Các tin tức tại MEDlatec

Tìm hiểu nhịp tim bình thường - khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Ngày 05/09/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Trong tất cả các buổi khám sức khỏe, trước khi kiểm tra kỹ càng, bác sĩ sẽ tiến hành đo nhịp tim của bệnh nhân. Vậy bạn có biết đối với người bình thường chỉ số này là bao nhiêu hay không? Ngoài ra, khi tim đập quá nhanh hay quá chậm, chúng ta cũng cần theo dõi sát sao và nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe. 

1. Những điều bạn cần biết về nhịp tim

Thực sự, đây là vấn đề đáng được quan tâm bởi vì chúng phản ánh tình trạng sức khỏe của mỗi người. Theo đó, nhịp tim được xác định dựa vào số lần tim thực hiện co bóp trong vòng 60 giây. Chúng ta luôn cố gắng duy trì chỉ số này ở mức ổn định để tránh những tác động xấu có thể xảy ra đối với sức khỏe.

Ngay ở những người bình thường, nhịp đập của tim trong một phút cũng có thể thay đổi. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng, làm thay đổi chỉ số này đó là: trạng thái của mỗi người, bạn đang vận động hay đang nghỉ ngơi, tâm trạng của họ, độ tuổi,… Vì vậy, chúng ta cần lưu ý và theo dõi sự biến đổi này nhé!

Trong vòng đời mỗi người, trái tim có thể đập khoảng 3000 triệu lần.

Khi nghiên cứu về vấn đề này, bạn cũng không thể bỏ qua việc tìm hiểu về chu kỳ của tim. Đây là khái niệm có liên quan mật thiết tới nhịp đập tim trong một phút. Cụ thể, tim đập theo một chu kỳ nhất định, chúng là những chu kỳ riêng lẻ, độc lập với nhau.

Người ta thường xác định một chu kì tim là một khoảng thời gian đầu tiếng tim này tới đầu tiếng tim kế tiếp. Các số liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong vòng đời của mỗi người, trái tim sẽ đập khoảng 3.000 triệu lần, đây thực sự là con số khổng lồ.

2. Nhịp tim của người bình thường là bao nhiêu?

Nhìn chung, nhịp tim không phản ánh hoàn toàn về tình trạng sức khỏe của chúng ta, mặc dù chỉ số này ổn định nhưng không thể đảm bảo sức khỏe đang tốt nhất. Tuy nhiên, việc theo dõi chỉ số trên vẫn rất quan trọng, đó có thể là dấu hiệu sớm để phát hiện các vấn đề bạn đang gặp phải.

Với người trưởng thành, nhịp tim dao động từ 60 - 100 lần/ phút.

Trong đó, số lần tim đập trong một phút thường có sự khác biệt đối với người lớn và trẻ nhỏ. Chính vì thế, bạn nên xác định mình là đối tượng nào và chỉ số nhịp đập của tim bao nhiêu là ổn định?

Nếu là người trưởng thành với sức khỏe bình thường, chỉ số này có thể rơi vào khoảng 60 - 100 lần/phút. Tùy vào thể trạng, tuổi tác và một số yếu tố khác, chỉ số trên sẽ thay đổi ít nhiều, song bạn không cần quá lo lắng.

Trong khi đó, nhịp đập tim của các em bé, trẻ nhỏ thường cao hơn so với người lớn. Nguyên nhân là do các bé còn khá hiếu động, nghịch ngợm cho nên chỉ số này có thể cao hơn hẳn. Một số nghiên cứu cho rằng nếu bé thường xuyên vận động mạnh, chỉ số đo được khoảng 200 lần/ phút.

3. Cách xác định nhịp tim của mình

Có thể nói, việc xác định nhịp đập của tim là vô cùng quan trọng và cần thiết, vì thế mọi người nên chủ động theo dõi chỉ số này. Một vấn đề được rất nhiều bạn quan tâm đó là làm thế nào để xác định nhịp tim của mình?

