Tin tức
Tránh nhần lẫn giữa bệnh viêm não và bệnh viêm màng não
Ảnh minh họa
Theo thống kê, cứ khoảng 100.000 người thì có 5 người mắc bệnh, bên cạnh đó không phải ai tiếp xúc với tác nhân gây bệnh đều mắc bệnh. Tuy vậy, cũng không nên chủ quan, mọi người cần phân biệt rõ khái niệm bệnh để có phương án phòng trừ và điều trị thích hợp.
Bệnh viêm não
Viêm não cấp là bệnh nhiễm trùng não do virut tấn công trực tiếp vào mô não. Bệnh viêm não thường gặp là viêm não Nhật Bản do virut viêm não Nhật Bản lây qua trung gian muỗi chích, và viêm não do virut đường ruột lây qua đường ăn uống hay lây qua đường hô hấp như herpes virut. Nguy hiểm hơn là enterovirus 71, loại virut gây ra bệnh tay chân miệng.
Ảnh minh họa
Bệnh viêm não cấp thường gặp ở trẻ em ở độ tuổi dưới 15 tuổi. Tuổi mắc của viêm não nhật bản thường là từ 3 đến 8 tuổi, còn do virut đường ruột (enterovirus) thường là trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh thường mắc vào mùa nắng nóng, khi mà sức của cơ thể yếu.
Trẻ mắc bệnh viêm não cấp ở thể nhẹ, ban đầu thường có triệu chứng sốt cao, đau đầu, nôn trớ, bỏ ăn có thể kèm ho, tiêu chảy. Sau 1 - 2 ngày, bệnh nặng, xuất hiện diễn biến xấu như co giật và hôn mê và có thể tử vong rất nhanh nếu không điều trị kịp thời.
Nếu được phát hiện sớm khoảng 50 % trẻ có thể lành bệnh mà không có di chứng.
Bệnh viêm màng não
Viêm màng não là bệnh thường do vi trùng tấn công vào màng bao quanh não và khi nặng sẽ ảnh hưởng tới não bộ. Viêm màng não còn gọi là bệnh nhiễm trùng huyết bệnh do vi trùng não mô cầu hay do vi trùng HIB gây ra. Đây là những loại vi trùng thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi.
Triệu trứng ban đầu của bệnh viêm màng não cũng rất giống với bệnh viêm não ở điểm trẻ thường sốt cao, nhức đầu, nôn trớ… thế nên ngay cả những người có chuyên môn cũng dễ bị nhẫm lần, chỉ có làm xét nghiệm chọc hút dịch não tủy mới xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh.
Vì vậy, để phát hiện sớm bệnh tốt nhất là các bậc phụ huynh nên theo dõi sát sao khi thấy trẻ có triệu chứng sốt cao mà không rõ nguyên nhân, nôn ói, đau đầu… đến ngày thứ 3 mà không đỡ, hay nếu phát hiện thấy ở lòng bàn tay, bàn chân trẻ xuất hiện bóng nước hay các chấm xuất huyết hoại tử thì phải khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và xử lý kịp thời.
Để phòng bệnh, cha mẹ cần đưa con đi tiêm văc-xin phòng bệnh đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đảm bảo vệ sinh- an toàn thực phẩm. Ngoài ra, tránh để cho trẻ bị muỗi đốt bằng các phương pháp đơn giản như bôi thuốc, phun thuốc định kì, vệ sinh nhà cửa…
Nguồn: doanhnghiepvn.vn
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!