Các tin tức tại MEDlatec

Tay chân miệng bội nhiễm có nguy hiểm không, khi nào cần đi khám?

Ngày 04/05/2022
Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em, xuất phát từ nhiều chủng virus gây ra. Tùy vào từng chủng mà mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau. Trong đó, tay chân miệng bội nhiễm là một trong những dấu hiệu chuyển biến nặng của bệnh.

1. Tay chân miệng bội nhiễm là bệnh gì?

Tay chân miệng bội nhiễm là một trong những dấu hiệu chuyển biến nặng của bệnh tay chân miệng, do các loại virus thuộc đường tiêu hóa gây ra, thường gặp là virus Coxsackie A16, chủng virus enterovirus 71 (EV71) ít gặp nhưng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Đa số các trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng gây ra đều liên quan đến virus EV71, đặc biệt là các đối tượng nhỏ tuổi (dưới 3 tuổi).

Trẻ em là đối tượng dễ mắc tay chân miệng

Đây là bệnh truyền nhiễm, lây qua đường tiêu hóa, từ nguồn lây là nước bọt, phỏng nước, phân của người mắc. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt, số ca mắc nhiều nhất thường gặp ở nhóm trẻ em dưới 5 tuổi. Bởi khi đi học, sinh hoạt tập thể ở nhà trẻ, trường mẫu giáo, các bé rất dễ bị lây. Số ca bệnh thường xuất hiện nhiều từ tháng 3 đến tháng 5 và tháng 9 đến tháng 12.

Tay chân miệng triệu chứng qua các giai đoạn

Tay chân miệng triệu chứng khác nhau qua từng giai đoạn. Có 4 giai đoạn từ lúc ủ bệnh đến khi khỏi như sau:

Giai đoạn ủ bệnh trong vòng 3 đến 7 ngày, ở giai đoạn này không có các dấu hiệu nhận biết.

Giai đoạn khởi phát từ 1 đến 2 ngày, trẻ có các biểu hiện là mệt mỏi, đau họng, chán ăn, sốt nhẹ từ 37,5oC - 38oC, tiêu chảy.

Giai đoạn toàn phát từ 3 đến 10 ngày , các triệu chứng biểu hiện rõ ràng hơn, dễ nhận biết khi xuất hiện các phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông và sau khoảng 7 ngày, các phỏng nước này chuyển sang thâm, hoặc loét, bội nhiễm.

Các phỏng nước xuất hiện khi bị tay chân miệng

Ở giai đoạn này, trẻ còn bị loét miệng, xuất hiện các vết loét đỏ, phỏng nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi khiến trẻ chán ăn do đau ở miệng. Ngoài ra, trẻ còn có các triệu chứng như sốt nhẹ, nôn mửa. Nếu các triệu chứng xảy ra ở mức độ nặng có thể dẫn đến các biến chứng khác liên quan đến thần kinh, hô hấp, tim mạch.

Giai đoạn lui bệnh trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày, nếu không xuất hiện các biến chứng khác thì trẻ sẽ hồi phục và khỏi hẳn.

2. Bệnh tay chân miệng gây ra những biến chứng gì?

Tay chân miệng nếu không được điều trị kịp thời theo đúng phác đồ sẽ dễ dẫn đến tình trạng tay chân miệng bội nhiễm và gây ra các biến chứng, bệnh lý nguy hiểm sau:

  • Các bệnh liên quan đến thần kinh như viêm não, viêm thân não, tiêm màng não, viêm não tủy.

  • Khi bắt đầu giấc ngủ hay khi trẻ nằm ngửa xuất hiện tình trạng rung giật cơ, giật mình ở tay, chân.

  • Nhãn cầu bị rung giật, yếu hoặc có thể bị liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não.

  • Một số các biến chứng về tim mạch như viêm cơ tim, suy tim, trụy mạch, phù phổi cấp, tăng huyết áp, tăng trương lực cơ.

  • Triệu chứng nặng như co giật, hôn mê, suy hô hấp, tuần hoàn.

  • Một số các biến chứng khác như ngủ gà, đi không vững, mắt nhìn ngược, run các chi.

