Các tin tức tại MEDlatec
D-Dimer chẩn đoán bệnh lý huyết khối và những điều nên biết
Xét nghiệm D-Dimer chẩn đoán bệnh lý huyết khối và những điều nên biết
D-Dimer là xét nghiệm có vai trò quan trọng đối với xác định bệnh lý huyết khối. Độ nhạy của xét nghiệm tương đối cao nên khi được kết hợp cùng với một số chẩn đoán cận lâm sàng khác, bác sĩ sẽ có căn cứ để tầm soát bệnh, đưa ra phương án điều trị tốt nhất. Cùng MEDLATEC tìm hiểu sâu hơn về xét nghiệm này trong nội dung được đề cập sau đây.
1. Khái niệm D-Dimer và xét nghiệm D-Dimer
Khi có hiện tượng chảy máu xảy ra ở bất cứ vùng nào của cơ thể, cục máu đông sẽ hình thành để hạn chế máu chảy và cầm máu. Các Fibrin - sợi protein được tạo ra từ quá trình này, chúng có sự liên kết chéo và kết hợp với tiểu cầu để hình thành cục máu đông bít lại vị trí tổn thương, ngăn chặn tình trạng chảy máu cho đến khi vết thương lành hoàn toàn.
Sự hiện diện của D-Dimer cho thấy nguy cơ hình thành cục máu đông bên trong cơ thể
Khi vết thương đã lành, cơ thể sử dụng enzyme plasmin để phá vỡ cục máu đông và để lại một số chất trong máu (các đoạn protein) bao gồm cả D-Dimer. Điều đó có nghĩa là, quá trình phá hủy cục máu đông sẽ tạo ra D-Dimer. Sự xuất hiện của D-Dimer cho thấy trong hệ tuần hoàn có sự tồn tại của Fibrin. Tuy nhiên, D-Dimer có khả năng tự biến mất vào một khoảng thời gian sau đó.
Xét nghiệm D-Dimer là phương pháp được thực hiện để kiểm tra nồng độ D-Dimer trong máu. Đặc biệt, định lượng D-Dimer cho phép xác định có hay không sự có mặt của huyết khối trong máu. Nếu kết quả xét nghiệm D-Dimer tăng thì đây là dấu hiệu cảnh báo có cục máu đông trong cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
2. Mục đích và trường hợp cần xét nghiệm D-Dimer
2.1. Mục đích xét nghiệm D-Dimer
Xét nghiệm D-Dimer được thực hiện nhằm xác định tình trạng rối loạn đông máu, trong các trường hợp:
- Bệnh lý huyết khối
90% bệnh nhân mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu và 95% bệnh nhân tắc mạch phổi có kết quả xét nghiệm D-Dimer tăng.
- Tăng đông máu
Người bị bại liệt cần làm xét nghiệm D-Dimer để dự phòng nguy cơ đông máu gây biến chứng. Kết quả xét nghiệm là căn cứ xác định huyết khối.
- Theo dõi bệnh lý huyết khối
Chỉ số D-Dimer ở bệnh nhân mắc bệnh lý huyết khối nếu trở về ngưỡng bình thường sẽ cho thấy hiệu quả điều trị. Trường hợp trong thời gian theo dõi, nếu thấy lại D-Dimer thì khả năng tái phát bệnh tương đối cao.
Ngoài ra, đây còn là xét nghiệm giúp chẩn đoán sự có mặt của khối tĩnh mạch và hiện tượng đông máu rải rác ở lòng mạch.
Mô phỏng sự hình thành D-Dimer
2.2. Ai nên làm xét nghiệm D-Dimer
Những trường hợp sau được khuyến nghị nên thực hiện xét nghiệm D-Dimer vì nguy cơ tồn tại cục máu đông cao: - Người mắc bệnh miễn dịch.
- Người bị hội chứng kháng phospholipid.
- Mới vừa trải qua đại phẫu.
- Bị chấn thương nghiêm trọng.
- Ngồi hoặc nằm một chỗ với khoảng thời gian dài.
