Các tin tức tại MEDlatec
Trái dừa có tác dụng gì?
Key: Trái dừa
Tít: Trái dừa có tác dụng gì?
Trái dừa đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Nước dừa thơm mát, phần cùi dừa vừa bùi, vừa ngọt, do đó loại thực phẩm được rất nhiều người yêu thích. Dưới đây là những công dụng của trái dừa và một số lưu ý khi ăn loại quả này.
1. Trái dừa có tác dụng gì?
Trái dừa gồm có nước dừa và cùi dừa. Trong đó, cả nước dừa và cùi dừa đều có hương vị rất thơm ngon và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Quả dừa rất thơm ngon và nhiều dinh dưỡng
1.1. Nước dừa
Nước dừa trong suốt, có vị ngọt và rất ít calo. Loại nước uống này còn có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, cùng với một số hợp chất sinh học và các enzyme,... Lượng nước trong một quả dừa có thể từ 200 đến 1000ml nước tùy vào từng loại. Dưới đây là một số tác dụng của nước dừa:
- Nước dừa non có acid amin L-arginine tự do: Có tác dụng giảm các gốc tự do. Ngoài ra, nước dừa còn có chứa nhiều vitamin C có tác dụng giảm oxy hóa lipid trong cơ thể.
- Góp phần kiểm soát đường huyết: Những thành phần trong nước dừa có thể góp phần ổn định đường huyết. Bên cạnh đó, nước dừa còn có chứa nhiều magie, có tác dụng làm tăng nhạy cảm với insulin, rất tốt cho người bị tiểu đường.
- Phòng ngừa sỏi thận: Nước dừa có tác dụng làm giảm sự hình thành các tinh thể calci và oxalat… từ đó ngăn ngừa hình thành sỏi thận khá hiệu quả.
Nước dừa ngọt và rất dễ uống
- Rất tốt cho tim mạch: L-arginine, vitamin C, kali, canxi và các chất khoáng khác trong nước dừa có thể góp phần làm giảm lượng cholesterol, triglycerid,... từ đó giảm nguy cơ hình thành những mảng xơ vữa. Hơn nữa, nước dừa còn chứa cytokinin – là hợp chất có tác dụng phòng ngừa hình thành cục máu đông gây tắc mạch máu, ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...
- Bổ sung nước và điện giải: Nước dừa có chứa nhiều glucose, chất khoáng và các chất điện giải, do đó điều trị tình trạng mất nước rất hiệu quả.
- Tăng cường chuyển hóa: Những dưỡng chất trong nước dừa như các loại vitamin nhóm B, vitamin C, các enzyme và các khoáng chất (đồng, mangan) có tác dụng tăng cường hoạt động chuyển hóa chất béo, protein, đường và giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Nước dừa có chứa nhiều vitamin B9, rất tốt cho mẹ bầu và trẻ nhỏ.
1.2. Cùi dừa
Cùi dừa hay còn gọi là phần thịt dừa, có chứa nhiều năng lượng:
- Acid béo bão hòa trong cùi dừa có thể làm tăng hàm lượng HDL-cholesterol tốt trong máu.
- Không chỉ cung cấp nhiều chất khoáng và vitamin như nước dừa, phần cùi dừa còn cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin E, vitamin K và selen.
- Rất tốt cho tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân: Vì có chứa nhiều chất béo nên cùi dừa có tác dụng giúp cơ thể hấp thu tốt hơn các loại vitamin tan trong dầu, đặc biệt là vitamin A, D, E, K. Không những vậy, cùi dừa có chứa rất nhiều chất xơ rất tốt cho tiêu hóa, phòng tránh nguy cơ táo bón, giúp cơ thể có cảm giác no lâu hơn, từ đó có thể hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
- Hỗ trợ khả năng miễn dịch: Acid lauric, acid capric,... có trong cùi dừa có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả, từ đó giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể trở nên mạnh mẽ hơn.
- Cùi dừa chứa acid lauric, có tác dụng ngăn ngừa tình trạng suy giảm trí nhớ, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
2. Những lưu ý khi sử dụng trái dừa
Trái dừa có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể khi ăn loại quả này:
Người trường thành chỉ nên uống 1 đến 2 quả dừa/ngày
- Những lưu ý khi uống nước dừa:
+ Không nên lạm dụng nước dừa: Dù nước dừa mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tuy nhiên, không nên uống quá nhiều để gây ra những hậu quả không đáng có.
+ So với nước dừa già, nước dừa non thường có chứa ít đường hơn và không làm tăng đường huyết và phòng tránh nguy cơ thừa cân.
+ Người trường thành chỉ nên uống 1 đến 2 quả dừa/ngày. Không nên uống quá nhiều trong một thời gian dài để tránh tình trạng rối loạn điện giải và gây ảnh hưởng đến chức năng của cơ.
+ Người bị huyết áp thấp, người vừa phẫu thuật, người mắc bệnh thận, kali máu,... cũng nên cẩn trọng khi uống nước dừa. Có thể tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi uống nước dừa.
+ Nước dừa có chứa nhiều dưỡng chất và giúp tăng cường hệ miễn dịch nên cũng rất tốt cho trẻ và các bà mẹ đang cho con bú. Tuy nhiên, trẻ dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng duy nhất và quan trọng nhất.
+ Đối với trẻ lớn hơn, khi cho uống nước dừa mẹ nên cho con uống với một lượng nhỏ. Sau đó, theo dõi xem con có phản ứng gì bất thường hay không. Nếu không, cha mẹ có thể bổ sung nước dừa vào chế độ ăn dặm của trẻ. Mẹ không nên để trẻ uống quá nhiều nước dừa. Trẻ cần được bổ sung đa dạng dưỡng chất để đảm bảo phát triển toàn diện.
Không nên ăn quá nhiều cùi dừa
- Một số lưu ý khi ăn cùi dừa
+ Cùi dừa mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều. Nếu bạn thường xuyên ăn cùi dừa, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ bị thừa cân, béo phì hay một số loại bệnh chuyển hóa khác. Hơn nữa, khi ăn cùi dừa thường xuyên, bạn sẽ nạp vào cơ thể quá nhiều chất xơ và chất béo, dẫn đến đầy bụng, cảm giác rất khó chịu, mệt mỏi.
+ Bạn chỉ nên ăn cùi dừa khoảng 1 đến 2 lần trong một tuần.
+ Những trường hợp như mẹ bầu, người đang bị suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém, tiểu đường, mắc bệnh tim mạch, bị béo phì, rối loạn mỡ máu thì nên hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này.
Hi vọng rằng, những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về một số công dụng của trái dừa đối với sức khỏe. Bên cạnh đó, đừng quên những lưu ý khi ăn uống nước dừa và ăn cùi dừa để có thể nhận được tối đa những giá trị dinh dưỡng từ loại quả này. Đồng thời, hạn chế được những nguy cơ, rủi ro sức khỏe không đáng có.
BS Vân đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!