Các tin tức tại MEDlatec
Viêm cơ tim cấp ở trẻ: nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
- 17/02/2022 | 5 điều bạn nên nhớ về bệnh thiếu máu cơ tim
- 24/08/2021 | Ghi nhớ ngay dấu hiệu nhồi máu cơ tim để tránh xa cửa tử
- 21/08/2021 | Những ai có nguy cơ mắc bệnh cơ tim hạn chế?
1. Viêm cơ tim cấp ở trẻ thường gặp vì sao?
Viêm cơ tim cấp là tình trạng tế bào cơ tim bị viêm hoặc hoại tử, ly giải do tổn thương, nhiễm độc hoặc nhiễm trùng trước sự tấn công của siêu virus. Viêm cơ tim là bệnh nguy hiểm với tình trạng hoại tử cơ tim dẫn đến giãn mạch, co bóp yếu, suy tim hoặc thậm chí đột tử khi tim ngừng hoặc hoạt động quá yếu.
Trẻ nhỏ tuổi là đối tượng dễ bị viêm cơ tim cấp do sức đề kháng yếu, siêu virus dễ vượt qua hàng rào miễn dịch tấn công vào cơ tim. Đặc biệt những trẻ nhỏ, sức khỏe yếu, bệnh có thể tiến triển rất nhanh dẫn đến biến chứng nặng, nguy cơ tử vong khá cao. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm và can thiệp đúng cách, có thể chữa khỏi bệnh và ít để lại di chứng.
Tuy nhiên hầu hết trẻ nhỏ bị viêm cơ tim cấp đều gặp di chứng rối loạn nhịp tim, dễ bị suy tim khi trưởng thành. Điều nguy hiểm của căn bệnh này là triệu chứng ban đầu khá giống với cảm ốm thông thường, mơ hồ và khó phát hiện. Đến khi trẻ có dấu hiệu rõ ràng thì bệnh đã rất nghiêm trọng, không ít trường hợp nhập viện trong triệu chứng thở yếu, suy hô hấp, trụy mạch, toàn thân tím tái, sốc tim,... Tiên lượng cho các trường hợp này rất xấu, trẻ có thể tử vong sớm trong vài giờ.
Nguyên nhân gây viêm cơ tim cấp ở trẻ nhỏ chủ yếu do siêu virus, phổ biến là enterovirus, adenovirus hay echovirus. Ngoài ra, các loại virus sởi, quai bị, covid-19,... cũng có thể gây biến chứng viêm cơ tim cấp.
2. Dấu hiệu điển hình nhận biết viêm cơ tim cấp ở trẻ
Nhận biết dấu hiệu viêm cơ tim cấp ở trẻ như sau:
2.1. Dấu hiệu toàn thân
Với trẻ sơ sinh còn đang bú sữa mẹ, viêm cơ tim cấp do virus thường gây triệu chứng cấp tính nặng và diễn biến bệnh nhanh. Với trẻ từ 2 - 5 tuổi thì triệu chứng có nhẹ hơn, song vẫn khó phát hiện do dấu hiệu mờ nhạt dễ gây nhầm lẫn.
Nhìn chung khá khó để phát hiện dấu hiệu toàn thân khi trẻ mắc viêm cơ tim cấp, hơn nữa dấu hiệu ở mỗi trẻ là khác nhau. Triệu chứng chỉ đơn thuần là trẻ quấy khóc, rên rỉ, ngủ mê mê, không chịu bú, khó để đánh thức trẻ,...
Trẻ lớn hơn hoặc đến độ tuổi thanh thiếu niên, triệu chứng viêm cơ tim cấp đa dạng hơn song khá giống như bệnh viêm đường hô hấp như: sốt, ho, thở khò khè, khó thở, sổ mũi,... Một số trẻ còn gặp phải triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: nôn, buồn nôn, tiêu chảy,...
Triệu chứng viêm cơ tim cấp ở trẻ thường không rõ ràng
Đến khi virus phá hoại lượng lớn tế bào cơ tim, triệu chứng toàn thân nặng xuất hiện cho thấy bệnh đang tiến triển nhanh và nguy hiểm. Cụ thể bao gồm:
-
Sốt cao đến 39 - 41 độ C.
-
Da và môi tím tái.
-
Cơ thể mệt mỏi, mất năng lượng, khó thở, thở dốc, thở nhanh, thở nặng nhọc.
-
Các chi lạnh.
-
Mạch đập nhẹ hoặc không thể bắt mạch được.
-
Đau nhức cơ khớp.
2.2. Dấu hiệu tim mạch
Viêm cơ tim cấp với những tổn thương ở tế bào cơ tim, ảnh hưởng đến hoạt động co bóp và gây ra các dấu hiệu bất thường sau:
-
Nghe thấy nhịp tim nhanh nhưng mạch yếu, huyết áp thấp (nhất là huyết áp tâm trương).
-
Nghe tiếng tim: tiếng tim nghe mờ, có thể chỉ nghe mờ ở tiếng thứ nhất hoặc nghe mờ ở cả hai tiếng.
-
Xuất hiện dấu hiệu đau tức vùng ngực, đánh trống ngực, tim hồi hộp không rõ nguyên do.
-
Xuất hiện tình trạng khó thở cả khi làm việc lẫn khi nghỉ ngơi.
-
Viêm cơ tim lan rộng dẫn đến suy tim.
-
Hở van 2 lá cơ năng, buồng thất trái giãn nên nghe thấy tiếng thổi ở tâm thu.
Các dấu hiệu viêm cơ tim cấp trên rất khó để phát hiện ở giai đoạn sớm nếu không thăm khám tỉ mỉ với phương pháp xét nghiệm hiện đại kết hợp cùng siêu âm tim. Do vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa với bác sĩ giàu kinh nghiệm để chẩn đoán chính xác sớm, tránh điều trị sai hướng không hiệu quả.
3. Phòng ngừa viêm cơ tim cấp ở trẻ như thế nào
Để phòng ngừa viêm cơ tim cấp ở trẻ cũng như những biến chứng nguy hiểm, cha mẹ cần chú ý tăng cường miễn dịch, bảo vệ trẻ hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh từ môi trường. Dưới đây là những điều cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ nhỏ:
3.1. Cho trẻ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng
Với trẻ sơ sinh, nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu tiên, sau đó kết hợp với ăn dặm trong 18 tháng tiếp theo. Trẻ được bú sữa mẹ sẽ có miễn dịch tốt hơn và nguy cơ mắc bệnh cũng thấp hơn.
Với trẻ lớn hơn, chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần chú ý cung cấp đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là vitamin và khoáng chất giúp trẻ khỏe mạnh, sức đề kháng tốt.
3.2. Hạn chế trẻ tiếp xúc với người bệnh
Trẻ nên tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người có triệu chứng mắc các bệnh như: rubella, quai bị, cảm cúm,... Điều này khiến tác nhân gây bệnh không xâm nhập được vào cơ thể trẻ để gây viêm cơ tim cấp cũng như các bệnh truyền nhiễm khác.
3.3. Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ
Trẻ nhỏ nên được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus hoặc vi khuẩn như: cúm, quai bị, bạch hầu, rubella,...
3.4. Hướng dẫn trẻ thói quen rửa tay, vệ sinh thân thể sạch sẽ
Nên dạy cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa lây nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh.
Viêm cơ tim cấp ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm, triệu chứng bệnh mờ nhạt và tiến triển bệnh nhanh. Do vậy khi trẻ có dấu hiệu bệnh, cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!