Trên đây là những biến chứng nguy hiểm khi diễn biến bệnh chuyển sang nặng. Vì vậy cần lưu ý áp dụng đúng các cách điều trị để hạn chế thấp nhất các biến chứng nêu trên.

3. Điều trị tay chân miệng tại nhà đúng cách

Hiện tại, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên phương pháp áp dụng để chữa trị chủ yếu là giảm thiểu các triệu chứng và biến chứng nếu có. Bệnh có thể tự điều trị tại nhà và không cần phải nhập viện. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều sau:

Trẻ cần được cách ly để không lây nhiễm cho mọi người xung quanh

Trẻ phải được nghỉ học ít nhất 10 ngày từ lúc khởi phát để tránh lây cho các bạn khác trong lớp. Cách ly trẻ bệnh với các trẻ lành trong gia đình bằng cách không cho các bé chơi, ngủ, ăn chung với nhau và giám sát các hoạt động của trẻ bị bệnh. Người chăm sóc trẻ cần mang khẩu trang y tế trong khi tiếp xúc với trẻ và thường xuyên rửa tay để tránh bị lây..

Phụ huynh cần giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt để giúp trẻ mau khỏe

Phụ huynh hãy tắm rửa sạch sẽ với xà phòng cho trẻ để ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra, trẻ bệnh cũng cần được rửa tay thường xuyên và đúng cách. Đối với quần áo và tã lót của trẻ, phụ huynh cần ngâm qua dung dịch sát khuẩn hoặc có thể luộc qua nước sôi trước khi mang đi giặt. Cho trẻ bệnh sử dụng các vật dụng cá nhân riêng biệt như bình sữa, ly, chén, muỗng,…

Chế độ dinh dưỡng góp phần giúp trẻ mau khỏi

Cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong mỗi bữa ăn của trẻ và bổ sung các loại vitamin, khoáng chất giúp tăng đề kháng.

Cung cấp đầy đủ các vitamin, khoáng chất giúp bé mau khỏi bệnh

Đặc biệt, các mẹ nên chế biến thức ăn thành các dạng lỏng, mềm như cháo, súp để trẻ dễ ăn. Không nên cho trẻ ăn đồ ăn nóng vì sẽ ảnh hưởng đến vết loét ở miệng gây đau. Khi trẻ không muốn ăn và buồn nôn thì không nên ép trẻ ăn, thay vào đó chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ uống nước ép trái cây.

Ngoài ra cần tạo môi trường sống an toàn cho trẻ bằng cách sát khuẩn những đồ chơi, vật dụng cá nhân của trẻ.

4. Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Bệnh nhân bị tay chân miệng có thể chữa khỏi tại nhà nếu áp dụng đúng các phương pháp nêu trên. Tuy nhiên, do chủng virus hoặc do bệnh tiến triển nặng thì cần lưu ý để đưa trẻ đến ngay các Trung tâm Y tế để được thăm khám kịp thời. Các triệu chứng đáng lo ngại là:

  • Trẻ sốt cao và nôn nhiều.

  • Tình trạng tay chân miệng bội nhiễm là khi thấy các bóng nước chuyển từ trong sang đục.

Nên đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ bị sốt cao

Khi trẻ xuất hiện các tình trạng trên cần đưa trẻ đến các bệnh viện uy tín để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm liên quan như: CRP, RT-PCR, đường huyết, xét nghiệm máu, chụp X-quang, siêu âm tim,… Các xét nghiệm này được thực hiện phụ thuộc vào các triệu chứng và mức độ bệnh của trẻ.

Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ uy tín để khám chữa bệnh tay chân miệng thì MEDLATEC là một sự lựa chọn tuyệt vời. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã có hơn 26 năm hoạt động, quy tụ các chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, luôn tận tâm với nghề. Cùng với hệ thống trang thiết bị máy móc, Phòng Xét nghiệm đạt chuẩn chất lượng, khi thăm khám và điều trị tại đây, khách hàng có thể an tâm về kết quả nhận được.

Vì vậy nếu bạn nhận thấy tình trạng tay chân miệng của bé đang có dấu hiệu lo ngại, hãy đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc liên hệ với bệnh viện qua đường dây nóng: 1900 56 56 56 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn và giải đáp thắc mắc từ các chuyên viên tư vấn.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.