Các tin tức tại MEDlatec
Xét nghiệm sinh thiết là gì? Có những loại xét nghiệm sinh thiết nào?
Xét nghiệm sinh thiết là gì? Có những loại xét nghiệm sinh thiết nào?
Sinh thiết là một trong những thủ thuật y khoa phổ biến hiện nay giúp phát hiện ung thư và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác với độ chính xác cao. Vậy xét nghiệm sinh thiết là gì? Có những loại nào? Quy trình thực hiện chuẩn y khoa ra sao?
1. Xét nghiệm sinh thiết là gì?
Xét nghiệm sinh thiết là thủ thuật lấy mẫu mô trên cơ thể như da, nội tạng hoặc bất kỳ cấu trúc nào để tiến hành quan sát, đánh giá dưới kính hiển vi. Thông qua những đặc điểm mô bào, bác sĩ có thể phát hiện những vấn đề bất thường về cấu trúc hoặc chức năng, tình trạng sưng, phù nề tại các hạch, vú,… Hầu hết những trường hợp bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm sinh thiết để chẩn đoán ung thư, viêm nhiễm hoặc nhiều bệnh lý khác khi chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Bên cạnh đó, xét nghiệm sinh thiết còn có tác dụng:
● Chẩn đoán, xác định và theo dõi quá trình tiến triển của bệnh.
● Xác định và tiên lượng mức độ ảnh hưởng của bệnh đến tình trạng sức khỏe.
● Căn cứ để xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp và hiệu quả cho từng bệnh nhân.
● Xác định khối u lành tính hay ác tính với độ chính xác cao.
Sinh thiết thường được tiến hành để xác định tế bào ung thư hoặc bệnh lý khác
2. Các loại sinh thiết hiện nay
Xét nghiệm sinh thiết có nhiều loại khác nhau với những ưu nhược điểm nhất định bao gồm:
Sinh thiết kim
Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng kim đâm xuyên qua da đến các cơ quan nội tạng hoặc tổ chức dưới da như gan, thận, tuyến giáp,… để lấy mẫu xét nghiệm. Sinh thiết kim được chia thành các loại:
● Sinh thiết kim lõi: Kim được sử dụng cỡ trung hoặc lớn.
● Sinh thiết kim nhỏ: Kim được sử dụng cỡ nhỏ, được gắn với ống tiêm để rút dịch lỏng hoặc mô bào.
● Sinh thiết tựa trục: Áp dụng với những trường hợp không thể sờ nén mà chỉ quan sát được qua X - quang, CT hoặc MRI.
● Sinh thiết hỗ trợ chân không: Phương pháp này tránh được tình trạng để lại sẹo sau khi mổ, thường áp dụng trong xét nghiệm vú.
Sinh thiết da
Sinh thiết da thường áp dụng với những trường hợp bệnh nhân xuất hiện ban hoặc tổn thương không đáp ứng với một phác đồ điều trị nào đó nhưng chưa xác định được nguyên nhân. Bác sĩ sẽ dùng dao hoặc dụng cụ đặt biệt bấm một lỗ nhỏ qua các lớp da lấy mẫu da xét nghiệm sau khi đã gây tê cục bộ.
Sinh thiết lấy mẫu da bằng dụng cụ bấm chuyên dụng
Sinh thiết nội soi
Sinh thiết nội soi nhằm mục đích tiếp cận với các mô bào ở sâu bên trong cơ thể như bàng quang, đại tràng, phổi,… Bác sĩ sẽ tiến hành tạo một vết rạch nhỏ trên da hoặc thông qua miệng, mũi, niệu đạo,… để quan sát các bộ phận bên trong cơ thể.
Sinh thiết cắt bỏ
Sau khi tiến hành thu thập mẫu mô bào để quan sát và trả kết quả trong vài phút. Nếu xuất hiện bất thường như hình thành khối polyp,… bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ để tránh những biến chứng gây ảnh hưởng sức khỏe bệnh nhân.
Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉnh định thực hiện phương pháp sinh thiết thích hợp nhằm để đảm bảo đạt hiệu quả tối đa từ đó đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và lên phương án điều trị tốt nhất.
Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp sinh thiết phù hợp
3. Quy trình xét nghiệm sinh thiết chuẩn y khoa hiện nay
Sau khi hiểu xét nghiệm sinh thiết là gì, không ít người tò mò quy trình thực hiện phương pháp này diễn ra như thế nào. Các bước tiến hành xét nghiệm sinh thiết sẽ diễn ra theo trình tự như sau:
Chuẩn bị
Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát để đánh giá tình trạng sức khỏe, kiểm tra các dấu hiệu bất thường và sắp xếp lịch sinh thiết cũng như chỉ định phương pháp xét nghiệm phù hợp. Bệnh nhân sẽ được căn dặn nhịn đói tối thiểu 2 tiếng trước khi tiến hành và nhập viện để thực hiện các kiểm tra khác như xét nghiệm máu nhằm đánh giá nguy cơ dị ứng với chất được sử dụng trong quá trình sinh thiết.
Thực hiện
Sau khi bệnh nhân và ekip thực hiện đã sẵn sàng, bác sĩ tiến hành gây tê cục bộ, toàn thân hoặc ngoài da tùy theo phương pháp sinh thiết. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành thu thập mẫu, quá trình này thường diễn ra vài phút đến vài giờ tùy trường hợp. Mẫu bệnh phẩm sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích, nếu mẫu còn thừa có thể tiến hành lưu trữ phục vụ cho những kiểm tra sau.
Sau khi thực hiện
Sau khi sinh thiết xong, người bệnh cần ở lại viện để bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu bệnh nhân cảm thấy đau đớn ở vị trí sinh thiết sẽ có thể sử dụng thuốc giảm đau. Một số trường hợp, bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra xem có bị xuất huyết nội tạng hay không.
Trường hợp bệnh nhân ổn định và tình trạng sức khỏe không có dấu hiệu bất thường sau vài giờ sinh thiết thì có thể xuất viện và sinh hoạt bình thường.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề xét nghiệm sinh thiết là gì. Hiện nay, xét nghiệm sinh thiết là phương pháp phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị, vật tư y tế hỗ trợ hiện đại,…
Do đó, để đảm bảo an toàn và tránh những biến chứng có thể xảy ra, bạn cần lựa chọn đơn vị thực hiện xét nghiệm sinh thiết uy tín. Ngoài ra, việc lựa chọn địa chỉ uy tín để tiến hành sinh thiết vừa đảm bảo độ an toàn cho bản thân vừa yên tâm về chi phí xét nghiệm.
Hiện nay, các đơn vị thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ mà nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn thực hiện xét nghiệm. MEDLATEC sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế với hai chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP, đảm bảo cho kết quả nhanh chóng, chính xác. Bên cạnh đó, hệ thống còn có đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm và luôn tận tâm với nghề, tận tình với từng khách hàng.
MEDLATEC là địa chỉ xét nghiệm và thăm khám sức khỏe uy tín hiện nay
Để đặt lịch xét nghiệm hoặc tư vấn sức khỏe, quý khách hàng hãy liên hệ ngay 1900 565656 sẽ có nhân viên của MEDLATEC tư vấn hoàn toàn miễn phí.
BS Chỉnh đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!