Cách đơn giản và thường được áp dụng nhiều nhất đó là theo dõi nhịp mạch đập trong vòng một phút. Chúng ta chỉ cần áp hai ngón tay vào động mạch nằm ở cổ tay hay dưới hàm để xác định. Nhìn chung đây là cách để xác định nhịp mạch, song nhịp mạch với nhịp đập của mình thường không chênh lệch quá nhiều. Đó là lý do vì sao người ta hay áp dụng cách làm trên, các bạn không nên nhầm lẫn giữa hai nhịp này.

Bạn có thể dùng dụng cụ nghe tim chuyên dụng để đo nhịp tim.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng các dụng cụ chuyên dụng để phục vụ việc theo dõi nhịp đập của tim. Dụng cụ nghe tim hoặc đo điện tâm đồ là hai sản phẩm được sử dụng phổ biến để đo chỉ số này.

Hy vọng rằng với những gợi ý trên đây, các bạn có thể chủ động xác định và theo dõi nhịp đập tim của mình và sớm phát hiện ra các vấn đề sức khỏe đang gặp phải.

4. Nhịp tim thay đổi bất thường

Không phải lúc nào nhịp tim cũng duy trì ở ngưỡng ổn định, nếu tim bỗng nhiên đập nhanh hay chậm hơn bình thường, bạn cần theo dõi và đi khám bác sĩ sớm. Đó có thể là tín hiệu thông báo sức khỏe của chúng ta đang gặp vấn đề.

Như đã phân tích ở trên, chỉ số này thường thay đổi nếu như bạn vận động mạnh, tình trạng tâm lý biến động, ví dụ như: xúc động mạnh, trầm cảm hoặc căng thẳng, hồi hộp,… Tuy nhiên, vấn đề này cũng có thể là dấu hiệu thông báo bạn đang mắc một số vấn đề về tim mạch. Trong đó, chúng ta có thể kể tới bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, huyết áp thấp hoặc tiểu đường,…

Bệnh tim bẩm sinh, huyết áp thấp và tiểu đường có thể gây rối loạn nhịp đập của tim.

Thông thường, bệnh nhân sẽ thấy một vài triệu chứng đặc trưng như khó thở, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt. Đặc biệt, họ có thể cảm nhận rất rõ ràng tim đập mạnh và hồi hộp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh phải đối mặt với tình trạng ngất, ngưng tim, suy tim hoặc nghiêm trọng hơn là đột quỵ. Chính vì thế, chúng ta không thể chủ quan trước tình trạng kể trên.

Tốt nhất, khi phát hiện nhịp đập của tim thay đổi bất thường, chúng ta nên tới các cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời, tránh những rủi ro xấu có thể xảy ra.

5. Duy trì nhịp tim ổn định bằng cách nào?

Việc bảo vệ sức khỏe tim mạch là điều chúng ta không nên bỏ qua, vậy chúng ta nên làm gì để duy trì nhịp tim cũng như sức khỏe ổn định? Cách đơn giản và đem lại hiệu quả cao đó là xây dựng lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Thực sự, lối sống có ảnh hưởng không nhỏ tới tim mạch, đặc biệt những thói quen xấu thường đe dọa sức khỏe của chúng ta. Đầu tiên, bạn nên giữ tâm lý ổn định, tránh căng thẳng, áp lực hoặc xúc động mạnh. Bởi vì điều này có thể tác động khiến tim đập mạnh hơn.

Việc sử dụng các chất kích thích như nicotin cũng là nguyên nhân gây rối loạn nhịp đập tim. Để bảo vệ sức khỏe của bạn và những người xung quanh, hãy hạn chế hút thuốc lá bạn nhé!

Chúng ta nên hạn chế sử dụng thuốc lá để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Nếu muốn tim mạch luôn khỏe mạnh, chúng ta đừng quên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Trong đó, thực phẩm giàu chất khoáng, vitamin và chất xơ góp phần duy trì nhịp tim ổn định. Ngoài ra, bạn nên đảm bảo cân nặng vừa phải, tránh tình trạng béo phì, thừa cân.

Không thể phủ nhận rằng sức khỏe tim mạch đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới hoạt động sống của chúng ta. Chính vì điều này, bạn cần có những kiến thức cơ bản để chăm sóc và duy trì nhịp tim ở mức ổn định. Trong đó, những thói quen lành mạnh và chế độ dinh dưỡng phù hợp có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.