Tin tức

Các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản và những vấn đề nên lưu tâm

Ngày 16/10/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp kiểm tra sức khỏe thường quy không thể bỏ qua. Dựa vào các chỉ số xét nghiệm máu, bác sĩ có thể đánh giá tổng quát sức khỏe, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ. Bài viết sau đây xin chia sẻ đến bạn ý nghĩa của một số chỉ số cơ bản trong xét nghiệm máu.

1. Khi nào nên tiến hành xét nghiệm máu?

Xét nghiệm máu nên được thực hiện định kỳ để kiểm tra các vấn đề bệnh lý tiềm ẩn. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng cần được thực hiện ngay đối với các trường hợp đang trong giai đoạn theo dõi bệnh lý mạn tính hoặc có triệu chứng bất thường về sức khỏe như:

- Mệt mỏi kéo dài, mất cân bằng thể chất.

- Khó thở, đau ngực hoặc có triệu chứng nghi ngờ bệnh lý tim mạch.

Khách hàng xét nghiệm máu khi kiểm tra sức khỏe tại MEDLATEC

Khách hàng xét nghiệm máu khi kiểm tra sức khỏe tại MEDLATEC

2. Vai trò của các chỉ số xét nghiệm máu trong chẩn đoán và can thiệp y khoa

Xét nghiệm máu thường được lấy mẫu máu từ tĩnh mạch để phân tích các thành phần trong máu. Các chỉ số xét nghiệm máu cho biết:

- Số lượng và tình trạng của các tế bào máu.

- Hoạt động chức năng của hệ cơ quan.

- Đánh giá nhiễm trùng, thiếu máu và các vấn đề liên quan.

Kết quả của các chỉ số xét nghiệm máu giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe để có hướng điều trị tối ưu với từng bệnh nhân. 

Thông qua các chỉ số này, bác sĩ sẽ:

- Chẩn đoán bệnh lý huyết học.

- Theo dõi tiến triển điều trị và điều chỉnh phác đồ khi cần thiết.

- Đưa ra các chỉ dẫn về dinh dưỡng, luyện tập và lối sống nhằm cải thiện sức khỏe.

3. Tìm hiểu về các chỉ số xét nghiệm máu thông dụng nhất

3.1. Chỉ số huyết học

Các chỉ số huyết học liên quan đến số lượng và chất lượng của các tế bào máu như:

- RBC 

RBC là chỉ số hồng cầu trong máu. Hồng cầu là tế bào vận chuyển oxy từ phổi đi tới các mô. 

Giá trị bình thường của chỉ số RBC trong máu: 

+ Nữ giới: 3.9 - 5.03 T/L.

+ Nam giới: 4.32-5.72 T/L.

RBC thấp có thể phản ánh thiếu máu. RBC cao có thể xuất phát từ bệnh lý ở phổi hoặc tim mạch.

- WBC 

Đây là chỉ số phản ánh số lượng bạch cầu trong máu. Bạch cầu đảm nhận nhiều vụ chống lại nhiễm trùng. Chỉ số WBC được xem là bình thường khi ở trong khoảng 3.5 - 10.5 G/L. WBC tăng có thể là dấu hiệu bệnh lý về máu hoặc tình trạng viêm.

- Hemoglobin 

Hemoglobin là protein trong hồng cầu có chức năng mang oxy. Mức Hb thấp cảnh báo thiếu máu.

Giá trị bình thường của chỉ số Hemoglobin như sau:

+ Nữ giới: 12.5 - 15.5 g/dL.

+ Nam giới: 13.5 - 17.5 g/dL.

- Hematocrit

Trong các chỉ số xét nghiệm máu thì HCT Hematocrit là chỉ số đo lường tỷ lệ phần trăm của hồng cầu trong máu. 

Chỉ số Hemoglobin có giá trị ở ngưỡng bình thường:

+ Nữ giới: 37 - 42%.

+ Nam giới: 42 - 47%.

Giá trị HCT thấp có thể là dấu hiệu thiếu máu.

Hình ảnh minh họa về các thành phần có trong máu, là một trong các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản

Hình ảnh minh họa về các thành phần có trong máu, là một trong các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản

3.2. Chỉ số sinh hóa máu

Các chỉ số sinh hóa máu giúp đánh giá chức năng hệ cơ quan và mức độ chuyển hóa chất trong cơ thể.

- Glucose

Đây là chỉ số đo lượng đường trong máu, giúp chẩn đoán và đánh giá bệnh tiểu đường. Giá trị bình thường sau khi nhịn ăn 8 giờ trong khoảng: 3.9 - 5.6 mmol/L.

