Tin tức

Hậu bối là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào?

Ngày 25/03/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Hậu bối không đơn giản như các trường hợp mụn bọc thông thường. Đây là những tổn thương sâu trên da và nhiều người bệnh cần được tiểu phẫu để điều trị bệnh triệt để. Vậy hậu bối là gì và bệnh nguy hiểm như thế nào?

1. Hậu bối là gì?

Hậu bối không phải bệnh hiếm gặp nhưng rất ít người có hiểu rõ “hậu bối là gì”. Bệnh là tình trạng nhiều nhọt đỏ gắn kết với nhau ở dưới da, gây sưng và khiến bệnh nhân rất đau. Thậm chí, nhóm nhọt này còn có chứa mủ và có nguy cơ gây hoại tử các tổ chức dưới da.

Hậu bối là những tổn thương sâu trong da

Hậu bối là những tổn thương sâu trong da

Vị trí xuất hiện các nhóm nhọt này thường ở phía sau của cơ thể như lưng, mông, chân,… Đó cũng chính là lý do dân gian đặt tên bệnh là hậu bối, cụ thể “hậu” nghĩa là phía sau, “bối” mang ý nghĩa là u nhọt.

Khi nhóm nhọt này bị vỡ mủ, nó sẽ để lại tình trạng lỗ chỗ trên da giống như tổ ong hoặc gương sen đã được lấy hết hạt. Do đó, nhiều người Việt còn gọi căn bệnh này là “nhọt tổ ong”, “nhọt gương sen”.

2. Những nguyên nhân nào gây ra bệnh hậu bối?

Hậu bối thường do vi khuẩn Staphylococcus aureus tấn công vào nang lông và gây ra nhọt và viêm nhiễm. Các trường hợp dễ bị vi khuẩn này tấn công là người có vùng da hoại tử, da bị tổn thương hay lớp da chết chưa được loại bỏ. Bên cạnh đó, một số bộ phận ẩm ướt cũng là những môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh, chẳng hạn như vùng mũi, miệng, họng, nách,…

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như:

- Các trường hợp vệ sinh cá nhân không thường xuyên và không đúng cách.

- Người mắc bệnh tiểu đường.

- Người có hệ miễn dịch kém.

- Thường xuyên bị viêm da.

- Bệnh nhân mắc thận, gan.

- Người cao tuổi.

- Thường xuyên cạo râu hoặc thực hiện những hành động có thể gây thương tổn cho da.

3. Hậu bối gây ra những triệu chứng gì?

- Ban đầu, bệnh gây ra những mảng mụn có nhiều kích thước khác nhau, có thể có đường kính từ 5 đến 20cm. Kèm theo đó là tình trạng đỏ, sưng tấy và có nhiều nốt gồ cao hẳn so với bề mặt da và khiến người bệnh bị đau nhức, đặc biệt là khi nhọt xuất hiện ở vị trí vành tai, mũi.

Bệnh hậu bối do vi khuẩn gây ra

Bệnh hậu bối do vi khuẩn gây ra

- Khoảng 2 đến 3 ngày sau, những tổn thương này bắt đầu lan rộng và xuất hiện mủ bên trong hoặc tạo thành những ổ áp xe, có ngòi mủ màu vàng hoặc trắng ở giữa ổ. Khi những ổ mủ này vỡ ra, dịch mủ bên trong sẽ bị chảy ra ngoài và gây hoại tử dưới da, tạo ra những vết thương rất sâu.

- Một số trường hợp bệnh nhân còn có thể bị sốt, cơ thể mệt mỏi.

Các chuyên gia khuyên rằng, bệnh nhân nên đi khám sớm, nếu xuất hiện các triệu chứng như sau:

- Xuất hiện nhiều vị trí trên da bị hậu bối vào cùng một thời điểm.

- Nghi ngờ có những đám hậu bối trên vùng da mặt.

