Các tin tức tại MEDlatec

Tiêm tĩnh mạch - Quy trình thực hiện và các biến chứng có thể xảy ra!

Ngày 17/03/2023
Tiêm tĩnh mạch là kỹ thuật tiêm được sử dụng phổ biến. Kỹ thuật được chỉ định trong những trường hợp nhất định và cần được thực hiện đúng kỹ thuật nhằm hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.

1. Tiêm tĩnh mạch là như thế nào?

Tiêm tĩnh mạch là cách tiêm đưa thuốc trực tiếp vào cơ thể của người bệnh một cách nhanh nhất thông qua đường tĩnh mạch ngoại biên. Tiêm tĩnh mạch thường được chỉ định trong các trường hợp cụ thể như sau:

  • Người bệnh đang trong tình trạng cấp cứu hoặc cần được sử dụng các loại thuốc với mục đích có tác dụng nhanh nhất khi đưa vào cơ thể. Ví dụ như thuốc chống xuất huyết, thuốc gây mê, thuốc trụy mạch,...

  • Các loại thuốc gây ra tình trạng hoại tử với da, các mô hoặc gây đau cho cơ, bắp thịt.

  • Tiêm vào tĩnh mạch khi cần sử dụng các loại kháng sinh, huyết thanh điều trị, tiêm huyết tương, máu, hoặc dung dịch keo,...

  • Người bệnh trong tình trạng hôn mê, kiệt sức, không thể uống thuốc, người bị nôn mửa liên tục.

  • Trường hợp cần đưa một lượng thuốc lớn vào cơ thể người bệnh.

Tiêm tĩnh mạch giúp thuốc được đưa vào cơ thể và phát huy tác dụng nhanh nhất

Bên cạnh đó, có những trường hợp chống chỉ định với tiêm tĩnh mạch gồm:

  • Các loại thuốc có tính chất gây rối loạn nhịp tim, thuốc tan trong dầu.

  • Thuốc gây kích thích mạnh với hệ tim mạch.

  • Các vùng tĩnh mạch có tình trạng bỏng hoặc nhiễm trùng.

  • Không tiêm với các vùng cơ bị tê liệt, phù nề hoặc các vùng khớp của người bệnh.

2. Các vị trí thường tiêm tĩnh mạch

Thông thường, các vị trí được dùng để tiêm tĩnh mạch thường ưu tiên với các tĩnh mạch to, dễ nhìn, có tính di động thấp, gồm có:

  • Tĩnh mạch tại 2 bên thái dương.

  • Tĩnh mạch tại các vị trí mu bàn chân - bàn tay, cổ chân - cổ tay, khuỷu tay,...

Tiêm tại tĩnh mạch cổ chân

3. Tiêm tĩnh mạch được diễn ra như thế nào?

Quá trình tiêm tĩnh mạch với người bệnh được thực hiện theo các bước như sau:

Chuẩn bị trước khi tiêm

  • Nhân viên y tế tiến hành rửa tay, sát khuẩn và mặc trang phục y tế theo đúng quy định.

  • Bệnh nhân cùng người nhà sẽ được bác sĩ, nhân viên y tế thực hiện các thăm khám lâm sàng như hỏi về tiền sử bệnh lý, test kháng sinh, đánh giá các dấu hiệu sinh tồn, giải đáp các thắc mắc về quá trình - kỹ thuật tiêm tĩnh mạch.

  • Nhân viên y tế chuẩn bị các dụng cụ phục vụ cho quá trình tiêm như kim tiêm, bông gạc, cồn sát khuẩn, găng tay,...

  • Chuẩn bị thuốc để tiêm.

Quy trình tiêm

Khi tiến hành thực hiện tiêm vào tĩnh mạch, có 5 quy tắc cần được thực hiện là:

  • Tiêm đúng người bệnh.

  • Sử dụng đúng thuốc.

  • Đúng đường dùng.

  • Tiêm đúng liều.

  • Đúng thời gian.

Quy trình tiêm được diễn ra như sau:

  • Nhân viên y tế thực hiện sát khuẩn và pha thuốc.

  • Lấy thuốc tiêm theo đúng liều lượng chỉ định.

  • Lựa chọn vị trí tiêm tĩnh mạch phù hợp, sau đó tiến hành sát khuẩn vị trí tiêm và buộc dây garo trong trường hợp cần thiết.

  • Luồn kim tiêm và vị trí tĩnh mạch cần tiêm.

  • Từ từ bơm thuốc và quan sát biểu hiện của người bệnh trong suốt quá trình tiêm.

  • Rút nhanh kim tiêm sau khi hết thuốc và đặt bông và trị trí tiêm.

  • Hướng dẫn bệnh nhân nằm nghỉ ở tư thế thoải mái nhất để theo dõi tình trạng sau tiêm.

