Các tin tức tại MEDlatec
Trước khi tiêm HPV cần làm gì và những lưu ý không thể bỏ qua
- 06/11/2021 | Tại sao tôi đã tiêm HPV nhưng vẫn mắc sùi mào gà?
- 05/11/2024 | Tiêm HPV: “Bỏ túi” những thông tin quan trọng để phòng ngừa virus hiệu quả
- 18/11/2024 | Tiêm HPV bao nhiêu mũi là đủ? Những lưu ý quan trọng khi tiêm
1. Trước khi tiêm HPV cần làm gì?
Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung cũng như một số loại ung thư khác, việc tiêm vắc xin HPV được đánh giá cao về tính hiệu quả và an toàn. Để đảm bảo vắc xin phát huy tối đa tác dụng, bạn cần chuẩn bị một số điều trước khi tiêm.
Lựa chọn cơ sở y tế uy tín
Nên cân nhắc lựa chọn các địa chỉ tiêm chủng có giấy phép hoạt động và đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp để tiêm vắc xin HPV.
Tìm hiểu thông tin về vắc xin
Có nhiều loại vắc xin HPV khác nhau, mỗi loại có những đặc tính riêng. Trước khi thực hiện tiêm cần có sự tư vấn của bác sĩ về loại vắc xin phù hợp;
- Tìm hiểu kỹ về lợi ích của vắc xin trong việc phòng bệnh và các tác dụng phụ có thể xảy ra;
- Tìm hiểu về lịch tiêm và số liều cần tiêm được quy định trong phác đồ.
Tìm hiểu thông tin về các loại vắc xin HPV trước khi thực hiện tiêm
Kiểm tra sức khỏe:
- Trước khi tiêm, bạn cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân, các bệnh đang mắc phải, tiền sử dị ứng và các loại thuốc đang sử dụng;
- Thông qua quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn và xem bạn có đủ điều kiện để tiêm vắc xin hay không.
Một số lưu ý khác:
- Ăn uống và ngủ đủ giấc trước khi tiêm;
- Lựa chọn trang phục phù hợp để nhân viên y tế dễ thao tác trong quá trình tiêm;
- Mang theo sổ hoặc phiếu tiêm chủng cá nhân (nếu có).
2. Sau khi tiêm HPV nên làm gì?
Sau khi tiêm vắc xin HPV, để đảm bảo vắc xin phát huy hiệu quả tốt nhất và cơ thể phục hồi nhanh chóng, bạn nên thực hiện một số điều sau:
Ngay sau khi tiêm:
- Theo dõi phản ứng: Theo doi tại địa điểm tiêm chủng khoảng 15 - 30 phút để nhân viên y tế theo dõi các phản ứng dị ứng có thể xảy ra như khó thở, vã mồ hôi, ban đỏ, ngứa, tim đập nhanh, chóng mặt, buồn nôn...;
- Ưu tiên việc nghỉ ngơi: Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế vận động mạnh sau khi tiêm.
Theo dõi chặt chẽ phản ứng sau tiêm
Trong những ngày tiếp theo:
- Theo dõi vị trí tiêm: Có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh xung quanh vị trí tiêm với mục đích giảm sưng và đau;
- Uống thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau có thể được sử dụng trong trường hợp đau nhức quá mức, tuy nhiên, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ;
- Ăn uống đầy đủ: Duy trì chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên các loại rau xanh, trái cây để tăng cường sức đề kháng;
- Hạn chế vận động mạnh: Hạn chế các hoạt động đòi hỏi cao về thể lực trong khoảng thời gian đầu sau tiêm.
Những lưu ý khác:
- Tiêm đủ liều: Tiêm đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả của vắc xin;
- Khám lại: Sau khi hoàn thành lịch tiêm, nên đi khám lại để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe và đánh giá hiệu quả của vắc xin;
- Kết hợp các biện pháp phòng ngừa: Duy trì lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn và đi khám phụ khoa định kỳ.
3. Những thắc mắc phổ biến trong quá trình thực hiện tiêm vắc xin HPV
Việc tiêm vắc xin HPV là một quyết định quan trọng để bảo vệ sức khỏe sinh sản. Hiểu rõ về quá trình tiêm chủng và những thắc mắc thường gặp sẽ giúp bạn tự tin hơn. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp nhất khi tiêm vắc xin HPV:
Ai nên tiêm vắc xin HPV?
- Độ tuổi: Thông thường, vắc xin HPV được khuyến cáo tiêm cho trẻ em từ 9 - 45 tuổi nhưng tốt nhất nên tiêm ở lứa tuổi nhỏ hoặc trước khi bắt đầu có quan hệ tình dục;
- Giới tính: Cả nam và nữ đều nên tiêm vắc xin HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư dương vật và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
Đối tượng nên thực hiện tiêm vắc xin HPV bao gồm cả nam và nữ
Tiêm vắc xin HPV có đau không?
Cũng như các loại vắc xin khác, khi tiêm HPV bạn có thể cảm thấy đau nhức nhẹ tại vị trí tiêm và thường sẽ hết sau vài ngày.
Vắc xin HPV có tác dụng phụ không?
Các tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc xin HPV có thể gặp bao gồm:
- Vị trí tiêm xuất hiện tình trạng đau, sưng, đỏ;
- Mệt mỏi;
- Đau đầu;
- Sốt;
- Buồn nôn;
- Ớn lạnh.
Tiêm vắc xin HPV rồi có cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa khác không?
Mặc dù tiêm vắc xin HPV là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả các bệnh liên quan đến virus HPV, nhưng nó không phải là "lá chắn" bảo vệ hoàn toàn. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, bạn vẫn nên kết hợp tiêm vắc xin với các biện pháp phòng ngừa khác.
Một trong những biện pháp phòng ngừa hiệu quả đó chính là việc thực hiện thăm khám định kỳ và xét nghiệm HPV (đối với nữ giới), giúp phát hiện kịp thời sự hiện diện của virus trong cơ thể, từ đó có biện pháp điều trị hiệu quả.
Nếu chị em phụ nữ đang cân nhắc lựa chọn cơ sở y tế uy tín đáp ứng việc thăm khám và thực hiện xét nghiệm HPV uy tín thì không nên bỏ qua ưu đãi do Hệ thống Y tế MEDLATEC triển khai. Theo đó, từ nay đến hết 31/12/2024, MEDLATEC giảm 10% chi phí xét nghiệm HPV tự lấy mẫu tại nhà, áp dụng trên phạm vi toàn quốc.
Xét nghiệm HPV tự lấy mẫu tại nhà mang nhiều ưu điểm vượt trội
Như vậy, thắc mắc trước khi tiêm HPV cần làm gì đã được giải đáp chi tiết và cụ thể. Cùng với đó là những thông tin quan trọng cần lưu ý khi thực hiện tiêm vắc xin HPV. Người dân có nhu cầu thực hiện tiêm chủng hoặc thăm khám các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!