Các tin tức tại MEDlatec

Uống nhiều nước có tốt cho thận và cách uống nước đúng

Ngày 24/05/2021
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Thực tế hẳn bạn đọc nghe không ít lời khuyên sức khỏe là nên uống nhiều nước mỗi ngày để cơ thể được thải lọc tốt hơn. Tuy nhiên uống nhiều nước có tốt cho thận không? Uống nước nhiều ở mức nào và như thế nào có thể gây hại đến thận. Cùng MEDLATEC tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của việc bổ sung nước với hoạt động của cơ quan này.

1. Thắc mắc thường gặp: Uống nhiều nước có tốt cho thận?

Cơ thể con người mỗi ngày cần một lượng nước bổ sung nhất định để đảm bảo cho hoạt động trao đổi chất, làm mát cơ thể cũng như thải lọc chất độc ra ngoài. Theo nghiên cứu khoa học, một ngày một người bình thường nên bổ sung từ 1,5 - 2 lít nước, không bao gồm cả các loại chất lỏng khác. Một số đối tượng đặc biệt như vận động viên thể dục, người làm việc lao động quá sức, làm việc ngoài trời nắng nóng,… nên uống lượng nước lớn hơn theo tình trạng tiêu hao nước.

Cơ thể người cần bổ sung nước mỗi ngày

Vậy uống nhiều nước có tốt cho thận không? Uống đủ nước tốt cho hoạt động của cơ thể song uống quá nhiều nước lại trở thành gánh nặng cho thận.

Dưới đây là những đối tượng có thể nạp quá nhiều nước, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

Trẻ sơ sinh

Trẻ em có tỷ lệ phần trăm nước so với trọng lượng cơ thể cao nhất, chiếm 75%. Tỷ lệ này giảm dần theo tuổi. Ở nam giới trưởng thành, nước chiếm 60%; còn ở nữ giới, tỷ lệ này là 55%.

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị ngộ độc nước

Vận động viên chuyên nghiệp hoặc luyện tập quá mức

Các đối tượng này phải vận động mạnh và liên tục trong thời gian dài, dễ bị hạ natri máu đi kèm với quá tải nước, tình trạng này sẽ gây mất cân bằng điện giải nghiêm trọng.

Người giảm cân, ăn kiêng không đúng cách

Nhiều quan niệm cho rằng, uống nhiều nước giúp bớt cảm giác đói, rất tốt cho người đang cần giảm cân, giảm mỡ.

Như vậy, việc tiêu thụ quá nhiều nước cũng sẽ gây ảnh hưởng tới cơ thể, đặc biệt là tăng gánh nặng cho thận. Do đó, bạn hãy bổ sung lượng nước hàng ngày theo khuyến cáo.

2. Làm gì khi bạn bị quá tải nước?

Trước hết cần nhận biết sớm tình trạng quá tải nước của bản thân để ngừng uống thêm nước ngay lập tức cũng như áp dụng các biện pháp cần thiết. Cơ thể có khả năng chịu đựng nhất định với lượng nước được bổ sung nhiều hơn bình thường, song khi quá giới hạn chịu đựng, thận sẽ làm việc quá sức khiến chúng tổn thương, sưng phồng hoặc viêm cấp tính. Đi kèm với đó là tình trạng phù nề não, tăng áp lực nội sọ dẫn tới đau nhức đầu.

Ngoài ra, khi uống quá nhiều nước, nồng độ natri và kali hòa tan trong máu giảm dẫn đến ảnh hưởng tới nhiều chức năng cơ quan trong cơ thể. Triệu chứng đầu tiên thường là mệt mỏi, chuột rút cơ, buồn nôn, phù,… Nghiêm trọng hơn có thể xảy ra tình trạng suy tim sung huyết, tổn thương thần kinh dẫn đến co giật, ảo giác, buồn ngủ sâu và kéo dài, tê liệt một phần,… Mặc dù hiếm gặp song nếu biến chứng của ngộ độc nước không được can thiệp, bệnh nhân có thể hôn mê, tử vong nhanh chóng.