  • Thu dọn các dụng cụ tiêm và tiến hành ghi chép hồ sơ bệnh án.

Nhân viên y tế cần sử dụng một lượng thuốc tiêm tại tĩnh mạch đúng chỉ định

Theo dõi người bệnh sau tiêm

Sau tiêm, người bệnh sẽ được tiến hành theo dõi tình trạng tại chỗ với các biểu hiện như sắc mặt, biểu hiện sốc phản vệ, tinh thần của người bệnh, các biểu hiện dị ứng tại vị trí tiêm hoặc toàn thân.

3. Các biến chứng xảy ra khi tiêm tĩnh mạch

Với kỹ thuật tiêm tĩnh mạch, các biến chứng cũng có thể xảy ra gồm có:

Phồng tại vị trí tiêm

Khi thực hiện tiêm tĩnh mạch, nếu kim tiêm xuyên qua mạch hoặc mũi tiêm nằm một nửa trong lòng mạch và một nửa nằm ngoài thành mạch thì tình trạng phồng tại vị trí tiêm sẽ xảy ra. Lúc này, cần rút kim tiêm ra và thực hiện chườm nóng tại vị trí bị phồng. Cách xử lý này giúp máu tụ và thuốc tan ra nhanh hơn.

Tắc kim tiêm

Khi tiêm vào tĩnh mạch, máu có thể chảy vào kim tiêm và gây đông - tắc tại đầu mũi kim. Điều này khiến thuốc không thể tiêm vào được. Cách xử lý nhanh chóng nhất là rút kim tiêm và đẩy ruột kim tiêm cho máu chảy ra hoặc thay một kim tiêm mới.

Người bệnh sợ hãi

Trong một vài trường hợp người bệnh có thể gặp các vấn đề về tâm lý khi tiêm như sợ hãi, ngất,... Do đó, bác sĩ và nhân viên y tế cần làm tốt công tác tư vấn tâm lý cho người bệnh và thực hiện quy trình tiêm chính xác, nhanh chóng.

Người bệnh có thể thấy sợ hãi khi thực hiện tiêm tại tĩnh mạch

Tắc mạch

Nếu có một lượng không khí trong ống kim tiêm hoặc sử dụng thuốc tan trong nước thì tình trạng tắc mạch sẽ xảy ra khi tiêm tĩnh mạch. Để hạn chế biến chứng này, nhân viên y tế cần kiểm tra kỹ lượng ống tiêm và sử dụng đúng loại thuốc trước khi sử dụng.

Nhiễm khuẩn

Tình trạng nhiễm khuẩn sẽ diễn ra khi lưu kim kéo dài hoặc công tác sát khuẩn không được đảm bảo. Do đó, giải pháp giúp giảm nguy cơ xảy ra nhiễm khuẩn là nhân viên y tế cần thực hiện tốt công tác sát khuẩn cho người bệnh và nắm chắc thời gian lưu kim tiêm.

Hoại tử

Hoại tử sẽ xảy ra nếu sử dụng sai loại thuốc được phép tiêm vào tĩnh mạch. Biểu hiện của người bệnh thường là nóng đỏ tại vị trí tiêm, từ trạng thái vị trí tiêm cứng trở thành mềm. Cách xử lý nhanh nhất là chườm lạnh và cần trích rạch phá bỏ hoại tử nếu tình trạng hoại tử đã xảy ra.

Sốc phản vệ sau tiêm

Cơ thể có thể phản ứng phản vệ trực tiếp với một số loại thuốc sau tiêm. Do đó, trước khi tiêm, người bệnh cần được bác sĩ thăm khám lâm sàng với các tiền sử dị ứng, phản ứng sốc phản vệ sau tiêm (nếu đã có). Sau tiêm cần được tiến hành theo dõi để nhận định tình trạng.

Các phản ứng sốc phản vệ sau tiêm tĩnh mạch có thể được xác định như:

  • Xuất hiện ban sẩn, mẩn ngứa trên da.

  • Có thể có triệu chứng khó thở nếu phù thanh quản.

  • Mạch nhanh, huyết áp tụt.

  • Có thể hôn mê, mất ý thức.

  • Nếu không được cấp cứu kịp thời thì có thể nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về tiêm tĩnh mạch giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về kỹ thuật tiêm tĩnh mạch. Để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra khi tiêm, bạn nên ưu tiên lựa chọn các địa chỉ, cơ sở y tế uy tín để thực hiện. Trong đó, bạn có thể lựa chọn tiêm chủng tại Hệ thống Y tế MEDLATEC để được trải nghiệm dịch vụ an toàn - nhanh chóng, tiện lợi, đảm bảo mọi yêu cầu về quy trình, chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Quý khách vui lòng liên hệ theo hotline của bệnh viện theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ, tư vấn sức khỏe hoặc đặt lịch khám nhanh chóng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.