mình nghỉ ngơi hợp lý.
-
Một hành động đơn giản nhưng lại có tác dụng phòng bệnh: tập hít thở sâu, và thường xuyên xoa vùng trên rốn hàng ngày.
-
Một điều đặc biệt khác, tuyệt đối không lạm dụng thuốc một cách bừa bãi. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Một lối sống lành mạnh giúp phòng hiệu quả rối loạn thần kinh thực vật khó thở
Qua bài viết trên, liệu bạn có còn lo lắng về triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật khó thở? Chúng tôi hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về chứng bệnh này của cơ thể, từ đó, có thể đưa ra những phương pháp tốt để chăm sóc bản thân và gia đình.
Chúc bạn và gia đình có một cuộc sống khỏe mạnh!
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!