- Da người bệnh xấu đi rõ rệt, kèm theo cảm giác vô cùng đau đớn.

- Bị sốt do nhọt.

- Xuất hiện những tổn thương trên da nhưng sau 2 tuần, những triệu chứng này vẫn không hề thuyên giảm mà còn tiến triển nặng hơn.

4. Bệnh hậu bối nguy hiểm như thế nào?

Ngoài thắc mắc “hậu bối là gì”, một vấn đề khác cũng được nhiều người quan tâm đó là “hậu bối nguy hiểm như thế nào”.

Ngay từ khi xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ bệnh, bạn nên đi khám để được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được xử trí kịp thời, những đám nhọt này có thể dẫn tới nhiễm trùng máu, thậm chí gây tử vong. Những người có sức đề kháng kém hoặc gặp phải một số vấn đề về chuyển hóa như bệnh tiểu đường,… là những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.

Hậu bối gây nhiễm trùng máu

Hậu bối gây nhiễm trùng máu

Bệnh hậu bối có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:

- Nhiễm trùng máu, dễ gặp ở các trường hợp suy dinh dưỡng. Nếu không được cấp cứu sớm, người bệnh có thể tử vong. Những biểu hiện nhiễm trùng máu bao gồm: sốt cao, ớn lạnh, tăng nhịp tim,…

Bệnh nhân tiểu đường dễ gặp phải biến chứng khi bị bệnh hậu bối

Bệnh nhân tiểu đường dễ gặp phải biến chứng khi bị bệnh hậu bối

- Những trường hợp bị nhọt ở môi trên có nguy cơ bị viêm tĩnh mạch xoang hang.

- Bên cạnh đó, khi vi khuẩn xâm nhập vào một số bộ phận trong cơ thể như phổi, tim, hệ thần kinh trung ương,… có thể gây nhiễm trùng cho các cơ quan này.

5. Phương pháp điều trị bệnh hậu bối

Theo các chuyên gia, căn bệnh này không hề đơn giản như những trường hợp viêm da, mụn nhọt thông thường mà cần đến sự can thiệp điều trị của các bác sĩ chuyên khoa. Với những nhọt nông, người bệnh chỉ cần trích lấy mủ. Nhưng với những đám hậu bối, bác sĩ có thể phẫu thuật mới có thể đảm bảo lấy hết được các tổ chức hoại tử ở sâu dưới da, khi đó, người bệnh mới có thể khỏi bệnh hoàn toàn.

Nên đi khám sớm để được điều trị hậu bối kịp thời

Nên đi khám sớm để được điều trị hậu bối kịp thời

Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được kết hợp điều trị với một số phương pháp khác như:

- Điều trị bằng thuốc kháng sinh.

- Các loại thuốc giảm đau.

- Vệ sinh sạch sẽ vết thương mỗi ngày.

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

- Không nên sờ, kích thích hoặc tự bóp nhọt để tránh nguy cơ biến chứng và hình thành sẹo tại vị trí da bị tổn thương.

- Thay băng gạc thường xuyên sau phẫu thuật.

- Nếu vô tình chạm vào nhọt, bạn cần phải rửa tay thận kỹ.

- Nên thường xuyên giặt quần áo, khăn tắm và khăn trải giường, nhất là khi những đồ này bị chạm vào nhọt.

- Không nên dùng chung quần áo và giường hay một số vật dụng cá nhân để tránh tình trạng lây lan cho bệnh.

Hậu bối là bệnh nguy hiểm không thể tự khỏi mà cần được điều trị chuyên sâu. Với những trường hợp có mủ, bệnh nhân không nên chủ quan mà cần nhập viện sớm để được phẫu thuật điều trị kịp thời và phòng tránh những hậu quả đáng tiếc.

Để được tìm hiểu thêm về căn bệnh này hoặc có những triệu chứng bất thường trên da, mời quý khách hàng liên hệ đến Chuyên khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.