Thuốc lợi tiểu được sử dụng để cơ thể thải nước nhanh hơn

Bệnh nhân bị ngộ độc nước đầu tiên không được phép tiếp tục nạp thêm nước vào cơ thể. Sau đó cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để loại bỏ nước dư thừa, chủ yếu là dùng thuốc lợi tiểu để tăng cường đi tiểu.

Dựa trên tổn thương do ngộ độc nước gây ra, bác sĩ sẽ xem xét điều trị khắc phục tổn thương, ưu tiên ở các cơ quan quan trọng như suy giảm chức năng tim và thận.

Nếu xảy ra tình trạng mất cân bằng nước và điện giải nghiêm trọng, cần điều chỉnh ngay lập tức bằng bổ sung dung dịch muối ưu trương. Theo dõi tình trạng bệnh sẽ cần được thực hiện cho đến khi cơ thể người bệnh lấy lại được cân bằng điện giải, tổn thương được khắc phục.

3. Hướng dẫn uống nước tốt cho thận từ chuyên gia

Trước tiên cần biết rằng, cơ thể cần cung cấp 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày, với người lao động nặng có thể bổ sung nhiều hơn đến 2,5 lít nước. Song cần lưu ý:

3.1. Cách uống nước tốt cho thận

Cùng một lượng nước bổ sung song nếu uống theo cách sau, không chỉ tốt cho thận mà sức khỏe của bạn cũng được cải thiện:

Uống từng ngụm nhỏ

Bạn nên uống mỗi lần khoảng 50ml. Cần thực hiện như vậy là do cần chờ cơ thể phát ra tín hiệu cho khu trung tâm khát, cơ thể đồng thời nhận biết được nước đang đi vào. Khi có sự chuẩn bị sẵn sàng, cơ thể sẽ dễ dàng hấp thu được hoàn toàn lượng nước.

Nên uống nước từng ngụm nhỏ

Ngoài ra, cách uống từng ngụm nhỏ cũng giúp giảm tải cho thận khi phải đồng thời lọc cùng lúc quá nhiều.

Uống nước ấm

Thay vì nước lạnh, các chuyên gia luôn khuyên chúng ta nên uống ly nước ấm, nó không chỉ giúp làm sạch, làm dịu và ngăn ngừa bệnh về đường hô hấp mà còn hỗ trợ nhu động ruột, thúc đẩy tiêu hóa. Từ đó việc tuần hoàn máu trong cơ thể và đến thận sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Không nên chờ khát mới uống nước

Nên uống nước liên tục với lượng nhỏ thay vì chờ khi cơ thể tiêu hao lượng nước quá lớn, gây cảm giác khát mãnh liệt mới uống. Thực tế cảm giác khát không quá rõ ràng, cơ thể có thể đang mất nước mà bạn không biết.

3.2. Nên uống nước gì tốt cho thận?

Nước lọc bình thường vẫn là lựa chọn tốt nhất, song với bệnh nhân gặp vấn đề về thận, nên ưu tiên các loại thức uống tốt hoặc nước lọc thay vì nước ngọt hay nước có ga. Trong đó, nước ép hoa quả cũng là lựa chọn rất tốt để bổ sung nước cho cơ thể, tiêu biểu như: nước ép dâu tây, nước ép dưa hấu, nước ép táo,…

Những thức uống này rất giàu Vitamin và khoáng chất, có thể bổ sung như bữa ăn phụ hoặc thay thế một phần cho nước lọc để kích thích cảm giác ngon miệng.

Nước hoa quả có thể thay thế một phần cho nước lọc

Hi vọng những chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc uống nhiều nước có tốt cho thận không? Nên uống với lượng nước vừa đủ và đúng cách, chắc chắn thận của bạn sẽ hoạt động tốt hơn.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.