Các tin tức tại MEDlatec
Vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý
- 30/11/2023 | Ký sinh trùng làm tổ trên da người gồm những loại nào?
- 01/04/2024 | Bị nấm trên da mặt do đâu, xử trí bằng cách nào?
- 31/03/2024 | Vết loang trắng trên da: nguyên nhân và phương pháp điều trị
1. Vết bầm tím trên da xuất hiện do đâu?
Chắc hẳn bạn đã không ít lần vô tình phát hiện những vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân từ đâu và có từ khi nào. Vết bầm tím thường là kết quả của chấn thương do tác động vật lý nhẹ hoặc mạch máu bị vỡ khiến hồng cầu thoát ra ngoài, thoái hóa tạo nên những mảng bầm đen hoặc xanh, vàng trên da. Tình trạng này còn được gọi là xuất huyết trên da.
Nếu bạn bị té ngã hay va đập,… có thể dẫn đến những vết bầm trên da
Với những vết bầm tím do chấn thương vật lý nhẹ như va đập, tai nạn,… thì không cần quá lo ngại vì sau 1 đến vài tuần sẽ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu bạn chắc chắn bản thân không có va đập, té ngã hay vận động mạnh cũng như bất kỳ loại thuốc nào hoặc thậm chí là ngủ dậy thấy xuất hiện vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý.
Tiểu đường
Hệ tuần hoàn có thể bị ảnh hưởng khi mắc bệnh tiểu đường. Khi hàm lượng đường huyết tăng cao, mạch máu, da và hệ thần kinh suy yếu gây ra những mảng bầm tím trên da. Do đó, nếu bạn xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân đi kèm với một số biểu hiện khác như khát nước nhiều, mệt mỏi, thị lực giảm,… thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.
Ung thư máu
Bạn tuyệt đối không được chủ quan nếu cơ thể xuất hiện những mảng bầm tím bất thường không rõ nguyên nhân vì đôi khi đó chính là triệu chứng của ung thư máu. Ngoài tình trạng xuất hiện vết bầm trên da thì người bị ung thư máu còn có những biểu hiện gồm:
- Sốt cao liên tục trong nhiều ngày.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Đổ mồ hôi vào ban đêm gây khó chịu, rối loạn giấc ngủ.
- Cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, sụt cân nhanh trong thời gian ngắn.
Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng trên thì bạn cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán bệnh và lên phương án điều trị kịp thời.
Da bị bầm không rõ nguyên nhân đôi khi là dấu hiệu cảnh báo ung thư máu
Rối loạn đông máu
Có 2 loại rối loạn động máu là bẩm sinh và mắc phải do ngộ độc hoặc cơ thể tiếp xúc với hóa chất độc hại, thuốc nam không rõ nguồn gốc,… Những trường hợp này, số lượng và chức năng tiểu cầu giảm dẫn đến xuất huyết trên da. Nếu người bệnh không được phát hiện và can thiệp điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tủy, teo cơ, cứng khớp,…
Bệnh bạch cầu
Sự hiện diện quá nhiều của bạch cầu trong máu sẽ lấn át hồng cầu và tiểu cầu. Khi đó, các tế bào này hoạt động khó khăn và yếu hơn bình thường gây ra những mảng bầm tím trên da.
Nguyên nhân khác
Vết bầm tím còn có thể xảy ra do những nguyên nhân khác như:
- Thiếu vitamin: Khi cơ thể thiếu một số loại vitamin như vitamin K, C, B12, P,… sẽ khiến mạch máu yếu, dễ vỡ dẫn đến những mảng bầm tím.
- Thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, giảm đau, thuốc sắt, chống viêm,… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bầm tím.
- Rối loạn nội tiết tố: Nữ giới ở các giai đoạn mang thai hoặc mãn kinh, cơ thể thiếu hụt estrogen làm suy yếu mạch máu dẫn đến xuất hiện các vết bầm tím, phổ biến nhất là ở chân.
Tác dụng của một số loại thuốc có thể là nguyên nhân dẫn đến vết bầm trên da
2. Làm gì khi cơ thể xuất hiện những vết bầm tím?
Nếu phát hiện cơ thể có những vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân ở mức độ nhẹ thì bạn có thể áp dụng những biện pháp:
- Chườm lạnh trên vùng da có mảng bầm trong thời gian 48 giờ đầu kể từ thời điểm da có vết bầm tím. Lưu ý không chườm nóng hoặc ấm, mỗi lần chườm lạnh chỉ nên tối đa trong thời gian 20 phút và không để đá tiếp xúc trực tiếp với da.
- Nếu vết bầm tím xuất hiện ở tay hoặc chân, hãy nâng chân hoặc tay lên cao trong 24 giờ đầu.
- Nếu vết bầm có tình trạng sưng tấy và gây đau, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau paracetamol. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cũng như bôi đắp bất kỳ sản phẩm hay bài thuốc dân gian nào lên vết bầm mà chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, cân đối, phù hợp với thể trạng, đặc biệt là tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin.
- Tập thể dục đều đặn cũng là cách giúp hệ tuần hoàn hoạt động hiệu quả, máu lưu thông tốt, các vết bầm cũng sớm biến mất hơn.
- Thăm khám định kỳ cũng là cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho chính mình và ngăn ngừa sự xuất hiện của các vết bầm tím bất thường trên da.
Nếu những vết bầm tím trên da không rõ nguyên nhân xuất hiện ngày càng nhiều hoặc nốt cũ không có dấu hiệu mờ đi mà lan rộng hơn thì bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt.
Hiện nay, các đơn vị thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ mà bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn để thăm khám và điều trị các vấn đề sức khỏe. MEDLATEC đã có thâm niên hoạt động trong lĩnh vực y tế gần 30 năm, sở hữu đội ngũ y bác sĩ là những người có chuyên môn cao, tay nghề giỏi, luôn tận tâm với công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Bên cạnh đó, để phục vụ công tác khám, chữa bệnh tốt nhất, MEDLATEC luôn chú trọng đầu tư hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển. Ngoài ra, Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế, sở hữu hệ thống máy móc tự động hóa hoàn toàn mang lại các kết quả kiểm tra sức khỏe chính xác trong thời gian nhanh chóng.
Hệ thống Y tế MEDLATEC – Nơi bạn có thể đặt trọn niềm tin sức khỏe
Để đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến tổng đài của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 sẽ có nhân viên hệ thống tiếp nhận và hướng dẫn chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!