- Creatinine

Trong các chỉ số xét nghiệm máu thì Creatinin là chất thải do cơ tạo ra, được đào thải qua thận. 

Chỉ số Creatinin bình thường:

+ Nữ giới: 44 - 97 µmol/l.

+ Nam giới: 53 - 106 µmol/l.

Mức creatinine cao có thể xuất phát từ vấn đề về hoạt động chức năng thận.

- Ure

Ure là sản phẩm thải từ quá trình phân giải protein.Giá trị ure máu bình thường: 2.5 - 7.5 mmol/l. Định lượng ure máu cao có thể cho thấy suy giảm chức năng thận.

- Cholesterol

Cholesterol được chia thành hai loại: LDL (cholesterol xấu) và HDL (cholesterol tốt). Chỉ số cholesterol có giá trị bình thường như sau:

+ Cholesterol toàn phần: < 200 mg/dL(< 5.2 mmol/dL).

+ LDL - Cholesterol < 130 mg/dL (< 3.3 mmol/dL).

+ HDL - Cholesterol < 50 mg/dL(> 1.3 mmol/dL).

Mức cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

3.3. Chỉ số chức năng gan

- AST 

AST là enzyme có nhiều trong gan, cơ tim và cơ xương. AST có trong máu khi tế bào bị tổn thương. 

Chỉ số AST trong máu có giá trị bình thường khi:

+ Nữ giới: 9 - 32 đơn vị/lít (< 35 U / L).

+ Nam giới: 10 - 40 đơn vị/lít (< 50 U/L).

AST tăng cao thường cho thấy viêm gan, gan nhiễm mỡ hoặc tổn thương cơ tim.

- ALT 

ALT cũng là enzyme thường tìm thấy ở trong gan. Chỉ số AST trong máu bình thường trong khoảng: 10 - 37 U/L. Tăng ALT có thể cảnh báo tổn thương gan.

- Bilirubin

Bilirubin là kết quả từ sự phân hủy hồng cầu già. Chỉ số Bilirubin này bình thường với người trưởng thành khi:
+ Bilirubin toàn phần: 0.2 - 1.0 mg/dL (3.4 - 17.1 mol/L).

+ Bilirubin trực tiếp: 0 - 0.4 mg/dL (0 - 7 mol/L).

+ Bilirubin gián tiếp: 0.1 - 1.0 mg/dL (1 - 17 mol/L).

Bilirubin tăng cao gây vàng da và là dấu hiệu cho thấy bệnh lý về gan.

Xét nghiệm ALT cung cấp chỉ số phản ánh chức năng gan

Xét nghiệm ALT cung cấp chỉ số phản ánh chức năng gan

3.4. Chỉ số điện giải 

Khoáng chất điện giải rất cần để ổn định hoạt động của các cơ quan. Các chỉ số xét nghiệm máu giúp đánh giá chất điện giải như:

- Na+ (Natri)

Natri là khoáng chất duy trì cân bằng nước và điện giải trong cơ thể. Bình thường, Na+ trong khoảng 135 - 145 mEq/L. Nồng độ natri bất thường phản ánh vấn đề về thần kinh và tuần hoàn.

- K+ (Kali)

Kali tham gia vào quá trình hoạt động của tim và cơ. Chỉ số K+ bình thường trong khoảng 3.5 - 5 mmol/l. Khi xem xét các chỉ số xét nghiệm máu, nếu phát hiện thiếu hụt hoặc dư thừa kali thì đây có thể là nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim.

- Ca++ (Canxi)

Canxi là khoáng chất cần thiết cho xương, răng và sự co giãn cơ. Canxi huyết thanh nằm trong khoảng tham chiếu bình thường như sau:

+ Canxi toàn phần: 2.1 - 2.6 mmol/L.

+ Canxi ion hóa: 1.15 - 1.3 mmol/L.

Nồng độ canxi máu bất thường có thể ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh và cơ.

Xét nghiệm máu là công cụ cần thiết để phát hiện và phòng ngừa nhiều bệnh lý. Việc thực hiện xét nghiệm máu định kỳ và hiểu rõ ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản sẽ giúp bạn nắm bắt được hiện trạng sức khỏe của chính mình.

Những khoảng tham chiếu được nêu trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Tùy vào hệ thống máy móc, thời điểm xét nghiệm, nghiên cứu,... mà khoảng này có thể thay đổi. Khoảng tham chiếu thường được thể hiện cùng kết quả xét nghiệm.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, đặt lịch xét nghiệm máu tận nơi cùng Hệ thống Y tế MEDLATEC hãy liên hệ Hotline 1900 56 56 56 để được hướng dẫn chi tiết.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