- Phụ nữ mới sinh hoặc đang mang bầu.
- Người mắc bệnh ung thư.
Trường hợp cần kiểm tra đông máu nội mạch lan tỏa cũng có thể được bác sĩ chỉ định xét nghiệm D-Dimer. Đây là tình trạng hình thành cục máu đông ở các mạch máu nhỏ gây nguy hiểm đến sự sống. Ngoài ra, bệnh nhân đang điều trị đông máu nội mạch lan tỏa nếu kết quả xét nghiệm D-Dimer giảm thì đây là tín hiệu tích cực của quá trình điều trị.
3. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm D-Dimer
3.1. Trường hợp kết quả xét nghiệm D-Dimer âm tính
Nếu xét nghiệm D-Dimer cho kết quả âm tính tức là không có huyết khối hình thành trong cơ thể. Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý huyết khối nhưng kết quả xét nghiệm âm tính, bác sĩ sẽ chỉ định thêm xét nghiệm để có đủ căn cứ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.
3.2. Trường hợp kết quả xét nghiệm D-Dimer dương tính
Đối với trường hợp xét nghiệm D-Dimer cho kết quả dương tính tức là bên trong cơ thể đã tồn tại cục máu đông, bệnh lý về gan, nhiễm trùng máu hoặc ung thư. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng có thể nhận kết quả dương tính.
Cần lưu ý rằng, kết quả xét nghiệm D-Dimer dương tính chỉ phản ánh nguy cơ cao với bệnh huyết khối chứ chưa phải là chẩn đoán xác định và xét nghiệm này cũng không chỉ ra được vị trí của cục máu đông. Vì thế, bác sĩ sẽ dựa trên từng trường hợp cụ thể để đưa ra chỉ định xét nghiệm phù hợp giúp xác định chính xác tình trạng bệnh lý.
Trung tâm Xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế của MEDLATEC
4. Kỹ thuật thực hiện và lưu ý khi xét nghiệm D-Dimer
4.1. Kỹ thuật thực hiện xét nghiệm D-Dimer
- Xét nghiệm D-Dimer ngưng tập trên Latex
Chỉ khi tồn tại nhiều cục máu đông thì xét nghiệm mới dương tính. Vì thế, độ nhạy của kỹ thuật xét nghiệm D-Dimer ngưng tập trên Latex không cao, chủ yếu chỉ dùng để chẩn đoán đông máu rải rác ở lòng mạch.
- Xét nghiệm D-dimer máu siêu nhạy
Đây là phương pháp đo độ đục miễn dịch hoặc ELISA để xác định nồng độ D-Dimer máu. Xét nghiệm bằng kỹ thuật này có khả năng phát hiện chính xác dù chỉ là một cục máu đông nhỏ nên có độ nhạy cao.
4.2. Một số lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm D-Dimer
Để đảm bảo nhận được kết quả xét nghiệm D-Dimer chính xác, người bệnh cần lưu ý: - Nhịn tối thiểu 8 giờ trước khi lấy máu làm xét nghiệm.
- Dừng sử dụng các loại thuốc chống đông máu, thuốc bổ sung sắt.
- Thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và nhân viên phòng xét nghiệm.
Để đảm bảo tính chính xác của xét nghiệm này, người bệnh cần lưu ý thực hiện tại cơ sở y tế uy tín với bác sĩ chuyên môn giỏi và hệ thống thiết bị y tế tiên tiến.
Hệ thống Y tế MEDLATEC với Trung tâm Xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế là yếu tố đảm bảo độ tin cậy về tính chính xác của kết quả xét nghiệm D-Dimer nhận được. Dựa trên kết quả này, bác sĩ sẽ có tư vấn phù hợp để khách hàng có được kết quả đánh giá toàn diện về nguy cơ bệnh lý mắc phải.
Quý khách hàng có nhu cầu kiểm tra bệnh lý huyết khối, xác nhận tình trạng đông máu có thể liên hệ đặt lịch dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
BS Chỉnh đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!